PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.3. Kết quả thực nghiệm
3.3.1. Phân tích định lượng
Trong năm học 2021 – 2022 tôi được phân công giảng dạy môn Toán tại hai lớp 10D và 10A1, cả hai lớp này chất lượng môn Toán gần như tương đương nhau. Tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở lớp 10A1 và tiến hành kiểm tra để kiểm chứng hiệu quả của sáng kiến này, kết quả thu được thống kê ở bảng sau:
Phần phương trình bậc hai một ẩn Điểm Lớp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số bài Thực nghiệm 10A1 0 0 0 0 0 0 5 5 8 15 7 40 Đối chứng 10D 0 0 0 0 6 7 7 12 7 1 0 40 Phân tích số liệu:
+ Lớp thực nghiệm: loại kém 0%, loại yếu 0%, trung bình 12,5%, loại khá 12,5%, loại giỏi 75%.
+ Lớp đối chứng: loại kém 0%, loại yếu 15%, trung bình 35%, loại khá 30%, loại giỏi 20%.
Qua số liệu thống kê ta thấy tỉ lệ % trung bình, khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, tỉ lệ % yếu của lớp thực nghiệm thấp hơn so với lớp đối chứng. Phần bất đẳng thức Điểm Lớp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số bài Thực nghiệm 10A1 0 0 0 0 2 10 6 10 6 5 1 40 Đối chứng 10D 0 0 0 7 12 10 4 5 1 1 0 40 Phân tích số liệu:
+ Lớp thực nghiệm: loại kém 0%, loại yếu 5%, trung bình 40%, loại khá 25%, loại giỏi 30%.
+ Lớp đối chứng: loại kém 17,5%, loại yếu 30%, trung bình 35%, loại khá 12,5%, loại giỏi 2,5%.
Qua số liệu thống kê ta thấy tỉ lệ % trung bình, khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, tỉ lệ % yếu của lớp thực nghiệm thấp hơn so với lớp đối chứng. Phần phương trình dường thẳng Điểm Lớp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số bài Thực nghiệm 10A1 0 0 0 0 0 4 5 5 8 11 7 40 Đối chứng 10D 0 0 0 2 6 7 7 11 6 1 0 40
Phân tích số liệu:
+ Lớp thực nghiệm: loại kém 0%, loại yếu 0%, trung bình 22,5%, loại khá 12,5%, loại giỏi 65%.
+ Lớp đối chứng: loại kém 5%, loại yếu 15%, trung bình 35%, loại khá 27.5%, loại giỏi 17.5%.
Qua số liệu thống kê ta thấy tỉ lệ % trung bình, khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, tỉ lệ % yếu của lớp thực nghiệm thấp hơn so với lớp đối chứng.
3.3.2. Phân tích đánh giá định tính
Qua quá trình áp dụng phương pháp và hướng dẫn học sinh tự học trong giảng dạy và kiểm tra đánh giá ở hai lớp đối chứng và thực nghiệm tôi rút ra một số kết luận sau:
– Ở lớp thực nghiệm:
+ Học sinh dần xóa bỏ được tâm lí sợ giải bài tập toán. Các em đã hăng say phát biểu có hứng thú và đam mê học tập.
+ Tích cực làm bài tập ở nhà, tổ chức các nhóm học để cùng làm làm bài tập vận dụng thấp và vận dụng cao.
+ Các em cũng đã tự tin trình bày trong các buổi thảo luận và trong các tiết luyện tập.
– Ở lớp đối chứng:
+ Các em còn cảm thấy ngại làm bài tập toán. Quá trình học tập các em chưa mạnh dạn phát biểu. Chưa có hứng thú trong học tập.
Qua kết quả phân tích định tính và định lượng đã thể hiện được hiệu quả của đề tài:” Khai thác và phát triển một số bài toán trong sách giáo khoa toán 10 để tạo hứng thú học tập, góp phần hình thành năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh” trong thực tiễn giảng dạy.
PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Kết quả đạt được
- Sáng kiến kinh nghiệm đã chỉ ra những khó khăn mà học sinh thường gặp phải khi làm bài tập.
- Sáng kiến kinh nghiệm đã đưa ra một số phương án vận dụng phương pháp dạy học nhằm tháo gỡ những khó khăn mà học sinh gặp phải. Qua đó khắc phục thực tế học tập chưa thực sự hiệu quả, các giờ luyện tập còn trầm, học sinh thiếu tính tích cực, chủ động.
- Học sinh đã được tự mình hoàn thiện một chủ đề về toán học bao gồm: Đi khảo sát điều tra thực tế, tự tổng hợp kết quả khảo sát, phân tích kết quả khảo sát qua đó đưa ra các giải pháp cụ thể.
- Học sinh đã tự làm thiết kế được bài toán ở mức độ vận dụng. Qua đó hình thành ở các em những phẩm chất, năng lực: cẩn thận, chính xác, có tính kỉ luật, tính phê phán, tính sáng tạo.
- Giáo viên dựa vào việc tổng hợp các ý kiến của nhóm, qua thực tế khảo sát và dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của bản thân. Đã đưa ra 10 giải pháp cho các em học sinh và 11 giải pháp cho giáo viên để qua đó hình thành ở các em niềm yêu thích môn Toán và kích thích hứng thú học tập ở các em.
- Kết quả thực nghiệm sư phạm đã kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của sáng kiến. Do đó đề tài cung cấp cho đồng nghiệp một phương pháp cải thiện khả năng tiếp thu kiến thức của các em học sinh.
Từ những kết quả đó có thể khẳng định rằng: Mục đích nghiên cứu đã được thực hiện, nhiệm vụ nghiên cứu đã được hoàn thành. Trong quá trình giảng dạy môn Toán tại trường, từ việc sử dụng các giải pháp trên đã mang lại kết quả rõ rệt, bản thân tôi rút ra được cho mình nhiều kinh nghiệm giảng dạy quý báu, từ đó đưa ra cho mình cách truyền thụ tốt nhất.
2. Hạn chế và hướng mở rộng đề tài 2.1. Hạn chế của đề tài
- Tuy đề tài đã góp phần làm cho các em tự tin, yêu thích học tập môn Toán nhưng ở một số lớp đại trà thì kiến thức nền bị hổng nhiều, nhiều phụ huynh chỉ có nguyện vọng cho các em đậu tốt nghiệp. Dẫn đến các em không hăng say học tập.
- Đề tài chưa làm nổi bật được ý nghĩa của việc phát triển tư duy trong đời sống thực tế. Dẫn đến các bậc phụ huynh phó mặc cho nhà trường do đó thiếu sự đồng bộ trong cách truyền cảm hứng học tập cho các em.
2.2. Hướng mở rộng đề tài
- Đi nghiên cứu tâm lí của các bậc phụ huynh và tác dụng, ý nghĩa của việc phát triển tư duy học sinh trong trường học khi các em ra trường đối mặt với cuộc sống sau này.
Mặc dù đã có nhiều tâm huyết và cố gắng, song đề tài không tránh khỏi được những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý xây dựng của quý thầy, cô để đề tài được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi trong dạy học môn Toán.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Văn Hạo(Tổng chủ biên) – Nguyễn Mộng Hy(Chủ biên) – Nguyễn Văn Đoành – Trần Đức Huyên, Hình học 10, NXBGD, 2006
[2]. Trần Văn Hạo(Tổng chủ biên) – Vũ Tuấn (Chủ biên) – Doãn Minh Cường – Đỗ Mạnh Hùng – Nguyễn Tiến Tài Đại số 10, NXBGD, 2006
[3]. Trần Phương – Nguyễn Đức Tấn Minh Nhiên, Sai lầm thường gặp và các sáng tạo khi giải toán, NXB Đại học sư phạm , 2009.
[4]. Nguyễn Vĩnh Cận – Lê Thống Nhất - Phan Thanh Quang. Sai lầm phổ biến khi giải Toán, NXBGD, 1996.
Nhóm 1 báo cáo PHỤ LỤC
MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...
1. Lí do chọn đề tài...
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...
2.1. Đối tượng nghiên cứu...
2.2. Phạm vi nghiên cứu...
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...
3.1. Mục tiêu nghiên cứu...
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...
4. Phương pháp nghiên cứu...
5. Tính mới của đề tài...
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU……….
1. Cơ sở khoa học………..
2. Quá trình nghiên cứu……….
2.1. Phân chia nhóm nghiên cứu………
2.2. Phát triển các bài toán từ bài tập về phương trình bậc hai một ẩn……..
2.2.1. Những khó khăn học sinh gặp phải khi giải bài toán về phương trình bậc hai một ẩn………..
2.2.2. Đưa ra hệ thống dạng toán giải phương trình cơ bản………..
2.2.3. Phát triển bài toán từ các bài tập mức độ nhận biết, thông hiểu qua đó giúp học sinh tháo gỡ khó khăn gặp phải khi giải bài toán về phương trình bậc hai một ẩn……….
2.3. Phát triển các bài toán từ bài tập về bất đẳng thức……….
2.3.1. Những khó khăn học sinh gặp phải khi giải bài toán về bất đẳng thức………...
2.3.2. Đưa ra hệ thống kiến thức cơ bản về bất đẳng thức……….
2.3.3. Phát triển bài toán từ các bài tập mức độ nhận biết, thông hiểu qua đó giúp học sinh tháo gỡ khó khăn gặp phải khi giải bài toán về bất đẳng thức……….. 2.4. Phát triển các bài toán từ bài tập về hình học trong mặt phẳng toạ độ
Oxy………
2.4.1. Những khó khăn học sinh gặp phải khi giải bài toán phương trình đường thẳng………..
2.4.2. Thông qua những khó khăn học sinh gặp phải đưa ra giải pháp khắc phục………
2.4.3. Phát triển bài toán từ các bài tập mức độ nhận biết, thông hiểu qua đó giúp học sinh tháo gỡ khó khăn gặp phải khi giải bài toán về hình học trong mặt phẳng toạ độ Oxy………
2.5. Những giải pháp nhằm khắc phục khó khăn của học sinh………..
2.5.1. Giải pháp đối với học sinh………...
2.5.2. Giải pháp đối với giáo viên………..
3. Kết quả thực nghiệm sư phạm ……….
3.1. Mục đích thực nghiệm ………..
3.2. Nội dung thực nghiệm ………..
3.3. Kết quả thực nghiệm……….. 3.3.1. Phân tích định lượng……… 3.3.2. Phân tích đánh giá định tính……… PHẦN III: KẾT LUẬN……….. 1. Kết quả đạt được……… 2. Hạn chế và hướng mở rộng đề tài………. 2.1. Hạn chế của đề tài ………. 2.2. Hướng mở rộng đề tài……….