THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) hoạt động hóa người học bằng sử dụng kĩ thuật phòng tranh và tổ chức trò chơi để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương ứng dụng di truyền học sinh học 12 (Trang 50 - 53)

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của việc ứng dụng kĩ thuật phòng tranh và tổ chức trò chơi để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương "Ứng dụng di truyền học" – Sinh học 12. Qua hoạt động đánh giá nhận xét của học sinh trong giờ học bằng phiếu quan sát tổ chức ở hoạt động 5, qua bài bài kiểm tra, phân tích và xử lí kết quả thực nghiệm để rút ra kết luận về mức độ phát triển năng lực hợp tác và hiệu quả lĩnh hội tri thức của học sinh.

- Thời gian: Năm học 2021 - 2022 - Địa điểm thực nghiệm:

+ Trường THPT Nguyễn Đức Mậu – Quỳnh Lưu – Nghệ An + Lớp thực nghiệm: 12A2, 12A7: 82 học sinh

+ Lớp đối chứng: 12A9, 12A10: 86 học sinh

- Đối tượng thực nghiệm: Tìm hiểu đối tượng thực nghiệm và đối chứng qua Ban giám hiệu nhà trường, nhóm chuyên môn, giáo viên Sinh học và giáo viên chủ nhiệm chúng tôi đã lựa chọn được học sinh 4 lớp khối 12 có năng lực tương đương.

* Quan phiếu đánh giá của HS

Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm, căn cứ vào kết quả đánh giá của học sinh ở hoạt động 5 của chủ đề, căn cứ vào quan sát, hướng dẫn của giáo viên trong q trình đánh giá, chúng tơi đã xử lí số liệu và thu được kết quả như sau:

+ Lớp thực nghiệm 12A2, 12A7: Tổng 82 học sinh

Trong quá trình dạy học chương “Ứng dụng di truyền học” – Sinh học 12, chúng tôi sử dụng kĩ thuật phòng tranh và tổ chức trò chơi để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh.

Điểm đạt được Mức độ Số lượng HS Tỉ lệ %

Trên 40.0 điểm Tốt 27 30.0%

32.5 – 40.0 điểm Khá 35 42.68%

25.0 - 32.5 điểm Đạt 16 19.5%

Dưới 25.0 điểm Chưa đạt 4 7.82%

+ Lớp đối chứng 12A9, 12A10: Tổng 86 học sinh

Trong quá trình dạy học chương “Ứng dụng di truyền học” – Sinh học 12,, chúng tôi sử dụng các phương pháp dạy học bình thường khác.

0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00%

Trên 40.0 điểm Từ 32.5 -40.0 điểm Từ 25.0 đến 32.5 điểm Dưới 25.0 điểm

Thực nghiệm Đối chứng

Điểm đạt được Mức độ Số lượng HS Tỉ lệ %

Trên 40.0 điểm Tốt 12 13.95%

32.5 – 40.0 điểm Khá 26 30.23%

25.0 - 32.5 điểm Đạt 32 37.21%

Dưới 25.0 điểm Chưa đạt 16 18.61%

Biểu đồ đánh giá kết quả phát triển năng lực hợp tác giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

* Qua bài kiểm tra

Kiểm tra hiệu quả lĩnh hội kiến thức chương “Ứng dụng di truyền học” – Sinh học 12 của học sinh thông qua bài kiểm tra 15 phút ở các lớp thực nghiệm và đối chứng. Kết quả đạt được như sau:

TT Lớp Trường Tổng sĩ số Kết quả (Theo tỉ lệ %) Giỏi Khá TB Yếu Kém 1 TN (12A2, 12A7) THPT Nguyễn Đức Mậu 82 74.39 18.29 7.32 0 0 2 ĐC (12A9, 12A10) 86 43.02 36.04 20.94 0 0

Qua phân tích và xử lí số liệu, nhận thấy rằng hiệu quả tích cực từ việc sử dụng kĩ thuật phịng tranh và tổ chức trò chơi trong dạy học chương “Ứng dụng di truyền học” để phát triển năng lực hợp tác cũng như hiệu quả lĩnh hội kiến thức của học sinh. Cụ thể:

Kĩ năng xác định mục đích và phương thức hợp tác của học sinh: Từ chỗ chưa đề xuất được đến chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề; chủ động lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ. Kĩ năng xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: Từ chưa phân tích được các cơng việc cần thực hiện đến cụ thể hố được các cơng việc để hồn thành nhiệm vụ của nhóm; từ chưa sẵn sàng nhận cơng việc khó khăn của nhóm đến sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

Kĩ năng xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác: Từ chỗ còn lúng túng trong đánh giá được khả năng hồn thành cơng việc của từng thành viên trong nhóm đến đánh giá được cụ thể khả năng hồn thành cơng việc của từng thành viên trong nhóm để đề xuất điều chỉnh phương án phân công công việc và tổ chức hoạt động hợp tác

Kĩ năng tổ chức và thuyết phục người khác ngày càng tiến bộ, đã biết chủ động theo dõi tiến độ hoàn thành cơng việc của từng thành viên và cả nhóm để điều hồ hoạt động phối hợp; biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.

Kĩ năng đánh giá hoạt động hợp tác: HS đã tự đánh giá được mức độ đạt mục đích của cá nhân và đánh giá các thành viên trong nhóm; rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý được cho từng người trong nhóm.

Kết quả phân tích số liệu bài kiểm tra cho thấy học sinh lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn, điều đó phần nào chứng minh khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh tốt hơn khi dạy học sử dụng kĩ thuật phòng tranh và tổ chức trò chơi.

Như vậy, qua dạy học thực nghiệm, phân tích và xử lí số liệu thu được cũng như qua theo dõi, quan sát học sinh trong q trình dạy học chúng tơi thấy rằng việc sử dụng kĩ thuật phòng tranh và tổ chức trò chơi trong dạy học chương “Ứng dụng di truyền học” rất phù hợp, góp phần phát triển năng lực hợp tác cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học và chất lượng học tập của học sinh, đáp ứng mục tiêu dạy học phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) hoạt động hóa người học bằng sử dụng kĩ thuật phòng tranh và tổ chức trò chơi để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương ứng dụng di truyền học sinh học 12 (Trang 50 - 53)