Chương III: Hợp đồng mua bán hàng hóa I.Đặc thù của mua bán hàng hóa trong thương mạ

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn luật kinh tế chủ đề hợp đồng kinh tế (Trang 35 - 37)

I) Điều kiện:

Chương III: Hợp đồng mua bán hàng hóa I.Đặc thù của mua bán hàng hóa trong thương mạ

I. Đặc thù của mua bán hàng hóa trong thương mại

Bộ Luật Dân sự 2005 quy định “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.(Điều 388). Trong đó, nghĩa vụ dân sự là việc theo đó bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thược hiện công việc nhất định vì lợi ích của bên có quyền. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không thực hiện. Như vậy, khái niệm hợp đồng dân sự trong Bộ luật dân sự 2005 là khái niệm gốc về hợp đồng, nội hàm và ngoại diện của nó bao trùm lên tất cả các loại hợp đồng cụ thể, phát sinh trong các lĩnh vực chuyên biệt như : bất động sản, sở hữu trí tuệ hay thương mại. Căn cứ vào đối tượng của hợp đồng, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia giao kết hợp đồng và tính phổ biến của nó trong đời sống dân sự, Bộ luật dân sự 2005 quy định 1 số loại hợp đồng thông dụng như: Hợp đồng mua bán tài sản,hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng ủy quyền...

Trong lĩnh vực thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định trong Luật thương mại năm 2005 với những quy định cụ thể về chủ thế, đối tượng của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ đặc thù của các bên.

1. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa

Chủ thể của hợp đồng mua bán tài sản ( hàng hóa) là các bên tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng. Theo Bộ luật dân sự 2005 thì các bên (chủ thể) có thể là: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình., tổ hợp tác. Trong đó, pháp nhân được chia thành nhiều loại đó là: cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 84 Bộ luật Dân sự năm 2005. Đối với quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài thì còn có sự tham gia của: cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam ở nước ngoài. Các chủ thể nêu trên đều có quyền tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng để đạt được các quyền lợi hợp pháp của mình.

Theo Luật thương mại năm 2005, hợp đồng mua bán hàng hóa phải có ít nhất 1 bên là thương nhân còn bên kia có thể là thương nhân hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không phải là thương nhân. Thương nhân bao gồm: tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một các độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh thì trở thành thương nhân và có quyền tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.

Tổ chức kinh tế thành lập hợp pháp hiện nay được tồn tại dưới rất nhiều loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân và các loại công ty như: công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và hợp tác xã.

2. Đối tượng của hợp đồng mua bán

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì cả bên bán và bên mua đều hướng tới hàng hóa, do đó hàng hóa là đối tượng của hợp đồng.

Hiểu theo nghĩa thông thường, hàng hóa là sản phảm lao động của con người, được tạo ra nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu con người. Dưới góc độ pháp lý, Luật thương mại năm 2005 đưa vào phạm vi điều chỉnh các quan hệ mua bán có đối tượng hàng hóa là các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai. Trong pháp luật Việt Nam, động sản là những tài sản không phải là bất động sản. Bất động sản bao gồm: đất, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai. Nhóm hàng hóa là các động sản như: máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng,..., kể cả các động sản hình thành trong tương lai. Động sản hình thành trong tương lai là động sản chưa hình thành tại thời điểm ký kết hợp đồng. Ví dụ: Ngày 01-01-2010 Công ty may HT (bên bán) ký hợp đồng bán 1000 bộ quần áo công nhân cho Công ty vận tải TL( bên mua) với thời hạn giao hàng vào ngày 01-01-2010. Tại thời điểm hai bên ký kết hợp đồng chưa có quần áo, sau khi ký kết hợp đồng Công ty may HT mới tiến hành sản xuất theo mẫu mã, kiểu dáng đã được xác định trong hợp đồng, trong trường hợp này quần áo là động sản hình thành trong tương lai.

Nhóm hàng hóa là những vật gắn liền với đất đai như nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai và các tài sản khác gắn liền với đất đai.

Lưu ý: Luật thương mại năm 2005 không coi đất đai- quyền sử dụng đất là hàng hóa trong thương mại. Điều này phù hợp với quy định trong Luật đất đai năm 2003: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” (Điều 5 Luật đất đai năm 2003). Song, một vấn đề đặt ra là: nhà, công trình xây dựng luôn phải tồn tại cùng đất đai- quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đai được chuyển nhượng (mua bán) nhưng giao dịch này do Luật đất đai điều chỉnh. Vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa là nhà, công trình gắn liều với đất đai không chỉ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 2005, Luật thương mại 2005 mà còn sự điều chỉnh của Luật kinh doanh Bất động sản năm 2006 và Luật đất đai năm 2003. Đây cũng là một vấn đề phức tạp trong việc áp dụng pháp luật đối với việc mua bán hàng hóa là vật gắn liền với đất đai.

Tóm lại, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ là động sản (kể cả động sản hình thành trong tương lai) và bất động sản (trừ đất đai) còn các loại tài sản khác như: tiền, giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu) và các quyền tài sản, Luật thương mại năm 2005 không đưa vào phạm vi điều chỉnh, do đó, việc mua bán các tài sản này không chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại năm 2005.

3. Mục đích của chủ thể hợp đồng

Mục đích của chủ thể hợp đồng thường được xác định thông qua tư cách pháp lý của chủ thể khi giao kết hợp đồng. Do chủ thể mua bán hàng hóa trong thương mại không nhất thiết là thương nhân (mà có

thể chỉ bên bán là thương nhân), do đó, lợi nhuận có thể chỉ là mục đích của một bên chủ thể hợp đồng.

Để xác định được mục đích của các bên khi tham gia quan hệ mua bán hàng hóa thì phải xem xét từng trường hợp:

• Trường hợp thứ nhất: hợp đồng mua bán giữa thương nhân với thương nhân. Trường hợp này các thương nhân thực hiện việc mua bán hàng hóa đồng nghĩa với việc thực hiện hoạt động thương mại để nhằm mục đích sinh lời.

Ví dụ: Công ty xi măng BS (bên bán) ký hợp đồng mua bán xi măng với công ty xây dựng HT( bên mua), mục đích của bên bán là sản xuất xi măng bán kiếm lời, còn mục đích của bên mua là mua xi măng để xây nhà rồi bán kiếm lời.

• Trường hợp thứ hai: hợp đồng mua bán hàng hóa giữa thương nhân với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không phải là thương nhân. Trường hợp này chỉ có bên thương nhân nhằm mục đích kiếm lợi nhuận còn bên không phải thương nhân thì hướng tới mục đích thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hoặc tiêu dùng.

Ví dụ: Trường Đại học X (bên mua) ký hợp đồng mua bán bàn ghế của Công ty HB( bên bán). Trong quan hệ mua bán này chỉ có Công ty HB hướng tới mục đích kiếm lợi nhuận còn Trường Đại học X hướng tới mục đích tiêu dùng (sử dụng) khi mua hàng hóa.

Như vậy, trong quan hệ mua bán hàng hóa luôn có sự tham gia của thương nhận và họ luôn hướng tới mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn luật kinh tế chủ đề hợp đồng kinh tế (Trang 35 - 37)