Giải pháp 3: Phối hợp với các giáo viên bộ môn

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) GIÁO DỤC KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG VÀ KIỂM SOÁT CẢM XÚC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH-NGHI LỘC-NGHỆ AN (Trang 47 - 48)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIÁO DỤC KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG

2.3. Giải pháp 3: Phối hợp với các giáo viên bộ môn

2.3.1. Phối hợp với GV dạy Tin, dạy Công nghệ:

Dựa trên những nội dung giảng dạy của môn Kỹ thuật công nghệ, môn Tin học tôi mạnh dạn đề xuất với các giáo viên giảng dạy bộ môn thông qua các tiết dạy tuyên truyền đến HS những hậu quả nghiêm trọng của hành vi bạo lực ở lứa tuổi học sinh, hậu quả của việc không kiểm soát được căng thẳng và không kiềm chế cảm xúc. Để nhận thức được sâu sắc các tác hại của bạo lực trong trường học cho học sinh của mình , tôi kết hợp các thầy cô giáo dạy tin của trương mong các cô giúp đỡ. Vào các tiết thực hành tìm kiếm thông tin trên mạng để các bạn tìm hiểu hơn về các nguyên nhân và hậu quả của vấn đề bạo lực học đường trên Google để các em phòng tránh. Cũng qua hướng dẫn của các thầy cô giáo dạy tin học, các em sẽ biết cách tìm kiếm các thông tin hữu ích khi tìm hiểu về các kiến thức phòng chống BLHĐ, kiềm chế căng thẳng và kiểm soát cảm xúc. Các học sinh đã một phần thấy được những hậu quả , từ đó bản thân tự phòng chống và tuyên truyền với những bạn bè trong trường và các bạn bè nơi địa phương mình sinh sống và các người thân trong gia đình và ngoài xã hội.

2.3.2. Phối hợp với GV dạy giáo dục công dân.

Hiện nay bộ môn GDCD là một bộ môn đang được nghành giáo dục hết sức quan tâm bởi tính giáo dục và hiệu quả cực cao trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở các cấp học. Việc giáo dục cho học sinh cách phòng chống và xử lý tình huống nhằm ngăn chặn sớm bạo lực học đường, kiểm soát căng thẳng và kiềm chế cảm xúc cũng là một yêu cầu chính của bộ môn này. Chính vì thế tôi cùng phối hợp với giáo viên dạy bộ môn này cùng tuyên truyền hướng dẫn cho các em các kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc, ngăn ngừa và phòng chống bạo lực. Đưa các tình huống thực tế đang xảy ra trên toàn quốc, trong tỉnh hay trong trường hoặc có khi là tình huống manh nha diễn ra ngay trong lớp học mình,

lồng ghép vào các tiết học, cho học sinh xây dựng cách xử lý vấn đề dưới sự hỗ trợ, tư vấn, nhận xét góp ý của giáo viên. Như vậy hiệu quả của việc tuyên truyền cách ngăn chặn sớm các hành vi bạo lực sẽ rất hiệu quả.

2.3.3. Phối hợp với GV dạy văn.

Để học sinh nhận thức rõ về các giải pháp ngăn chặn sớm các hành vi bạo lực và hiểu rõ về hậu quả của nó cho tất cả học sinh trong nhà trường, tôi đã gặp cô giáo dạy văn, nhờ cô tổ chức cuộc thi viết các bài tuyên truyền, mẩu chuyện vui, đóng kịch, sáng tác thơ về tình trạng bạo lực, về tình trạng căng thẳng trong học tập ở học sinh đang diễn ra hiện nay và cách ngăn chặn, cách giải quyết các tình huống bạo lực, các kỹ năng kiểm soát qua các tiết học thực tế này, các em học sinh sẽ tự xây dựng cho mình các kỹ năng xử lý tốt nhất để tránh dẫn đến các tình huống bạo lực và kiểm soát tốt bản thân. Các học sinh đã rất sôi nổi và hào hứng hưởng ứng tham gia.

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) GIÁO DỤC KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG VÀ KIỂM SOÁT CẢM XÚC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH-NGHI LỘC-NGHỆ AN (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)