Các công cụ, phương pháp đánh giá năng lực quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản lý hợp tác xã nông nghiệp tỉnh vĩnh long (Trang 28 - 31)

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:

1.1.3. Các công cụ, phương pháp đánh giá năng lực quản lý

1.1.3.1. Tiêu chí đánh giá

Theo Robert Katz trích trong Phan Thị Minh Châu, 2011 thì nhà quản lý thành đạt cần có 3 loại kỹ năng đó là kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng nhân sự và kỹ năng tư duy.

• Kỹ năng kỹ thuật hay kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ: là những khả năng cần thiết để thực hiện một công việc chuyên môn cụ thể. Kỹ năng này đòi hỏi nhà quản lý phải có sự am hiểu về lĩnh vực chuyên môn mà họ phụ trách. Những nhà quản lý sẽ có được những kỹ năng này thông qua quá trình học tập tại trường lớp hay qua bồi dưỡng ở đơn vị. Kỹ năng này đặc biệt quan trọng đối với những nhà quản lý cấp cơ sở.

• Kỹ năng nhân sự: là những khả năng cần thiết để biết cách làm việc với con người, biết động viên con người nỗ lực làm việc. Kỹ năng nhân sự là tài năng đặc biệt của nhà quản lý trong quan hệ với những người khác nhằm tạo sự thuận lợi và thúc đẩy sự hoàn thành công việc chung.

• Kỹ năng tư duy: kỹ năng này đòi hỏi nhà quản trị phải có tầm nhìn chiến lược, hiểu rõ mức độ phức tạp của môi trường, biết phân tích và giải quyết vấn đề có hệ thống.

Bên cạnh các kỹ năng trên thì nhà quản lý còn cần có những phẩm chất nhất định như: • Ước muốn làm công việc quản lý: lòng mong muốn đối với công việc quản lý đòi hỏi sự nổ lực, thời gian, sức lực và sự kiên nhẫn.

Nhà quản lý phải là người có văn hóa, có kiến thức, thái độ đúng mực đối với những người xung quanh.

Có ý chí: chấp nhận rủi ro, có khả năng duy trì công việc trong những điều kiện bất định hoặc không chắc chắn. Chịu được căng thẳng, duy trì được công việc ngay cả khi phải chịu những áp lực nặng nề.

1.1.3.2. Phương pháp đánh giá năng lực quản lý

* Đánh giá bằng thang điểm: đây là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất để đánh giá thực hiện công việc. Trong bảng liệt kê những điểm chính yếu theo yêu cầu của công việc như chất lượng, số lượng công việc… và sắp xếp thứ tự theo đánh giá thực hiện công việc từ mức kém nhất đến xuất sắc, hoặc theo các thang điểm (ví dụ: thang điểm 10, thang điểm 100). Mỗi nhân viên sẽ được cho điểm phù hợp với mức độ thực hiện từng điểm chính theo yêu cầu của công việc. Sau đó tổng hợp lại, đưa ra đánh giá chung về tình hình thực hiện công việc của nhân viên.

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Họ và tên nhân viên - Công việc

- Bộ phận

- Giai đoạn đánh giá từ…….. đến ……..

Bảng 1.2. Đánh giá thực hiện công việc

Các yếu tố Điểm đánh giá Ghi chú

Khối lượng công việc hoàn thành Tốt Khá

Trung bình Kém Chất lượng thực hiện công việc Tốt

Khá

Trung bình Kém Hành vi, tác phong trong công việc Tốt

Khá Trung bình Kém Tổng hợp kết quả Tốt Khá Trung bình Kém * Phỏng vấn cấu trúc

Sử dụng một số ít người phỏng vấn giỏi, được đào tạo tốt và có động lực Sử dụng phương pháp phỏng vấn sự kiện hành vi

* Thi trắc nghiệm

Trắc nghiệm: là những bài tập, tình huống, thí nghiệm được thiết kế và xây dựng nhằm đánh giá những phẩm chất cần thiết của người dự tuyển

Mục đích: thu thập các thông tin về kỹ năng, kinh nghiệm, khả năng, động cơ, thái độ, quan tâm, cá tính của người xin việc.

Các phương pháp thi tuyển/trắc nghiệm: trắc nghiệm viết, trắc nghiệm nói, trắc nghiệm bằng máy móc

Nội dung thi tuyển/ trắc nghiệm: kiến thức tổng hợp, kiến thức chuyên môn và mức độ thành thạo, tính cách, năng lực/năng khiếu.

Ưu điểm: dựa trên những dữ liệu đã được phân tích của công việc và dễ dàng đáp ứng đòi hỏi của sự phù hợp với công việc; Đã chứng tỏ là một công cụ hữu hiệu có liên quan đến công việc.

Hạn chế: tốn kém trong tạo ra các tình huống và quản trị

* Trung tâm đánh giá

- Phương pháp tuyển chọn sử dụng kết hợp các bài kiểm tra mô phỏng công việc phức tạp và mang tính thực tế

- Mục đích

Đánh giá khả năng quản trị của ứng viên Thời gian: 2-4 ngày

Công cụ sử dụng: phỏng vấn, giải quyết các vấn đề có liên quan; Thảo luận nhóm và các tình huống ra quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản lý hợp tác xã nông nghiệp tỉnh vĩnh long (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)