Giáo án minh họa dạy học theo hướng chuyển đổi số nhằm phát triển năng

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) PHÁT TRIỂN NĂNG lực số CHO học SINH THPT TRONG dạy học địa lí THEO HƯỚNG CHUYỂN đổi số (Trang 44 - 52)

3. Các giải pháp tổ chức dạy học theo hướng chuyển đổi số nhằm phát triển

3.3. Giáo án minh họa dạy học theo hướng chuyển đổi số nhằm phát triển năng

năng lực số cho học sinh.

Sau khi đã tiến hành xác định được các địa chỉ tích hợp năng lực số trong chương trình Địa lí lớp 11 và 12, chúng tơi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở một số lớp 11 và lớp 12 (cùng đối tượng HS qua 2 năm học) để chứng minh hiệu quả của đề tài. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một trong số những giáo án theo hướng chuyển đổi số trong chương trình Địa lí lớp 12 với bài 16: “Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư ở nước ta” mà chúng tôi đã thực nghiệm.

TÊN BÀI DẠY:

BÀI 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA

I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:

- Trình bày và phân tích được một số đặc điểm dân số và phân bố dân cư Việt Nam.

- Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của dân đông, gia tăng nhanh, sự phân bố dân cư chưa hợp lí.

- Biết được một số chính sách dân số ở nước ta.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

- Năng lực công nghệ thông tin: sử dụng thành thạo thiết bị số kết nối mạng để hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao.

* Năng lực chuyên biệt (Địa lí):

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Sử dụng được bản đồ để nhận xét, giải

thích được sự phân bố dân cư, dân tộc nước ta.

- Năng lực tìm hiểu địa lí, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: Nhận xét, phân tích được bảng số liệu thống kê về dân số; phân tích số liệu về dân số và phân bố dân cư nước ta. Tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và hệ thống hố được các thơng tin địa lí cần thiết từ các trang web; đánh giá và sử dụng được các thông tin về dân số và phân bố dân cư trong học tập và thực tiễn.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Đánh giá được tác động của đặc điểm dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, trung thực: Thực hiện nghiêm túc các các nhiệm vụ học tập một cách tự giác.

- Trách nhiệm, yêu nước: Có ý thức trong các hoạt động nhóm cũng như trách nhiệm chấp hành tốt các chính sách về dân số và mơi trường. Thông qua học tập yêu mến thầy cô bạn bè.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU, PHẦN MỀM: 1. Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu, tivi, điện thoại/Ipad có kết nối mạng

- Phầm mềm thiết kế bài giảng điện tử PowerPoint, Microsoft office; Phần

mềm hỗ trợ dạy học Quizizz, Padlet, Azota.

- Sách giáo khoa Địa lí 12; Sách giáo viên Địa lí 12; Atlat Địa lí Việt Nam.

- Nguồn Internet (bản quyền miễn phí), các hình ảnh và video tự tạo. 2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Địa lí lớp 12, Atlat Địa lí Việt Nam. - Thiết bị kết nối mạng internet.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a/. Mục tiêu: HS nhớ lại những kiến thức về dân số và phân bố dân cư nước ta đã

được biết để tạo hứng thú cho bài mới.

b/. Nội dung: HS được yêu cầu làm bài tập tương tác phần khởi động: Học sinh

truy cập thông tin trên mạng internet và hoàn thành bài tập tìm hiểu về một số thông tin của dân số nước ta.

d/. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa vào kiến thức đã học và và thiết

bị số có kết nối mạng, cho biết những thơng tin mà em biết về dân số nước ta....

- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ:

HS làm việc cá nhân, sử dụng máy tính, điện thoại có kết nối mạng để tự tra cứu thông tin, thời gian 03 phút,

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời,

HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên

đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

Chuyển tiếp : Các thơng tin các em có được gợi cho em những suy nghĩ gì về đặc điểm dân số nước ta? Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội nước ta?=> Vào bài mới.

Một số thông tin về dân số Việt Nam:

- Dân số nước ta các năm 2020: 97, 3 triệu người.

- Tốc độ gia tăng dân số 1,15%. - Tuổi thọ trung bình tăng. - Thành phần dân tộc đa dạng. - Mật độ dân số nước ta năm 2020: 314 người/ km2.

- Tỷ lệ dân thành thị 2020: 37,7%. - Những hiểu biết khác: dân đông, tăng nhanh, lao động dồi dào....

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

Hoạt động 1. Tìm hiểu về đặc điểm Đơng dân, có nhiều thành phần dân tộc. a/. Mục tiêu:

- Phân tích được đặc điểm dân số nước ta đông dân, nhiều thành phần dân tộc. - Phân tích được ngun nhân và hậu quả của dân đơng.

- Phân tích bảng số liệu thống kê dân số Việt Nam và các nước, sử dụng bản đồ dân cư, dân tộc và Atlat Việt Nam để nhận biết và trình bày đặc điểm dân số.

b/. Nội dung: HS được yêu cầu xem biểu đồ, hình ảnh, bản đồ, Atlat Địa lí Việt

Nam để hồn thành bài tập tương tác. Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

c/. Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập tương tác tìm hiểu về đặc điểm đông dân,

nhiều thành phần dân tộc của nước ta.

d/. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

* Nhiệm vụ 1:

+ Dựa vào biểu đồ: Dân số các nước Đông Nam Á (năm 2020) hãy:

Rút ra nhận xét về quy mô dân số nước ta.

Ảnh hưởng của quy mô dân số đối với

việc phát triển kinh tế - xã hội như thế nào?

Đặc điểm Đông dân Biểu hiện Dân số đông, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 15 trong tổng số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

* Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS dựa vào kiến

thức đã học và Atlat Địa lí Việt Nam và các hình ảnh về các hoạt động văn hóa của các dân tộc khác nhau, hãy:

Kể tên các dân tộc nước ta mà em biết

Rút ra nhận xét và nêu ảnh hưởng của

nhiều thành phần dân tộc đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ:

HS trao đổi cặp đơi, phân tích bảng số liệu, sử dụng Atlat Việt Nam để hoàn thành nhiệm vụ, GV quan sát, hỗ trợ HS.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện HS báo cáo kết quả làm việc của cá nhân qua hoạt động cặp đôi. + HS nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Đánh giá, kết luận:

GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, nhận xét các câu trả lời bổ sung của HS, chốt lại một số ý kiến cơ bản như dự kiến trong mục sản phẩm.

Ảnh hưởng

- Thuận lợi:

+ Có nguồn lao động dồi dào.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Khó khăn: Gây trở ngại cho phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Đặc điểm Nhiều thành phần dân tộc Biểu hiện - Có 54 dân tộc.

- Người Kinh chiếm chủ yếu chiếm 86,2% dân số. - Ngồi ra cịn có nhiều Việt Kiều sống ở nước ngoài.

Ảnh hưởng

- Thuận lợi:

+ Đa dạng về bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc

+ Giàu kinh nghiệm sản xuất tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

- Khó khăn: Sự phát

triển không đều về trình độ và mức sống giữa các dân tộc.

Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ. a/. Mục tiêu:

- Phân tích được dân số nước ta cịn tăng nhanh, cơ cấu trẻ.

- Phân tích được nguyên nhân, hậu quả của dân số còn tăng nhanh, cơ cấu trẻ.

- Phân tích bảng số liệu thống kê, biểu đồ dân số Việt Nam.

- Sử dụng Atlat Việt Nam để nhận biết và trình bày đặc điểm dân số.

b/. Nội dung: HS được yêu cầu sử dụng thiết bị truy cập internet tìm hiểu về số

dân nước ta qua các năm; quan sát bản đồ, biểu đồ để tìm hiểu về dân số nước ta cịn tăng nhanh và cơ cấu dân số trẻ.

c/. Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập:

- Ảnh hưởng của dân số còn tăng nhanh đến kinh tế - xã hội - môi trường. - Cơ cấu dân số trẻ và tác động của cơ cấu dân số trẻ.

d/. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ:

* Nhiệm vụ 1: Hãy sử dụng các thiết bị có kết nối mạng tra cứu số liệu dân số nước ta qua các năm và hoàn thành bảng sau đây:

Năm Dân số (triệu người)

1990 ?

2000 ?

2010 ?

2015 ?

2020 ?

* Nhiệm vụ 2: Quan sát biểu đồ tỉ lệ gia

tăng dân số nước ta giai đoạn 1990-2020:

Từ bảng số liệu thu thập được và biểu đồ, em hãy: Nhận xét về tình hình gia tăng dân số nước ta ? Giải thích tại sao tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm mà dân số nước ta vẫn tăng?

* Nhiệm vụ 3: Dựa vào biểu đồ cơ cấu dân

số hãy: Nhận xét về cơ cấu dân số nước ta theo tuổi? Nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu dân số? Sản phẩm 1: Dân số nước ta từ 1990 đến 2020 Năm Dân số (triệu người) 1990 67,9 2000 79,9 2010 87,9 2015 92,6 2020 97,3 Sản phẩm 2:

- Dân số nước ta còn tăng nhanh,

nhất là nửa cuối thế kỉ XX, dẫn đến bùng nổ dân số.

- Hiện nay tuy tỉ lệ tăng dân số có giảm nhưng quy mơ dân số nước ta vẫn tăng nhanh.

- Hậu quả:

Kinh tế Xã hội Môi trường - Tốc độ phát triển kinh tế chậm. - Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Thu nhập bình quân đầu người thấp - Khó khăn giải quyết các vấn đề xã hội khác. - Cạn kiệt tài ngun - Ơ nhiễm mơi trường - Khó khăn để phát triển bền vững… Sản phẩm 3:

- Cơ cấu dân số nước ta trẻ, có xu

hướng già hóa.

- Đặc điểm cơ cấu dân số trẻ có nhiều ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội.

- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ:

HS làm việc theo cặp sử dụng máy tính có kết nối mạng hồn thành tra cứu thông tin, phân tích nhận xét biểu đồ đề hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

+ Các nhóm cùng nội dung nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Đánh giá, kết luận:

+ GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, nhận xét các câu trả lời bổ sung của HS, chốt lại một số ý kiến cơ bản như dự kiến trong mục sản phẩm.

+ Hoạt cảnh của HS nhằm tuyền truyền thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình (đường link ở phụ lục 5:

https://youtu.be/6N69j1e_zLM)

+ GV đánh giá HS nắm kiến thức về đặc điểm 1 này bằng các câu hỏi trắc nghiệm.

Chuyển ý: Cơ cấu dân số trẻ tác động thế nào đến kinh tế - xã hội nước ta?

Hoạt động 3: Tìm hiểu phân bố dân cư chưa hợp lí. a/. Mục tiêu:

- Phân tích được nguyên nhân và hậu quả sự phân bố dân cư chưa hợp lí. - Phân tích bảng số liệu thống kê về mật độ dân số, về cơ cấu dân số theo thành thị nông thôn nước ta.

- Sử dụng bản đồ phân bố dân cư và Atlat Việt Nam để nhận biết và trình bày đặc điểm dân số.

b/. Nội dung: HS sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam, bảng số liệu, các thiết bị

số kết nối mạng thảo luận tìm hiểu sự phân bố dân cư ở nước ta.

c/. Sản phẩm: HS hồn thành bài tập tìm hiểu về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp về sự phân bố dân cư giữa đồng bằng với trung du và miền núi; giữa thành thị với nông thôn.

d/. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV chia lớp thành 4 nhóm và thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu:

SGK, các phương tiện có kết nối mạng và Atlat Địa lí Việt Nam tìm hiểu phân bố dân cư giữa đồng bằng với trung du, miền núi và hoàn thành phiếu học tập sau:

Tiêu chí Phân bố dân cư giữa đồng bằng với trung du, miền núi

Thực trạng Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp + Nhóm 2,4: Dựa vào bảng 16.3 SGK, các phương tiện có kết nối mạng và Atlat Địa lí Việt Nam tìm hiểu phân bố dân cư giữa thành thị với nơng thơn và hồn thành phiếu học tập sau:

Tiêu chí Phân bố dân cư giữa thành thị với nông thôn.

Thực trạng Nguyên nhân Hậu quả

Giải pháp

- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ

+ HS làm việc 5 phút, hoàn thành sản phẩm trên máy.

+ HS chuyển sản phẩm lên tường Padlet theo đường link sau:

https://padlet.com/haiyenhtk1304/uq57utd 885edsx01.

+ Các nhóm khác đối chiếu và nhận xét.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Nội dung

Phân bố dân cư giữa đồng bằng với trung

du và miền núi Thực

trạng

- Dân cư chủ yếu tập trung ở đồng bằng. - Dân cư tập trung thưa thớt ở miền núi.

Nguyên nhân

- Đồng bằng có thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế phát triển, lịch sử định cư lâu đời,

- Trung du miền núi thì ngược lại.

Hậu quả

Gây khó khăn cho việc sử dụng tài nguyên và nguồn lao động.

Giải pháp

Phân bố lại dân cư giữa đồng bằng và trung du miền núi.

Nội dung

Phân bố dân cư giữa thành thị với nông

thôn Thực

trạng

- Dân cư chủ yếu tập trung ở nông thôn. - Tuy nhiên tỷ lệ thành thị có xu hướng tăng.

Nguyên nhân

Do nền kinh tế chủ yếu là nơng nghiệp, cơng nghiệp hóa cịn thấp.

Hậu quả

Gây khó khăn cho giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội.

Giải pháp

Tiến hành Công nghiệp hóa và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Yêu cầu HS lưu bài làm trên tường Padllet để các bạn tham khảo tiếp.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a/. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS.

b/. Nội dung: HS tham gia thực hiện bài tập thơng qua trị chơi trên ứng dụng

Quizizz.

c/. Sản phẩm: HS hồn thành trị chơi. d/. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) PHÁT TRIỂN NĂNG lực số CHO học SINH THPT TRONG dạy học địa lí THEO HƯỚNG CHUYỂN đổi số (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)