2.3. Những cam kết về lộ trình của Việt Nam đối với các quốc gia thành viên kh
2.3.3. Cam kết liên quan đến thương mại dịch vụ
Về phạm vi mở cửa:
Việt Nam cam kết mở cửa toàn bộ 11 ngành dịch vụ theo Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (General Agreement on Trade in Services - GATS) với 110 phân ngành (GATS cỏ tổng số 160 phân ngành). Phạm vi mở cửa này đã cao hơn Hiệp định Thương mại việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) (8 ngành và 65 phân ngành dịch vụ).
Về mức độ mở cửa:
Hầu hết các ngành dịch vụ, mức độ cam kết mở cửa gần như tương đương trong BTA. Việt Nam đưa ra danh mục những loại dịch vụ miễn trừ áp dụng nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN). Cụ thể:
- Việt Nam có quyền không dành những ưu đãi theo một số hiệp định đầu tư song phương (BIT) đã kí với các nước cho toàn bộ các thành viên WTO.
27
- Việt Nam bảo lưu quyền không áp dụng MFN đối với dịch vụ nghe nhìn (hoạt động sản xuất, phát hành, chiếu các chương trình truyền hình, phim truyện...).
- Việt Nam bảo lưu quyền phân biệt đối xử với ngành dịch vụ vận tải biển (hoạt động của các công ti con của các hãng tàu nước ngoài - biện pháp này được duy trì không quá 05 năm từ khi gia nhập WTO).
- Việt Nam không mở cửa một số ngành dịch vụ nhạy cảm về chính trị và an ninh như: dịch vụ in ấn, xuất bản, báo chí, phát thanh và truyền hình, hướng dẫn du lịch, dịch vụ vận tải đường thủy, đường sắt...
Nội dung cam kết của một số lĩnh vực chủ chốt như sau:
Cam kết chung cho các ngành dịch vụ: Về cơ bản như BTA. Trước hết, công ty nước ngoài không được hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh, trừ phi điều đó được ta cho phép trong từng ngành cụ thể mà những ngành như thế là không nhiều. Ngoài ra, công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam. Cuối cùng, Việt Nam cho phép tổ chức và cá nhân nước ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng tỷ lệ phải phù hợp với mức mở cửa thị trường ngành đó. Riêng ngân hàng ta chỉ cho phép ngân hàng nước ngoài mua tối đa 30% cổ phần
Dịch vụ khai thác hỗ trợ dầu khí: Ta đồng ý cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập để đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu khí. Tuy nhiên, ta còn giữ nguyên quyền quản lý các hoạt động trên biển, thềm lục địa và quyền chỉ định các công ty thăm dò, khai thác tài nguyên. Ta cũng bảo lưu được một danh mục các dịch vụ dành riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam như dịch vụ bay, dịch vụ cung cấp trang thiết bị và vật phẩm cho dàn khoan xa bờ... Tất cả các công ty vào Việt Nam cung ứng dịch vụ hỗ trợ dầu khí đều phải đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (hiện nay ta không có chế độ đăng ký này).
Dịch vụ viễn thông: Ta có thêm một số nhân nhượng so với BTA nhưng ở mức độ hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển của ta. Cụ thể là cho phép thành lập liên doanh đa số vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ viễn thông không gắn với hạ tầng
28
mạng (phải thuê mạng do doanh nghiệp Việt Nam nắm quyền kiểm soát) và nới lỏng một chút về việc cung cấp dịch vụ qua biên giới để đổi lấy giữ lại hạn chế áp dụng cho viễn thông có gắn với hạ tầng mạng (chỉ các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm đa số vốn mới đầu tư hạ tầng mạng, nước ngoài chỉ được góp vốn đến 49% và cũng chỉ được liên doanh với đối tác Việt Nam đã được cấp phép). Như vậy, với dịch vụ có gắn với hạ tầng mạng, ta vẫn giữ mức cam kết như BTA, một yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng
Dịch vụ ngân hàng: Ta đồng ý cho thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài không muộn hơn ngày 1/4/2007. Ngoài ra ngân hàng nước ngoài muốn được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng chi nhánh đó không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phải chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi ta gia nhập WTO. Ta vẫn giữ được hạn chế về mua cổ phần trong ngân hàng Việt Nam, không quá 30%. Đây là hạn chế đặc biệt có ý nghĩa đối với ngành ngân hàng.