KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) kết hợp các kỹ THUẬT dạy học môn GIÁO dục QUỐC PHÒNG AN NINH TRONG PHẦN lý THUYẾT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực của học SINH TRƯỜNG THPT QUỲNH lưu 2 (Trang 54)

1. Kết luận chung

Đề tài được trình bày một cách rõ ràng, dễ áp dụng. Đề tài có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng HS ở các cấp học và các môn khác nhau. Qua những năm gần đây tôi và các đồng nghiệp đã thể nghiệm phương pháp này. Điều mà tôi nhận thấy rất rõ ràng là không những GV mà cả HS đều rất hứng thú trong giờ học. Chính vì vậy, hiệu quả trong giờ học được nâng lên một cách rõ rệt, HS tiếp thu được nhiều kiến thức thông qua điểm đánh giá của các bài kiểm tra.

Và từ kết quả thu được tôi nhận thấy đề tài có ý nghĩa rất quan trọng đối với bản thân trong việc đổi mới phương pháp giáo dục trong dạy học, đặc biệt đối với môn GDQP. AN. Việc đổi mới phương pháp giáo dục nếu tận dụng tốt trong tiết dạy sẽ đem lại hiệu quả cao. Điều đó cho thấy đổi mới phương pháp dạy học là một định hướng đúng đắn. Đồng thời, để tạo hứng thú và lôi cuốn HS đến với bộ môn GDQP. AN giáo viên cần phải có nhiệt huyết trong quá trình giảng dạy, sưu tầm bổ sung tư liệu phục vụ cho việc dạy, tiếp tục học hỏi kinh nghiệm và tìm cách truyền đạt để có được sự vững chắc trong kiến thức, sự lôi cuốn trong phong cách nhằm lôi cuốn học sinh.

2. Kiến nghị, đề xuất.

2.1. Với các cấp quản lý giáo dục.

Trong quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế hiện nay, việc dạy – học không chỉ trang bị cho các em kiến thức mà còn cả kỹ năng sống. Việc áp dụng đổi mới cách tiếp cận bài học là một hướng đi đúng và cần thiết. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này chỉ mang lại kết quả cao, bền vững khi các cấp quản lý giáo dục đặc biệt quan tâm từ khâu biên soạn sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Đặc biệt, trang bị hệ thống cơ sở vật chất như máy chiếu, máy tính, ... phục vụ cho hoạt động dạy học.

2.2. Với giáo viên

Để giờ học môn GDQP.AN có hiệu quả và HS hứng thú hơn, GV cần tạo sân chơi, hoạt động cho HS trong giờ học: GV phải là người tổ chức, hướng dẫn HS làm việc, khám phá, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, sáng tạo. Đặc biệt, GV cần không ngừng học tập, nâng cao hiểu biết, không ngại khó, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học. Và cuối cùng, cần dành thời gian cho hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả, năng lực tự học của HS để đảm nhận được sự phản hồi tích cực.

2.3. Với học sinh:

HS cần có sự chuẩn bị chu đáo bài ở nhà. Từ kiến thức và kỹ năng cụ thể trong giờ học trên lớp, HS tự rút ra cho mình phương pháp học tập, tự tìm tòi tài liệu, để rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo dục Quốc phòng, An ninh lớp 10, 11, 12

NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo viên giáo dục Quốc phong, An ninh lớp 10, 11,12 NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn giáo viên: Thực hiện chương trình,

kiểm tra, đánh giá môn học GDQP - AN cấp THPT (lưu hành nội bộ).

5. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của BCH TW khóa XI.

6. Luật số 72/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014 của quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sĩ quan QĐND Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 ngăm 2015.

7. Luật số: 37/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của luật CAND Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2019. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, module THPT 18 phương pháp dạy học tích cực.

- Prof. Berd Meier, Nguyễn Văn Cường, (2011), Lí luận dạy học hiện đại. Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Postdam – Hà Nội.

9. Các tài liệu tập huấn cán bộ cốt cán môn Giáo dục quốc phòng và an ninh của Vụ Giáo dục Quốc phòng – an ninh.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1:

PHIẾU KHẢO SÁT DÙNG CHO HỌC SINH

Họ và tên:……….Lớp:……. Trường:………. Câu 1: Trong tiết lý thuyết môn GDQP.AN, GV có sử dụng các kỹ thuật vào dạy học

không? (đánh dấu X vào ô mình chọn)

TT Các PP và KTDH Có sử dụng Chỉ sử dụng trong dự giờ, thao giảng

Không để ý

1 Thảo luận nhóm

2 5W1H

3 KWL

4 Khăn trải bàn 5 Sơ đồ tư duy 6 Phòng tranh

PHỤ LỤC 2:

PHIẾU KHẢO SÁT DÙNG CHO GIÁO VIÊN

Họ và tên GV:………Trường:………..

Câu 1: Thầy(cô) đánh giá như thế nào về sử dụng KTDH tích cực trong dạy lí thuyết môn GDQP-AN cấp THPT ?

Rất cần thiết Cần thiết

Không cần thiết

Ý kiến khác:………..

Câu 2: Khi dạy học GDQP&AN thầy (cô) thường sử dụng phương pháp và KTDH nào ?

TT Phương pháp Mức độ sử dụng

Luôn luôn Thỉnh thoảng Không bao giờ

1 Thảo luận nhóm 2 KWL 3 5W1H 4 Bản đồ tư duy 5 Khăn trải bàn 6 Phòng tranh 6 Kết hợp các KTDH Phương pháp khác………..

Thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề trên bằng cách đánh dấu vào ô thầy (cô)lựa chọn.

PHỤ LỤC 3.

PHIẾU TÌM HIỂU Ý KIẾN CỦA HỌC SINH

Họ tên học sinh: ...(Có thể ghi hoặc không ghi tên)

Lớp:……….

Sau khi học bài 3 được dạy theo phương pháp mới, nhất là khi giáo viên có sử dụng các trò chơi và kỹ thuật dạy học, em hãy vui lòng trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Cảm nhận của em sau khi học tiết học này so với tiết học truyền thống? ...

...

...

...

...

2/. Ý kiến đóng góp của em (nếu có) ... ... ... ... ... ... ... Cảm ơn em!

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) kết hợp các kỹ THUẬT dạy học môn GIÁO dục QUỐC PHÒNG AN NINH TRONG PHẦN lý THUYẾT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực của học SINH TRƯỜNG THPT QUỲNH lưu 2 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)