Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
3.6. Nhận xét kết quả thực nghiệm
Với việc tổ chức hoạt động dạy học giải quyết vấn đề qua bài Trình bày một
vấn đề đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Qua quá trình thực nghiệm có thể nhận
thấy giờ dạy học ở lớp thực nghiệm diễn ra rất sôi nổi, HS tích cực, hăng say và sáng tạo trong suốt tiến trình dạy học văn bản. Giờ dạy học không còn là quá trình truyền thụ kiến thức một chiều của giáo viên mà hầu hết tri thức bài học đã được HS tự tìm hiểu, lĩnh hội và khám phá qua sự tổ chức các hoạt động học tập của GV. Đặc biệt, qua quá trình thực nghiệm có thể nhận thấy, việc dạy học bài Trình bày một vấn đề
bằng cách tổ chức dạy học giải quyết vấn đề cùng với các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực khác đã hình thành và phát triển được năng lực tư duy phản biện cho học sinh. Từ các bảng thống kê đánh giá kết quả đã cho thấy, ở các lớp thực nghiệm sau khi tiến hành dạy học văn bản theo đúng tinh thần của đề tài thì tất cả các tiêu chí đánh giá kĩ năng tư duy phản biện của HS đều tăng và có tỷ lệ cao, tỷ lệ HS chưa đạt còn rất ít. Ngược lại, ở những lớp đối chứng không tổ chức theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề mà đề tài đã đưa ra trong quá trình dạy học văn bản thì tỷ lệ học sinh đạt được ở tất cả các tiêu chí về kĩ năng tư duy phản biện còn thấp. Như vậy, từ kết quả thống kê, phân tích và đánh giá đã cho thấy được hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề nhằm hình thành và phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh(phụ lục 3).