KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) dạy học dự án TÍCH hợp LIÊN môn vật lý – CÔNG NGHỆ, CHỦ đề ĐỘNG cơ NHIỆT TRONG vật lý 10 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 53 - 85)

1. Kết luận:

Với đề tài Dạy học dự án tích hợp liên môn Vật lí - Công nghệ, chủ đề

Động cơ nhiệt trong Vật lí 10 THPT, chúng tôi đã làm rõ được một số vấn đề:

Thứ nhất, làm rõ được cơ sở lý thuyết của phương pháp dạy học liên môn, dạy học dự án, dạy học tích hợp liên môn Vật lí – Công nghệ bằng dạy học dự án.

Thứ hai, xây dựng được quy trình dạy học tích hợp liên môn Vật lí – Công nghệ chủ đề Động cơ nhiệt bằng dạy học dự án làm ví dụ về phương pháp dạy học tích hợp liên môn. Chúng tôi hi vọng rằng với đề tài này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo để thực hiện nhiệm vụ dạy học tích hợp liên môn nhằm đáp ứng đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông hiện nay.

Thứ ba, chứng minh được tính khả thi và hiệu quả của dạy học tích hợp liên môn Vật lí – Công nghệ bằng dạy học dự án. Quá trình thực nghiệm cho thấy phương pháp dạy học này phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, học sinh hứng thú học tập, góp phần đổi mới giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của người học.

Một số khó khăn

- Thời gian để tiến hành dạy học dự án cần phải dài, báo cáo sản phẩm dự án nếu thời gian trong 1 tiết học không thể thực hiện được.

- Kết quả thực nghiệm sư phạm đang chỉ mới dừng lại ở phạm vi hẹp trong một số lớp học nên cũng chưa thể đại diện cho tất cả các đối tượng học sinh.

2. Một số kiến nghị

- Cần giảm lượng học sinh trong mỗi lớp (dưới 35 em), tăng cường đầu tư trang thiết bị cho các phòng học.

- Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực. Phương pháp dạy học tích hợp bằng dạy

học dự án sẽ đáp ứng được yêu cầu đó. Cần phải được nhân rộng mô hình này trong đội ngũ giáo viên.

- Đối với học sinh cần rèn luyện các kĩ năng thực hành, tư duy, sáng tạo, tư duy phản biện, chủ động hợp tác nhóm trong quá trình học tập. Phụ huynh cũng nên tạo điều kiện mua sắm các thiết bị như máy tính để có thể thực hiện được nhiệm vụ học tập một cách chủ động.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thử nghiệm hướng đề tài ở các chương khác, chủ đề khác của chương trình vật lý phổ thông, từ đó có thể thiết kế các bài dạy tốt hơn, góp phần tích cực vào việc triển khai chương trình dạy học theo hướng tiếp cận năng lực trong dạy học vật lý ở trường phổ thông.

Cảm ơn các đồng nghiệp, các em học sinh đã động viên, giúp đỡ, hỗ trợ tôi thực hiện đề tài khoa học này. Dù rất cố gắng song đề tài không tránh được những sai sót, rất mong được sự góp ý của các thầy cô, các em học sinh, của người đọc để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lương Duyên Bình (2008), Sách giáo khoa, sách bài tập Vật lí 10,

Nhà xuất bản giáo dục.

[2]. Nguyễn Văn Cường (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương

pháp dạy học ở trường THPT, Bộ Giáo dục Đào tạo.

[3]. Nguyễn Văn Khải (2011), Tài liệu hướng dẫn dạy học tích hợp trong

dạy học Vật lí ở trường phổ thông, Đại học Sư phạm Thái nguyên.

[4]. Nguyễn Thế Khôi (2006), Sách giáo khoa, Sách bài tập Vật lí 10

Nâng cao, Nhà xuất bản giáo dục.

[5]. Nguyễn Văn Khôi (2010), Sách giáo khoa Công nghệ 11, Nhà xuất

bản giáo dục.

[6]. Phạm Thị Phú (2012), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Vật lí

và Phương pháp dạy học Vật lí, Giáo trình dành cho cao học, NXB Đại học

Vinh.

[7]. Phạm Thị Phú, Đinh Xuân Khoa (2015), Phương pháp luận nghiên

cứu khoa học Vật lí và Lý luận phương pháp dạy học Vật lí, Giáo trình dành cho

cao học, NXB Đại học Vinh.

[8]. Nguyễn Xuân Thành (2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

môn Vật lí 10, NXB Đại học sư phạm.

[9]. Nguyễn Đức Thâm (2002), Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ

thông, Nhà xuất bản đại học sư phạm.

[10]. Nguyễn Đình Thước (2013), Những vấn đề hiện đại về dạy học Vật

, Giáo trình dành cho cao học, NXB Đại học Vinh.

[11]. Nguyễn Văn Tuấn (2010), Tài liệu học tập về phương pháp dạy học

theo hướng tích hợp, Chuyên đề bồi dưỡng ĐHKT TP Hồ Chí Minh.

[12]. Lê Thị Thủy Trúc (2012), Nghiên cứu dạy một số kiến thức chương

các định luật bảo toàn - Vật lí 10 THPT theo tinh thần dạy học dự án, Luận văn

[13]. Bộ giáo dục đào tạo (2014), Hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh

giá theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh cấp trung học phổ thông,

Tài liệu tập huấn đổi mới.

[14]. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến

thức, kĩ năng môn Công nghệ trung học phổ thông, NXB giáo dục.

[15]. BCH Trung ương (2013), Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản và

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: MỤC TIÊU DẠY HỌC THEO CHUẨN MÔN VẬT LÍ 10 VÀ MÔN CÔNG NGHỆ 11 – CHỦ ĐỀ ĐỘNG CƠ NHIỆT

Phụ lục 1a: Mục tiêu dạy học theo Chuẩn về Động cơ nhiệt – Vật lí 10

Kiến thức, kĩ năng Mức độ cần đạt

Lực ma sát Áp dụng hiểu biết về lực ma sát vào sử dụng, vận hành động cơ nhiệt đảm bảo an toàn: giảm ma sát bằng cách bôi trơn.

Mômen lực. Chuyển động quay của vật rắn quanh trục cố định

- Áp dụng hiểu biết về mômen lực để giải thích cơ chế hoạt động của bộ phận truyền lực trong động cơ nhiệt.

- Giải thích cơ cấu trục khuỷu thanh truyền phù hợp với mômen quán tính đảm bảo động cơ hoạt động tốt.

Nguyên lí II của Nhiệt động lực học.

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của nguyên lí II của nhiệt động lực học.

Vận dụng nguyên lí để giải thích một số hiện tượng.

- Nhiệt không tự nó truyền từ một vật sang vật khác nóng hơn. (Hay: không thể thực hiện được động cơ vĩnh cửu loại hai. Nói cách khác, động cơ nhiệt không thể biến đổi toàn bộ nhiệt lượng nhận được thành ra công)

Giải thích được sự chuyển hoá năng lượng trong động cơ nhiệt và máy lạnh.

- Ở động cơ nhiệt, tác nhân nhận nhiệt Q1 từ

nguồn nóng, biến một phần thành công A’ và toả

phần nhiệt lượng Q2 cho nguồn lạnh.

- Ở máy lạnh, tác nhân nhận công A và nhận

nhiệt Q2 từ nguồn lạnh, và truyền nhiệt Q1 cho

nguồn nóng.

1 2 1 1 2 1 1 T T T Q Q Q Q A H     

Phụ lục 1b. Mục tiêu dạy học theo chuẩn Động cơ nhiệt – môn Công nghệ

Chương 5: Đại cương về động cơ đốt trong

Kiến thức, kĩ năng Mức độ cần đạt

Bài 20: Khái quát về động

cơ đốt trong

Kiến thức

- Hiểu được khái niệm ĐCĐT - Biết được cách phân loại. - Biết được cấu tạo chung của ĐCĐT.

Kĩ năng

Hệ thống hóa cấu tạo của động cơ đốt trong.

Khái niệm: ĐCĐT là loại động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trình biến đổi nhiệt năng thành công ở trong xi lanh.

- Biết các cách phân loại theo nhiên liệu, theo hành trình pit-tông.

- Cấu tạo chung gồm: trục khuỷu thanh truyền; cơ cấu phân phối khí; hệ thống bôi trơn; hệ thống làm mát; hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí; hệ thống khởi động.

Bài 21: Nguyên lí làm việc

của ĐCĐT

Kiến thức

- Hiểu được các khái niệm cơ bản: điểm chết pít-tông; hành trình pít-tông; thể tích (toàn phần, buồng cháy, công tác); tỉ số nén, chu trình, kì.

- Hiểu được nguyên lí làm việc của ĐCĐT gồm: động cơ 4 kì và động cơ 2 kì.

- Minh họa và ký hiệu được công thức, một số khái niệm cơ bản: điểm chết (trên, dưới); hành trình pít-tông; thể tích; tỉ số nén, kì. - Hiểu được nguyên lí làm việc của động cơ

điêzen 4 kì, động cơ xăng 4 kì (nạp, nén, cháy

– dãn nở, thải). So sánh được sự khác nhau

về nguyên lí của hai loại động cơ trên.

- Hiểu được cấu tạo của động cơ 2 kì, nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì, động cơ điêzen 2 kì, cụ thể

+ Giải thích được đặc điểm cấu tạo động cơ 2 kì.

+ Giải thích và so sánh được nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì và động cơ điêzen

Kĩ năng

- Đọc được sơ đồ nguyên lí ĐCĐT.

- Nhận dạng được động cơ 2 kì, động cơ 4 kì; động cơ xăng, động cơ điêzen.

2 kì.

- So sánh được động cơ 2 kì và động cơ 4 kì.

- Đọc được sơ đồ nguyên lí của động cơ đốt trong: Động cơ điêzen 4 kì hoặc động cơ xăng 4 kì; động cơ điêzen 2 kì và động cơ xăng 2 kì.

- Phân biệt được hai loại động cơ đốt trong 4 kì và động cơ 2 kì dùng xăng và dùng điêzen.

Chương 6: Cấu tạo của động cơ đốt trong

Kiến thức, kĩ năng Mức độ cần đạt

Bài 22: Thân máy và nắp

máy

Kiến thức:

- Biết được nhiệm vụ, đặc điểm cấu tạo chung của thân máy và nắp máy

Kĩ năng

Nhận dạng được nắp máy và thân máy

- Khái quát chung về thân máy và nắp máy của ĐCĐT.

- Nhiệm vụ, cấu tạo của thân máy, nắp máy của động cơ làm mát bằng không khí và bằng nước.

Nhận dạng được cấu tạo của nắp máy, thân máy cho động cơ xăng và động cơ điêzen.

Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu

thanh truyền

Kiến thức

- Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

+ Pít-tông: nhiệm vụ và cấu tạo

+ Thanh truyền: nhiệm vụ và cấu tạo

- Trình bày được nhiệm vụ của trục khuỷu thanh truyền gồm:

+ Biến chuyển động tịnh tiến của pít-tông trong kì cháy dãn nở thành chuyển động quay của trục khuỷu, còn các kì khác thì ngược lại. Có được chức năng này là nhờ cơ cấu tay quay - con trượt.

+ Dẫn động các cơ cấu và hệ thống khác của động cơ (dẫn trục cam của cơ cấu phân phối

+ Trục khuỷu: nhiệm vụ và cấu tạo

Kĩ năng

Đọc được sơ đồ nguyên lí của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

khí, quạt gió và bơm nước trong hệ thống làm mát..)

- Mô tả được cấu tạo chung của cơ cấu gồm 3 nhóm:

+ Nhóm pít-tông. + Nhóm thanh truyền. + Nhóm trục khuỷu.

Cơ cấu hoạt động giống như cơ cấu tay quay – con trượt: má khuỷu là tay quay, pít-tông là con trượt, xilanh là khâu tĩnh, pít-tông là khâu động, các khâu này được nối với nhau bằng khớp động.

- Biết được nguyên lí làm việc chung của cơ cấu.

+ Hành trình pít-tông S = 2R (R là chiều dài má khuỷu)

+ Tính thuận nghịch của cơ cấu

- Đọc được sơ đồ nguyên lí trục khuỷu thanh truyền.

- Chỉ ra được vị trí các bộ phận của hệ thống trong sơ đồ.

Bài 24: Cơ cấu phân phối khí

Kiến thức

- Nhiệm vụ và phân loại cơ cấu phân phối khí.

- Cấu tạo, nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap.

Kĩ năng

- Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí. - Giới thiệu nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt hoặc kiểu van trượt.

Đọc được sơ đồ nguyên lí của cơ cấu phân phối khí dùng xupap.

- Đọc được sơ đồ nguyên lí của cơ cấu phân phối khí dùng xupap.

- Chỉ ra được vị trí các bộ phận trên sơ đồ.

Bài 25: Hệ thống bôi trơn

Kiến thức

- Nhiệm vụ, phân loại hệ thống bôi trơn.

- Cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

Kĩ năng

Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

- Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

+ Trình bày được nhiệm vụ và phân loại hệ thống bôi trơn.

+ Mô tả được cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

- Đọc được sơ đồ nguyên lí của cơ cấu hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

- Chỉ ra được vị trí các bộ phận trên sơ đồ.

Bài 26: Hệ thống làm mát

Kiến thức

- Nhiệm vụ và phân loại hệ thống làm mát.

- Cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước và không khí.

Kĩ năng

Đọc được sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức và làm mát bằng không khí.

Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước và bằng không khí

+ Trình bày được nhiệm vụ và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát.

+ Phân loại được hệ thống làm mát.

+ Mô tả được cấu tạo chung của hệ thống làm mát bằng nước và bằng không khí.

+ So sánh được ưu, nhược điểm của hai phương pháp làm mát. - Đọc được sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước và bằng không khí. - Chỉ ra được vị trí và tác dụng các bộ phận trên hệ thống. Bài 27: Hệ thống cung cấp

nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.

Kiến thức

- Nhiệm vụ và phân loại hệ thống cung cấp nhiên liệu trong động cơ xăng.

- Cấu tạo của hệ thống nhiên liệu; nguyên lí làm việc hệ thống cung cấp nhiên liệu trong động cơ xăng.

Kĩ năng

Đọc được sơ đồ khối của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí.

Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.

+ Trình bày được nhiệm vụ của hệ thống. + Trình bày được nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.

+ Mô tả cấu tạo của hệ thống cung cấp nhiên liệu trong động cơ xăng.

- Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống. - Chỉ ra được vị trí các bộ phận trong sơ đồ.

Bài 28: Hệ thống cung cấp

nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen.

Kiến thức

- Nhiệm vụ và phân loại hệ thống cung cấp nhiên liệu trong động cơ điêzen.

- Cấu tạo của hệ thống nhiên liệu; nguyên lí làm việc hệ thống cung cấp nhiên liệu trong động cơ điêzen.

Kĩ năng

Đọc được sơ đồ khối của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí.

Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen. Biết được đặc điểm sự hình thành hòa khí trong động cơ điêzen.

+ Trình bày được nhiệm vụ của hệ thống. + Trình bày được nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen.

+ Mô tả cấu tạo của hệ thống cung cấp nhiên liệu trong động cơ điêzen.

- Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống. - Chỉ ra được vị trí các bộ phận trong sơ đồ.

Kiến thức

- Biết được nhiệm vụ và phân loại được hệ thống đánh lửa. - Cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa không tiếp điểm.

Kĩ năng

Đọc được sơ đồ của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm loại đơn giản.

- Trình bày được nhiệm vụ và phân loại hệ thống đánh lửa.

- Trình bày được nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa không tiếp điểm.

- Đọc được sơ đồ của hệ thống đánh lửa không tiếp điểm loại đơn giản.

- Chỉ ra được các bộ phận chính của hệ thống trên sơ đồ.

Bài 30:Hệ thống khởi động

Kiến thức

- Nhiệm vụ, phân loại được hệ thống khởi động.

- Cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động bằng động cơ điện.

Kĩ năng

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) dạy học dự án TÍCH hợp LIÊN môn vật lý – CÔNG NGHỆ, CHỦ đề ĐỘNG cơ NHIỆT TRONG vật lý 10 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 53 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)