Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
suất của giống đậu tương ĐT51 trong vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên
Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá mật độ cấy phù hợp khi đưa vào sản xuất trên quy mô lớn. Năng suất được đánh giá trên phương diện là năng suất lý thuyết và năng suất thực thu. Đó cũng là kết quả của quá trình sinh trưởng, phát triển của cây đậu tương. Năng suất hạt đậu tương chịu tác động mạnh của nhiều yếu tố từ trong, bên ngồi đồng thời là kết quả tởng hợp hàng loạt các yếu tố cấu thành năng suất như: số quả chắc/cây, số quả 1 hạt/cây, số quả 2 hạt/cây, số quả 3 hạt/cây, trọng lượng hạt/cây, khối lượng 1000 hạt. Khả năng hình thành quả và hạt bị chi phối bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh. Trong điều kiện ngoại cảnh như nhau thì khả năng biểu hiện các tính trạng trên phụ thuộc chủ yếu vào mật độ cấy, tuy nhiên các biện pháp kỹ thuật
tác động cũng làm thay đởi một phần nào đó các yếu tố cấu thành năng suất, tạo nên sự cân bằng có lợi cho việc hình thành năng suất của đậu tương.
Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu tương ĐT51 trong vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu tương ĐT51 trong vụ Hè Thu năm 2017
Mật độ(cây/m2) 20 cây/m2 30 cây/m2 ( Đ/c) 40 cây/m2 50 cây/m2 P CV (%) LSD.05 Số quả chắc/cây:
Đây là một tính trạng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của giống, số quả chắc/cây là tính trạng số lượng, do vậy ngồi việc phụ thuộc vào các mật độ cấy nó còn chịu tác động rất lớn của điều kiện ngoại cảnh như: nhiệt độ, ẩm độ, dinh dưỡng và sâu bệnh. Qua theo dõi cho thấy số quả chắc trên cây ở các mật độ biến động từ 40,93 – 50,96 quả. Trong đó, CT3 có số quả chắc trên cây cao hơn CT2 đối chứng; CT4 có số quả chắc thấp hơn CT1, CT3 nhưng tương đương với với CT2 đối chứng; CT1 có số quả chắc tương đương với CT2.
Số hạt chắc/quả: ở các mật độ thí nghiệm số hạt chắc trên quả biến
động từ 2,15 – 2,62 hạt.Trong đó, CT4 có số hạt chắc tương đương với CT2 đối chứng nhưng thấp hơn hẳn CT1 và CT3. CT1, CT3 có số hạt chắc tương đương với CT2 đối chứng, tin cậy ở mức 95%
Khối lượng 1000 hạt: Các cơng thức thí nghiệm có khối lượng 1000 hạt
tương đương nhau từ 148,56 – 160,44 g. Chứng tỏ các mật độ trồng từ 20 – 50 cây/m2 không làm thay đổi khối lượng 1000 hạt của giống đậu tương ĐT51.
Năng suất lý thuyết: Các cơng thức thí nghiệm có năng suất lý thuyết
(NSLT) biến động 38,41 – 85,61 tạ/ha. Trong đó CT1 (mật độ 20 cây/ m2) cho NSLT thấp nhất (38,41 tạ/ha), thấp hơn CT2 đối chứng và các công thức thí nghiệm còn lại. CT3 (40 cây/m2) có NSLT cao nhất (85,61 tạ/ha) cao hơn hẳn CT2 đối chứng và CT4 (50 cây/m2) (65,11 tạ/ha) ở mức độ tin cậy 95%.
Năng suất thực thu: Năng suất thực thu (NSTT) là năng suất thực tế thu
được của từng mật độ trồng khác nhau. Kết quả thu được cho thấy: NSTT ở các mật độ trồng thí nghiệm biến động từ 26,42 – 35,54 tạ/ha.Trong đó, CT1 trồng mật độ 20 cây/m2 cho NSTT thấp nhất, thấp hơn CT2 đối chứng và các công thức còn lại; CT2 (đối chứng) có NSTT tương đương CT5 (mật độ 50 cây/m2); CT3 trồng mật độ 40 cây/m2 cho NSTT cao nhất (35,54 tạ/ha), cao hơn hẳn CT2 đối chứng và các công thức còn lại ở mức độ tin cậy 95%.