Tình hình sản xuất đậu tương tại Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sự sinh trưởng và năng suất của giống đậu tương đt51 vụ hè thu năm 2017 tại võ nhai thái nguyên (Trang 26 - 28)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ đậu tương trên thế giới và trong nước

2.2.3 Tình hình sản xuất đậu tương tại Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh miền núi có rất nhiều tiềm năng về đất đai để phát triển đậu tương. Với ưu thế là cây ngắn này có hiệu quả kinh tế cao và cải tạo đất tốt cây đậu tương là cây trồng quan trọng trong cơ cấu cây trồng ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay.

Bảng 2.6: Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên từ năm 2010-2016 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

(Nguồn: Chi cục thống kê tỉnh Thái nguyên 2016,)[1]

Qua bảng số liệu 2.6 cho thấy tình hình sản xuất đậu tương của tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây liên tục giảm.

- Về diện tích:

Từ năm 2010 - 2016, diện tích trồng đậu tương giảm từ 1567 ha xuống còn 930 ha giảm 637 ha (giảm 59,35%).

- Năng suất:

Năng suất đậu tương ở tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 - 2016 có nhiều biến động. Từ năm 2010 - 2013 năng suất tăng từ 14,75 tạ/ha lên 15,25 tạ/ha. Năm 2014 năng suất đậu tương giảm còn 14,39 tạ/ha. Đến năm 2016 năng suất tăng lên là 14,78 tạ/ha. Như vậy, có thể thấy trong những năm gần đây năng suất năm 2014 thấp nhất và cao nhất là năm 2013.

- Về sản lượng:

Từ năm 2010 - 2011, sản lượng đậu tương tăng nhẹ từ 2312 tấn lên 2346 tấn. Từ năm 2011 - 2016 sản lượng giảm đáng kể từ 2346 tấn xuống còn 1375 tấn giảm 971 tấn (giảm 58,61%).

Nhu cầu đậu tương ngày càng cao xong sản lượng đậu tương chưa được đáp ứng, mà trên thực tế ở nước ta nói chung và Thái Nguyên nói riêng việc mở rộng diện tích rất khó khăn vì vậy để tăng năng suất cho cây cần đưa ra các biện pháp kĩ thuật phù hợp để phát huy tiềm năng tối đa của các giống mới.

Qua tìm hiểu và đánh giá nhận thấy việc sản xuất đậu tương ở Võ Nhai nói riêng cịn nhiều hạn chế như kĩ thuật canh tác, sâu bệnh hại, chưa có nhiều giống mới trong việc khảo nghiệm áp dụng vào sản xuất địa phương, các giống sản xuất chủ yếu là các giống cũ. Bởi vậy việc xác định được các yếu tố hạn chế sẽ là cơ sở để xác định các biện pháp kĩ thuật canh tác phù hợp. Từ đó chuyển giao các kỹ thuật đến nơng dân, đưa giống mới vào cơ cấu giống đậu tương của Võ Nhai nhằm nâng cao năng xuất, hiệu quả kinh tế.

Ngồi ra, ở đây người nơng dân coi cây đậu tương là cây trồng phụ mà không đầu tư thâm canh dù cây đậu tương được đánh giá là cây trồng quan trọng trong cơ cấu cây trồng của nước ta.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sự sinh trưởng và năng suất của giống đậu tương đt51 vụ hè thu năm 2017 tại võ nhai thái nguyên (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w