Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng tổ hợp phân NTR1, NTR2 đến sinh trưởng và phát triển của giống cam xã đoài trồng tại huyện hàm yên – tuyên quang (Trang 31)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam

2.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên thế giới

Hiện nay cây cam được phát triển khắp các lục địa, sự phát triển của các vùng trồng cam trên thế giới có sự tương quan với các cuộc cách mạng công nghiệp ở các vùng. Vùng nào sớm phát triển cơng nghiệp thì nghề trồng cam cũng sớm phát triển và ngược lại.

Bảng 2.1 Tình hình sản xuất cam trên thế giới

Chỉ tiêu Năm 2012 Diện tích 2013 2014 (ha) 2015 2016 2012 Năng suất 2013 2014 (tấn/ha) 2015 2016 2012 Sản lượng 2013 2014 (tấn) 2015 2016

Nguồn: FAOSTAT/FAO Statistics - năm 2018. Năm 2012 diện tích cam của

đạt 73.187.570 tấn.

Vùng châu Mỹ: các nước sản xuất nhiều như Mỹ, Mêxico, CuBa, Costarica, Braxin, Achentina... tuy vùng cam châu Mỹ được hình thành muộn hơn so với vùng khác, song do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, do nhu cầu địi hỏi của nền cơng nghiệp Hoa Kỳ đã thúc đẩy ngành trồng cam ở đây phát triển rất mạnh. Tuy diện tích đứng thứ 2 thế giới và có xu hướng giảm từ 1.618.436 ha năm 2012 còn 1.506.395 ha năm 2016, nhưng năng suất và sản lượng của châu Mỹ lại đứng đầu thế giới với năng suất 20,75 tấn/ha năm 2016 và sản lượng đạt 31.259.802 tấn năm 2016.

Vùng châu Á được khẳng định là quê hương của cam quýt, hầu hết các nước châu Á đều sản xuất cam qt với diện tích lớn trong đó phải kể đến Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan… . So sánh về diện tích của 5 châu lục năm 2016, Châu Á có tởng diện tích lớn nhất là 1.657.095 ha tuy nhiên do chưa áp dụng được tiến bộ về khoa học kỹ thuật, chất lượng giống thấp nên năng suất của châu Á lại đạt mức thấp nhất, năm 2016 năng suất của châu Á là 15,88 tấn/ha thấp hơn thế giới 2,58 tấn/ha. Nhìn chung diện tích, năng suất và sản lượng của châu Á đều có xu hướng tăng cụ thể như sau: Diện tích từ năm 2012 đến năm 2016 tăng từ 1.549.387 ha lên 1.657.095 ha, năng suất tăng từ 13,72 tấn/ha năm 2012 lên 15,88 tấn/ha năm 2016, sản lượng cũng tăng từ 21.262.527 tấn năm 2012 tăng lên 26.319.385 tấn năm 2016.

Châu Âu có diện tích ,năng suất và sản lượng có sự biến động qua các năm: Diện tích từ 293.467 ha ở năm 2012 tăng lên 296.955 ha ở năm 2013, sau đó lại giảm xuống cịn 281.477 ha năm 2014, tiếp đó lại tăng lên 302.423 ha năm 2015 và cuối cùng giảm xuống 297.910 ha năm 2016. Năng suất tăng từ 19,75 tấn/ha năm 2012 lên 21,98 tấn/ha lên năm 2014, sau đó lại giảm xuống cịn 19,73 tấn/ha năm 2016. Sản lượng tăng từ 5.794.990 tấn năm 2012 lên 6.231.242 tấn năm 2013 sau đó giảm cuống cịn 5.876.536 tấn năm 2016.

Vùng lãnh thổ châu Phi: Diện tích, năng suất và sản lượng có sự biến đơng nhẹ qua các năm. Diện tích là 482.296 ha năm 2016, năng suất là 19,33 tấn/ha năm 2016 và sản lượng đạt 9.322.804 năm 2016.

Châu Đại Dương do khó khăn về đất đai nên diện tích và sản lượng thấp nhất, cụ thể như sau: diện tích năm 2016 là 21.569 ha, năng suất đạt 18,96 tấn/ha, sản lượng đạt 409.044 tấn.

2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam tại Việt Nam

Cam quýt được đưa vào Việt Nam từ thế kỷ XVI, cho đến nay đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và đã chọn ra được nhiều giống cho năng suất cao, phẩm chất tốt đem trồng ở một số vùng trên cả nước.

Từ những năm hồ bình lập lại đến những năm 60 của thế kỷ 20 cam quýt ở Việt Nam còn rất hiếm, cây cam mới chỉ tập trung ở một số vùng chuyên canh như Xã Đoài (Nghệ An), Bố Hạ (Bắc Giang)... đây là 2 vùng chuyên canh cam lớn của Việt Nam mà nhiều người biết đến.

Từ những năm 1960 ở miền Bắc thành lập một loạt các nông trường quốc doanh, trong đó có rất nhiều các nơng trường trồng cam quýt như Sông Lô, Cao Phong, Sông Bôi, Thanh Hà, Sơng Con... đã hình thành một số vùng trồng cam chính ở nước ta.

Vùng Nghệ An khoảng 1.000 ha, vùng Tây Thanh Hố 500 ha, vùng Xn Mai (Hồ Bình) 500 ha, vùng Việt Bắc 500 ha và các vùng còn lại khác 500 ha [4].

Bảng 2.2. Tình hình sản xuất cam ở Việt Nam STT

1 2 3

Với số liệu thống kê ở bảng 2.2 thì diện tích sản xuất cam tăng đều từ 53,8 nghìn ha năm 2013 lên 77,7 nghìn ha năm 2016. Năng suất có sự biến đơng qua các năm từ năm 2013 đến năm 2014 tăng từ 122,6 tạ/ha lên 127,6 tạ/ha, sau đó giảm xuống cịn 123,3 tạ/ha vào năm 2016. Cùng với năng suất thì sản lượng cũng thay đởi qua các năm,từ năm 2013 đến năm 2014 sản lượng tăng từ 531,9 nghìn tấn lên 589,5 nghìn tấn, sau đó giảm xuống 566,1 nghìn tấn vào năm 2015, và lại tăng lên 627,0 nghìn tấn vào năm 2016.

Ở nước ta hiện nay, có nhiều vùng trồng cam quýt, song những vùng cho năng suất cao, phẩm chất tốt có tiếng trong nước phải kể đến vùng cam đồng bằng sông Cửu Long (Vĩnh Long, Hậu Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp, Sóc Trăng), vùng cam bắc trung bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh), và vùng cam miền núi phía bắc (Tun Quang, Hà Giang, Hịa Bình).... với tởng diện tích của cả nước năm 2016 là 77.695 nghìn ha..

2.4.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt tại Hàm Yên

Hàm Yên là một huyện miền núi phía Bắc giáp huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp huyện n Sơn, phía Đơng giáp xã Tân Mỹ của huyện Chiêm Hóa tỉnh Tun Quang, phía Tây giáp huyện n Bình, Lục n, tỉnh n Bái. Đây là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.600 - 1.800 mm, số ngày mưa trung bình 150 ngày/năm, trên địa bàn có nhiều suối lớn và sơng Lơ chảy qua, thích hợp cho cây cam sinh trưởng và phát triển.

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất 1 số xã trồng cam tại huyện Hàm Yên, Tuyên Quang năm 2016

Stt Vùng trồng 1 Toàn huyện 2 Yên Thuận 3 Bạch Xa 4 Minh Khương 5 Minh Dân 6 Phù Lưu 7 Tân Thành 8 Yên Lâm 9 Yên Phú 10 T.T Tân Yên 11 Các xã khác

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tuyên Quang[11] Kết quả điều tra ở bảng 2.3 cho thấy tính đến năm 2016 tồn huyện hiện có 7.022 ha đất trồng cam, trong đó diện tích cam đã trồng và cho thu hoạch là 4.065 ha tập trung nhiều ở 9 xã: Yên Thuận, Bạch Xa, Minh Khương, Minh Dân, Phù Lưu, Tân Thành, Yên Lâm, Yên Phú và thị trấn Tân Yên. Cụ thể như sau:

+ Diện tích trồng cam tại huyện Hàm Yên tập trung chủ yếu tại xã Phù Lưu là 2.579,4 ha chiếm 36,73% tồn huyện, diện tích cho thu hoạch là 1.997,7 ha, năng suất đạt bình quân 284,1 tạ/ha, sản lượng là 56.751,9 tấn.

+ Đứng thứ 2 là xã Tân Thành có tởng diện tích trồng cam là 953 ha chiếm 13,57% tồn huyện, diện tích cho thu hoạch là 369 ha, năng suất trung bình đạt 236,7 tạ/ha, tởng sản lượng là 8.733,3 tấn. Thấp nhất là xã Bạch xa

có tởng diện tích là 185,4 ha, chiếm 2,64% tồn huyện, diện tích cho thu hoạch là 55 ha, năng suất trung bình đạt 224,6 tạ/ha, tởng sản lượng là 1.235,4 tấn/ha.

2.5. Kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu

Nghiên cứu về những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và nhu cầu dinh dưỡng của cây ăn quả có múi cho thấy, cam quýt là cây ăn quả lâu năm có q trình sinh trưởng và phát triển chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố nội tại (di truyền), của các yếu tố sinh thái và các yếu tố về kỹ thuật canh tác. Trong đó kỹ thuật canh tác, cụ thể là kỹ thuật bón phân là yếu tố quyết định nhất đến năng suất, chất lượng của cây cam quýt. Lượng phân bón tuỳ thuộc mỗi giống, t̉i cây, điều kiện sinh sống, hình thức nhân giống… Vì vậy cần tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân để tìm ra lượng phân phù hợp.

Thực vật nói chung và cam quýt nói riêng, muốn sinh trưởng , phát triển tốt cần phải được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng cũng như vi lượng. Nghiên cứu về phân hữu cơ khoáng NTR1, NTR2 cho thấy, phân được sản xuất từ phân lợn nái và phân gà với quy trình tiên tiến, hiện đại, có chất lượng đảm bảo đã được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận. Với chất lượng tốt cùng với giá thành tương đối thấp phù hợp với kinh tế của nhiều hộ dân nên phân hữu cơ khống NTR1, NTR2 đang được nhiều nơng hộ ưu tiên sử dụng . Đặc biệt hàm lượng hữu cơ lớn hơn 20% (trong khi đó các phân hữu cơ khống hiện có trên thị trường hiện nay chỉ đạt 15%) có khả năng cung cấp đầy đủ lượng phân cần thiết sẽ giúp cho cây cam xã đoài sinh trưởng phát triển tốt, bảo vệ môi trường, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Phần 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Giống cam Xã Đồi đưa vào thí nghiệm có độ t̉i trung bình 6 năm được trồng tại huyện Hàm Yên, Tỉnh Tuyên Quang.

3.1.2. Vật liệu

- Phân đạm urê Hà Bắc có hàm lượng N là 46%. - Phân kali KCl có hàm lượng K2O là 60%.

- Phân super lân Lâm Thao có hàm lượng P2O5 là 16%.

- Phân NTR1 là phân hữu cơ khống của Trường ĐH Nơng lâm, có hàm lượng các chất: hữu cơ ≥20%, N:P:K=2,5:5,5:0,5; độ ẩm 20%.

- Phân NTR2 là phân hữu cơ khoáng của Trường ĐH Nơng lâm, có hàm lượng các chất: hữu cơ ≥20%, N:P:K=5,5:1,5:4; độ ẩm 20%.

3.1.3. Thời gian nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2016 đến tháng 11/2017.

3.1.4. Địa điểm nghiên cứu

- Huyện Hàm Yên - Tỉnh Tuyên Quang.

3.1.5. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng tổ hợp phân NTR1, NTR2 đến sinh trưởng và phát triển giống cam Xã Đoài trồng tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng tở hợp phân NTR1, NTR2 đến tình

hình sâu, bệnh hại trên cây cam Xã Đoài trồng tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. - Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng tổ hợp phân NTR1, NTR2 đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cam Xã Đoài trồng tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Bố trí thí nghiệm

Các thí nghiệm đựơc bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiêu hoàn chỉnh (RCB), tởng số cây trong thí nghiệm là 60 cây được lựa chọn đồng đều về giống, có cùng độ t̉i, tình hình sinh trưởng, kỹ thuật nhân giống và quy trình chăm sóc, bón phân, tưới nước.v.v..

Mỗi cơng thức được nhắc lại 3 lần, mỗi lần 5 cây.

- Cơng thức thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 4 cơng thức, các cơng thức bón phục hồi cho cây cam sau khi thu hoạch với lượng phân NTR1 là 3 kg/cây, riêng công thức 4 (Đối chứng) khơng bón và bón phân NTR2 với các liều lượng khác nhau như sau:

+ Công thức 1: 3 kg NTR1 + 8 kg NTR2/ cây + Công thức 2 : 3 kg NTR1 + 9 kg NTR2/ cây + Công thức 3 : 3 kg NTR1 + 10 kg NTR2/ cây

+ Cơng thức 4: bón 640 g Ure + 1,8 kg Supe lân + 550 g kali + 20 kg phân chuồng (cơng thức đối chứng)

Sơ đồ thí nghiệm: Dải bảo vệ

Dải bảo vệ

3.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi

* Đặc điểm ra hoa, đậu quả:

- Thời gian bắt đầu ra hoa, đậu quả: Tính từ khi có 5% số hoa, quả xuất hiện. - Thời gian ra hoa tập trung: Khi có 25 - 75% hoa nở.

- Thời gian hoa tàn: Khi có > 80% hoa rụng cánh.

- Tỷ lệ đậu quả ở các ngưỡng thời gian khác nhau: Định 10 cành/cây; theo dõi số nụ, số hoa, số quả ban đầu và kết thúc.

- Tỷ lệ đậu quả (%) = (Tổng số quả đậu tại thời điểm theo dõi/Tổng số hoa, quả non rụng + Tổng số quả đậu tại thời điểm theo dõi) * 100

* Động thái rụng quả: Đếm tổng số quả ở mỗi lần nhắc lại của mỗi công

thức (mỗi lần nhắc lại 3 cây) sau khi cánh hoa rụng, mỗi cây theo dõi 4 cành phân bố đều ở các hướng, đếm tổng số quả đậu/cành, định kỳ 30 ngày theo dõi 1 lần. Động thái rụng quả được tính theo cơng thức sau:

- Động thái rụng quả (%) =

* Động thái sinh trưởng quả

- Dùng thước Pamer đo đường kính quả và chiều cao quả, mỗi cơng thức đo 30 quả được đánh dấu cố định trên cây phân bố đều ở các hướng và các tầng tán, định kỳ

30 ngày theo dõi 1 lần.

* Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất

- Số lượng quả/cây: Đếm trực tiếp số quả hoàn chỉnh của từng cây/từng công thức khi thu hoạch.

- Năng suất quả/cây (kg/cây): Cân trực tiếp khối lượng quả/các cây của các cơng thức. Tính trung bình.

Khối lượng 1 quả (kg) x Số quả/cây x số

cây/ ha + Năng suất lý thuyết (tấn/ha) =

1.000

Năng suất cá thể (kg/cây) x số cây/ha + Năng suất thực thu (tấn/ha) =

* Chỉ tiêu về chất lượng

- Khối lượng trung bình quả (gam/quả): Cân khối lượng quả, mỗi công thức lấy 10 quả ở 4 hướng, ngang tán, 3 lần nhắc lại, tính trung bình.

- Độ ngọt: Đo bằng brix kế cầm tay.

- Độ chua (%): Chuẩn độ bằng phương pháp trung hòa axit.

- Tỷ lệ ăn được (%): Khối lượng ăn được chia tổng khối lượng vỏ và vách múi.

- Số hạt (hạt/quả): Đếm số hạt/quả trên 10 quả , mỗi công thức nhắc lại 3 lần.

* Chỉ tiêu về sâu bệnh hại:

Theo Tiêu chuẩn ngành: “Qui định về công tác điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng do Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành năm 2003 (Quyết định số: 82/2003/QĐ/BNN). Thời gian điều tra: Định kỳ 7 ngày/ lần. Điều tra loại sâu, bệnh hại chính: Tên sâu, bệnh, mức nhiễm quy định (%); phân cấp hại (cấp 1, cấp 2, cấp 3).thể hiện mức độ bị hại nặng nhẹ trên các bộ phân cây cam, cấp càng nhỏ thì mức độ hại càng ít, cấp càng cao mức độ hại càng lớn.

- Bệnh trên lá: + Cấp 1:< 1% diện tích lá bị hại. + Cấp 3: 1 đến 5% diện tích lá bị hại. + Cấp 5: > 5 đến 25% diện tích lá bị hại. + Cấp 7: > 25 đến 50% diện tích lá bị hại. + Cấp 9: > 50% diện tích lá bị hại. - Bệnh trên thân

+ Cấp 1: nhẹ (cây có 1 - 2 vết đục hoặc 1 cành bị héo, cây vẫn xanh tốt). + Cấp 2: nhẹ (cây có 3 - 5 vết đục thân hoặc 2 đến 4 cành bị đục, cây phát triển trung bình).

+ Cấp 3: nặng (dùng tay lắc nhẹ, cây bị gẫy do vết đục của sâu, tán cây vùng héo).

- Bệnh trên quả (bệnh loét sẹo cam, quýt): + Cấp 1: vết bệnh đến 5% diện tích lá, quả có vết bệnh. + Cấp 3: > 5 đến 10% diện tích lá, quả có vết bệnh. + Cấp 5: > 10 đến 15% diện tích lá, quả có vết bệnh. + Cấp 7: > 15 đến 20% diện tích lá, quả có vết bệnh. + Cấp 9: > 20% diện tích lá, quả có vết bệnh.

- Bệnh hại cành (bệnh chảy nhựa):

+ Cấp 1: từ vết bệnh đến 10% diện tích cành 1 t̉i bị bệnh.

+ Cấp 3: > 10 - 20% diện tích cành 1 t̉i hoặc 10% cành 3 t̉i bị bệnh. + Cấp 5: > 20% diện tích cành 3 t̉i hoặc 10% cành 4 t̉i bị bệnh. + Cấp 7: > 20% cành 4 tuổi hoặc 10% cành cơ bản bị bệnh.

+ Cấp 9: > 20% cành cơ bản hoặc 50% chu vi vỏ gốc bị bệnh. * Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của mơ hình :

Tính tởng thu, tởng chi,lãi thuần của từng cơng thức.

3.2.3. Biện pháp kĩ thuật

Các thí nghiệm được thực hiện trên vườn cam Xã Đồi của 01 hộ nơng dân, các biện pháp kĩ thuật được áp dụng đồng bộ từ khâu thu hoạch đến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng tổ hợp phân NTR1, NTR2 đến sinh trưởng và phát triển của giống cam xã đoài trồng tại huyện hàm yên – tuyên quang (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w