II. Khai thác chân dung nhân vật lịch sử trong giảng dạy trực tuyến nội dung
4. Tổ chức thực hiện
Bài 2. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG
CỦA QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
(Thời lượng thực hiện: 04 tiết)
Tiết 1-2: LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CỦA QUÂN ĐỘI
NHÂN DÂN VIỆT NAM
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Lịch sử hình thành, xây dựng và trưởng thành của Quân đội nhân
dân Việt Nam. Những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Về năng lực:
- Trình bày được Lịch sử hình thành, xây dựng và trưởng thành của Quân đội nhân
dân Việt Nam; Những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Giải thích được sự trưởng thành phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam. - Phân tích được những truyền thống vẻ vang của Quân đội ta.
- Rút ra được nghệ thuật quân sự Việt Nam.
3. Về phẩm chất: Qua bài học bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách
nhiệm đối với quê hương, đất nước. Hình thành phẩm chất trung thực, chăm chỉ trong quá trình học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu: SGK Giáo dục quốc phòng-an ninh 10; tư
liệu từ trang internet, Các vi deo về chân dung các nhân vật lịch sử, đường link....Phần mềm Microsoft Teams, phần mềm Azota...
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học)
a) Mục tiêu: HS bước đầu mô tả được sự ra đời và những chiến thắng, những
truyền thống của Quân đội nhân dân VN
b) Tổ chức thực hiện (thông qua hệ thống quản lí học tập)
Bước 1: GV giao nhiệm vụ và yêu cầu HS nộp sản chậm nhất vào buổi tối
trước khi diễn ra buổi học:
Nội dung: HS xem video về lịch sử hình thành và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam: https://www.youtube.com/watch?v=Ukg4qhJ5Yuc để thực hiện các nhiệm vụ sau:
(1)Video khái quát lại quá trình hình thành và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam. Em hãy nêu các mốc thời gian tiêu biểu gắn liền với sự hình thành và phát triển của Quân đội ta.
(2) Trong video có những hình ảnh đề cập đến những chiến công vang dội của Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo em, những thắng lợi đó có ý nghĩa thế nào đối với lịch sử dân tộc ta? Do đâu mà có những thắng lợi đó?
(3) Cuối vi deo có đề cập đến vai trò vị trí của Quân đội nhân dân Việt Nam trong bối cảnh hòa bình hiện nay. Theo em, Vai trò vị trí đó thể hiện ở những phương diện nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà và ghi câu trả lời vào vở. GV theo dõi tiến độ
thực hiện nhiệm vụ và hướng dẫn cách thực hiện đối với những HS gặp khó khăn.
Sản phẩm: Kết quả của HS được ghi vào vở/giấy nháp/phiếu học tập:
(1)Các mốc thời gian tiêu biểu đánh dấu sự hình thành và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam:
- Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập – Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Chiến thắng Điện Biên phủ 1954
- Chiến thắng Điện Biên phủ trên không năm 1972 - Chiến thắng mùa xuân 1975
(2) Những chiến công của Quân đội nhân dân Việt Nam có ý nghĩa lịch sử vô cùng tô lớn, góp phần giải phóng dân tộc, bảo vệ vững chắc tổ quốc trong hai cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp và chống Mĩ….
(3) Trong bối cảnh hòa bình hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam thể hiện vai trò, vị trí mới thể hiện trên các phương diện:
- Bảo vệ vững chắc sự toàn vẹn của lãnh thổ, độc lập chính trị của dân tộc. - Tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
- Bảo vệ và chăm lo đời sống của nhân dân: giúp nhân dân sản xuất, chống thiên tai….
Bước 3: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ
những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật.
Bước 4: GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có các
vấn đề chưa rõ hoặc có tình huống phát sinh để trao đổi, thảo luận trước lớp. Đầu buổi học trực tuyến GV kết luận những vấn đề chính trong phần mở đầu và dẫn dắt vào hoạt động 2.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nội dung 1. Tìm hiểu lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam (trực tuyến, 35 phút)
phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam.
b) Tổ chức thực hiện (thông qua hệ thống quản lí học tập)
Bước 1: GV chia sẻ màn hình, sử dụng hình ảnh về các anh hùng quân đội
nhân dân Việt Nam để làm rõ các giai đoạn lịch sử hình thành và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau đó, GV chia 4 nhóm trên phần mềm MS Teams và giao nhiệm vụ cho HS hoàn thành các câu hỏi như sau:
Nội dung:
-Nhóm 1,2: HS đọc tài liệu, quan sát tranh ảnh về Võ Nguyên Giáp, La Văn Cầu, Nguyễn Viết Xuân, Phạm Tuân,
-Nhóm 3,4: Xem vi deo về Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Sự kiện Rào Trăng 3
Làm việc theo nhóm trong vòng 10 phút để:
1. Xác định các anh hùng nêu trên sống và chiến đấu, lập chiến công trong những thời kì lịch sử nào?Trình bày những hiểu biết của các em về họ?
2. Trong các thời kì lịch sử đó, Quân đội nhân dân Việt Nam đã trưởng thành và phát triển ra sao?
Bước 2: HS xác định nhiệm vụ, vào phòng thảo luận nhóm và hoàn thành câu
hỏi. GV quan sát, điều hành và lần lượt vào các nhóm để hỗ trợ.
Sản phẩm:Bảng kiến thức về sự phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam qua các thời kì
Nội dung Thời kì 1930 - 1945 Thời kì 1946-1954 Thời kì 1954-1975 Thời kì xây dựng và bảo vệ tổ quốc Các anh hùng tiêu biểu Võ Nguyên Giáp Phan Đình Giót Bế Văn Đàn Tô Vĩnh Diện Võ Nguyên Giáp Nguyễn Viết Xuân Phạm Tuân Võ Nguyên Giáp Phạm Tuân Võ Nguyên Giáp Rào Trăng 3 Sự phát triển của quân đội ta -Ra đời những tổ chức vũ trang đầu tiên: Đội Tự vệ đỏ, Xích vệ đỏ, du -Tên gọi: +Vệ Quốc Đoàn
+Quân đội quốc gia Việt Nam (1946) - Các quân chủng, binh chủng ra đời - Hệ thống nhà trường quân đội được xây dựng
- Quân đội được xây dựng theo hướng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại làm nòng cốt cho nền quốc
kích Nam Kì, du kích Bắc Sơn, du kích Ba Tơ, Các đội Cứu quốc quân 1,2,3. -Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Ngày này trở thành ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. - Tháng 4/1945, các tổ chức vũ trang hợp nhất thành “Việt Nam giải phóng quân”. + Quân đội nhân dân Việt Nam (1951) -Lực lượng ngày càng lớn mạnh: +Bộ đội chủ lực: vài nghìn người đến 1954 đã trên 30 vạn. + Bộ đội địa phương: phát triển trên phạm vi cả nước với các trung đoàn, tiểu đoàn. - Các thắng lợi tiêu biểu: + Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 +Chiến dịch Biên giới 1950 +Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điên Biên Phủ. -Giành nhiều thắng lợi to lớn: + Ở miền Nam, quân đội ta đánh bại các chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, chiến tranh Việt Nam hóa của Mỹ. + Ở miền Bắc, quân đội ta đánh bại 2 cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, làm nên chiến thắng Điện Biên phủ trên không buộc Mĩ kí Hiệp định Pa ri 1973. + Năm 1975, Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đã giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. phòng toàn dân. - Tăng cường sức chiến đấu bảo vệ quốc phòng an ninh - Tích cực tham gia phòng chống thiên tai, dịch họa góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Bước 3: GV yêu cầu HS quay trở lại phòng học chung, chọn 2 nhóm HS cử
đại diện chia sẻ màn hình để trình bày kết quả thảo luận, đồng thời yêu cầu các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung kết quả. Sau phần trình bày và thảo luận, góp ý của các nhóm, GV tiếp tục nêu vấn đề thảo luận: Do đâu Quân đội nhân dân Việt Nam có thể đánh thắng nhiều đế quốc hùng mạnh? HS suy nghĩ để trả lời các câu hỏi.
Bước 4: GV chia sẻ phiếu học tập hoàn thiện (đã chuẩn bị trước), kết luận
như mục Sản phẩm và mở rộng thêm: Quân đội nhân dân Việt Nam có thể đánh bại những đế quốc hùng mạnh của thế giới lúc bấy giờ là do sử dụng nghệ thuật quân sự của chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân. Đó là nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ chống lớn, thực hiện thế trận toàn dân…
HS lắng nghe và ghi nội dung vào vở.Sau đó, GV dẫn dắt vào hoạt động mới.
Nội dung 2. Tìm hiểu những truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam (trực tuyến, 30 phút)
a) Mục tiêu: HS trình bày, phân tích được những truyền thống tốt đẹp của
Quân đội nhân dân Việt Nam.
b) Tổ chức thực hiện (thông qua hệ thống quản lí học tập)
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, chia sẻ màn hình và giao nhiệm vụ như sau:
Nội dung: HS xem video Tầm nhìn của người anh cả, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp kết hợp đọc Mục II. SGK trang 18-19, làm việc theo nhóm trong vòng 10 phút để:
(1). Trình bày được những phẩm chất tốt đẹp của Anh bộ đội cụ Hồ thông qua hình tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
(2). Trình bày những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bước 2: HS xác nhận nhiệm vụ học tập, vào phòng thảo luận nhóm để thực hiện
nhiệm vụ. GV quan sát, điều hành và lần lượt vào các nhóm để hỗ trợ.
Sản phẩm: Kết quả của HS được trình bày trong phiếu học tập:
(1). Những phẩm chất tốt đẹp của anh Bộ đội cụ Hồ
- Đó là lý tưởng chiến đấu cao đẹp, yêu nước, yêu chế độ, trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân; tinh thần quyết chiến, quyết thắng, ý chí vượt qua khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, sự gan dạ, dũng cảm, kiên cường, mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và công tác; tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn, tình đoàn kết quân - dân cá nước; tính kỷ luật tự giác, nghiêm minh...
(2) Những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam: - Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng.
- Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng - Gắn bó máu thịt với nhân dân
- Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỉ luật tự giác, nghiêm minh.
- Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước. - Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết, thủy chung với bạn bè quốc tế.
Bước 3: GV yêu cầu HS trở lại phòng học chung, đối với từng nhiệm vụ, GV
lần lượt mời đại diện 1 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp. GV mời các nhóm khác cùng nhiệm vụ nhận xét, bổ sung. Tiếp đó, GV xác định những phẩm chất tốt đẹp của anh Bộ đội cụ Hồ qua chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xác định được những truyền thống vẻ vang của quân đội ta và nêu vấn đề: Những truyền thống vẻ vang đó đã được hình thành trên cơ sở nào? Quân đội các nước trong khu vực có những truyền thống tốt đẹp đó không? Vì sao? HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 4: GV chia sẻ phiếu học tập hoàn thiện (đã chuẩn bị trước), kết luận như mục Sản phẩm và mở rộng thêm: Những truyền thống vẻ vang đó đã được hình thành trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu dài, đầy gian khổ của dân tộc . Đó là nét đặc trưng của Quân đội nhân dân Việt Nam mà không phải nước nào cũng có được. Bời nó gắn liền với những yếu tố truyền thống, lịch sử của một dân tộc. HS lắng nghe, quan sát và ghi chép.
3. Hoạt động 3. Luyện tập (thực hiện trực tuyến, 5 phút)
a. Mục tiêu: nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mà HS đã
được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về lịch sử, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.
b. Tổ thức thực hiện (thông qua ứng dụng trực tuyến Quizizz, ứng dụng Azota)
Bước 1: GV chia sẻ màn hình và giao nhiệm vụ cho HS như sau:
Nội dung: HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ: Truy cập vào link Quizizz hoặc Azota để làm bài tập trắc nghiệm khách quan.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ và
hướng dẫn cách thực hiện đối với những HS gặp khó khăn.
Sản phẩm:
Câu 1.Tổ chức nào dưới đây được coi là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam?
A.Trung đội cứu quốc quân III. B. Đội du kích Bắc Sơn.
C. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. D. Việt Nam Giải phóng quân.
Câu 2. Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là
A. Ngày 22/12 B. Ngày 19/8. C. Ngày 30/4 D. Ngày 7/5. Câu 3. Anh hùng lực lượng vũ trang nào được nhắc đến trong câu đố sau: “Anh hùng chiến dịch Đông Khê/ Chặt tay mình để tiện bề tiến công”
A. La Văn Cầu. B. Bế Văn Đàn. C. Tô Vĩnh Diện. D. Phan Đình Giót.
Câu 4. Trong giai đoạn 1945-1954, Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm những lực lượng nào?
B. Bộ đội chủ lực và dân quân du kích.
C. Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
D. Đội tự vệ công – nông và bộ đội địa phương.
Câu 5. Người chiến sỹ đã lấy thân mình làm giá súng là
A. La Văn Cầu. B. Bế Văn Đàn. C. Phan Đình Giót. D. Tô Vĩnh Diện. Câu 6. Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam theo nguyên tắc
A.tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt. B. tuyệt đối, toàn diện về mọi mặt.
C. trực tiếp, toàn diện về mọi mặt. D. tuyệt đối, trực tiếp về chính trị. Câu 7. Nội dung nào không phản ánh đúng truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam?
A. Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng. B. Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỉ luật tự giác, nghiêm minh.
C. Tinh thần tự lực tự cường, không có sự đoàn kết quốc tế.
D. Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng.
Câu 8. Ai là tác giả của câu nói: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khan nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”?
A.Hồ Chí Minh. B. Phạm Văn Đồng. C. Võ Nguyên Giáp. D. Nguyễn Chí Thanh
Câu 9. Quân đội nhân dân Việt Nam không có chức năng nào sau đây? A. đội quân chiến đấu. B. đội quân công tác.
C. đội quân sản xuất. D. đội quân văn hóa.
Câu 10. Thắng lợi quân sự lớn nhất của quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1945-1954) là
A. Chiến dịch Việt Bắc 1947. B. Chiến dịch Biên giới 1950.
C. Chiến dịch Thượng Lào 1953. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Bước 3: HS nộp sản phẩm sau khi làm bài thông qua ứng dụng
Bước 4: GV truy cập vào để xem và đánh giá kết quả khả năng tiếp thu bài
học của HS để có định hướng dạy học và ôn luyện tốt hơn.
4. Hoạt động 4. Vận dụng (thực hiện ở nhà, hướng dẫn thực hiện: 5 phút) a) Mục tiêu: HS thể hiện được lòng tự hào đối với Quân đội nhân dân Việt Nam b) Tổ chức thực hiện (thông qua hệ thống quản lí học tập)
Bước 1: GV chia sẻ màn hình, giới thiệu phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho HS như sau:
Nội dung: HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ:
(1). Viết một bài luận từ 10 đến 20 dòng nói về việc phát huy truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
(2). Sưu tầm hình ảnh đẹp về chức năng xây dựng tổ quốc của bộ đội ta trong giai đoạn hiện nay.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ và
hướng dẫn cách thực hiện đối với những HS gặp khó khăn.
Sản phẩm: HS điền vào phiếu học tập
(1). Bài viết khoảng 10 đến 20 dòng với nội dung chính: Hiện nay, sự nghiệp đổi