Nhận xét và đánh giá chung

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và khả năng tích lũy carbon của trạng thái rừng phục hồi IIA tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 35 - 36)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Nhận xét và đánh giá chung

Điểm qua các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các vấn đề có liên quan có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

- Hiện nay các nước trên thế giới đang đặt mối quan tâm rất lớn tới CDM và REDD. Đây là cơ hội cho những người dân sống bằng nghề rừng có thể tiếp cận được nguồn đầu tư tài chính, cũng như cơ hội để phát triển nguồn nhân lực thông qua việc chuyển giao công nghệ, giúp người dân xây dựng môi trường sống an toàn, bền vững, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt ở những nước đang phát triển. Các công trình nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ carbon của thực vật được thế giới quan tâm nghiên cứu từ rất sớm và đã đạt được nhiều thành công nổi bật như: xác định được sinh khối và khả năng hấp thụ CO2 cho nhiều loại rừng khác nhau, xây dựng được cơ sở khoa học cũng như thực tiễn trong việc nghiên cứu sinh khối và hấp thụ CO2 của rừng, xây dựng được nhiều phương pháp tiên tiến trong nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ CO2.

- Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ CO2 của rừng được nghiên cứu khá muộn so với thế giới, tuy nhiên đây là lĩnh vực đã được sự quan tâm rất lớn của toàn xã hội và bước đầu cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là đối với một số loài cây trồng rừng phổ biến ở nước ta như: Thông nhựa, Thông đuôi ngựa, Mỡ, Keo các loại, Bạch đàn,… góp phần quan trọng trong việc định lượng giá trị môi trường

rừng ở nước ta. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ C02 ở nước ta mới chỉ tập trung chủ yếu vào nghiên cứu cho đối tượng là rừng trồng, đối tượng rừng tự nhiên đặc biệt là rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác kiệt vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. Hiện nay, đối tượng rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt (trạng thái IIb) chiếm một tỷ trọng khá lớn so với tổng diện tích rừng tự nhiên của nước ta, do vậy, việc nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ C02 cho đối tượng rừng này là rất cần thiết trong tiến trình lượng hóa các giá trị môi trường rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng và hướng tới thị trường thương mại carbon trên thế giới. Với những lý do đó đề tài luận án đặt ra là cần thiết.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và khả năng tích lũy carbon của trạng thái rừng phục hồi IIA tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)