Tiết 41: “Bài tập động lượng Công và công suất”

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) LINH HOẠT sử DỤNG các TRÒ CHƠI TRÊN POWERPOINT NHẰM tạo HỨNG THÚ và TĂNG HIỆU QUẢ học tập ở một số TIẾT bài tập THUỘC CHƯƠNG TRÌNH vật lí 10 THPT (Trang 27 - 31)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II NỘI DUNG

2.5. Thiết kế trò chơi trên PowerPoint vào các tiết bài tập cụ thể

2.5.4. Tiết 41: “Bài tập động lượng Công và công suất”

* Mục tiêu: ôn tập các kiến thức liên quan đến “ Động lượng. Công và công

suất”.

* Chuẩn bị:

- Thiết kế trò chơi phù hợp với lượng nội dung kiến thức và ý tưởng của GV. - Thiết bị dạy học: máy tính, máy chiếu.

- Hệ thống câu hỏi: GV chuẩn bị 4 gói câu hỏi cho 4 đội chơi với các mức độ tương đương.

* Trò chơi được áp dụng: “ Cờ cá ngựa”.

Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm

Gói câu hỏi 1

Câu 1: Động lượng là véc tơ

A. cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc. .

B. có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc 𝛼 bất kỳ. C. có phương vuông góc với véc tơ vận tốc.

D. cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc.

Câu 2: Gọi Mm là khối lượng súng và đạn, vận tốc đạn lúc thoát khỏi nòng súng. Giả sử động lượng được bảo toàn. Vận tốc súng là :

A.𝑣⃗ = 𝑚

𝑀𝑉⃗⃗. B. 𝑣⃗ = −𝑚

𝑀𝑉⃗⃗ . C.𝑣⃗ = 𝑀

𝑚𝑉⃗⃗ . D.𝑣⃗ = −𝑀

𝑚𝑉⃗⃗.

Câu 3: Công là đại lượng

A. vô hướng. B. véc tơ. C. luôn dương. D. luôn âm.

Câu 4: Lực 𝐹⃗ có độ lớn 500 N kéo vật làm vật dịch chuyển theo hướng của lực một đoạn đường dài 2 m. Công của lực kéo 𝐹⃗ là :

A. 1000 J. B. 1000 N. C. 250 N. D. 250 J.

Câu 5: Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5

giây. Lấy g = 9,8 m/s2. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là

:

A. 5,0 kgm/s. B. 4,9 kgm/s. C. 10 kgm/s. D. 0,5 kgm/s.

Gói câu hỏi 2

Câu 1: Trường hợp nào sau đây công của lực bằng không ?

A. Lực hợp với hướng chuyển động một góc nhỏ hơn 90o.

B. Lực hợp với hướng chuyển động một góc lớn hơn 90o.

C. Lực cùng hướng chuyển động của vật.

D. Lực vuông góc với phương chuyển động của vật.

Câu 2: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất ?

A. J.s. B. W. C. N.m/s. D. HP.

Câu 3: Quá trình nào sau đây, động lượng của ôtô được bảo toàn ?

A. Ô tô tăng tốc. B. Ô tô chuyển động tròn đều.

C. Ô tô giảm tốc. D. Ô tô chuyển động thẳng đều.

Câu 4: Một vật có khối lượng 2 kg đang chuyển động với vận tốc 9 m/s thì động lượng của vật là :

A. 4,5 N.s. B. 7 N.s. C. 11 N.s. D. 18 N.s.

Câu 5: Để nâng đều một hòn đá có trọng lượng 50 N lên độ cao 10 m trong thời gian 2 s thì cần một công suất là :

A. 2,5 W. B. 25 W. C. 250 W. D. 2,5 kW. Gói câu hỏi 3

Câu 1: Động lượng của hệ không được bảo toàn khi

A. hệ chuyển động có ma sát.

B. hệ không chịu tác dụng của ngoại lực.

C. tổng ngoại lực tác dụng lên hệ bằng không .

D. hệ cô lập.

Câu 2: Va chạm nào sau đây là va chạm mềm ?

A. Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra.

B. Viên đạn đang bay xuyên vào và nằm gọn trong bao cát.

C. Viên đạn xuyên qua một tấm bia trên đường bay của nó.

D. Quả bóng tennis đập xuống sân thi đấu.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng theo định nghĩa công của lực ?

A. Công thành danh toại.

B. Ngày công của một công nhân là 200 000 đồng.

C. Có công mài sắt có ngày nên kim.

D. Công ty trách nhiễm hữu hạn ABC.

Câu 4: Một vật có khối lượng m = 10 kg đang chuyển động với vận tốc v1 = 5 m/s thì thay đổi sang vận tốc v2= 7 m/s. Độ biến thiên động lượng của vật là :

A. 20 N.s. B. 50 N.s. C. 70 N.s . D. 120 N.s.

Câu 5: Một quả bóng khối lượng 500 g bay theo phương ngang với vận tốc 20 m/s đến đập vào tường thẳng đứng và bật ngược trở lại với vận tốc như cũ. Chọn chiều dương là chiều bay của quả bóng trước khi đập vào tường, thời gian va chạm là 0,02 s. Lực trung bình mà tường tác dụng lên quả bóng là :

A. 1000 N. B. -1000 N. C. 500 N. D. -500 N.

Gói câu hỏi 4

Câu 1: Kết luận nào sau đây nói về công suất là không đúng ?

A. Công suất đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm.

B. Công suất là đại lượng đo bằng tích số giữa công và thời gian thực hiện công ấy.

C. Công suất là đại lượng đo bằng thương số giữa công và thời gian thực hiện công ấy.

D. Công suất đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.

Câu 2: Quả cầu A khối lượng m1chuyển động với vận tốc va chạm vào quả cầu B khối lượng m2 đứng yên. Sau va chạm, cả hai quả cầu có cùng vận tốc . Coi hệ 2 quả cầu là hệ cô lập. Biểu thức đúng là :

A. 𝑚𝑣⃗1 = (𝑚1+ 𝑚2)𝑣⃗2. B. 𝑚1𝑣⃗1 = −𝑚2. 𝑣⃗2.

C.𝑚1𝑣⃗1 = −𝑚2. 𝑣⃗2 . D.m1. v⃗⃗1 = 1

2(m1+ m2)v⃗⃗2.

Câu 3: Một người chèo thuyền ngược dòng sông. Nước chảy xiết nên thuyền không tiến lên được so với bờ. Người ấy có thực hiện công nào không? vì sao?

A. có, vì thuyền vẫn chuyển động.

B. không, vì quãng đường dịch chuyển của thuyền bằng không.

C. có vì người đó vẫn tác dụng lực.

D. không, thuyền trôi theo dòng nước.

Câu 4: Để nâng đều một hòn đá có khối lượng 5 kg lên độ cao 10 m trong thời gian 2 s, lấy g = 10 m/s2 thì cần một công suất bằng :

A. 2,5 W. B. 25 W . C. 250 W. D. 2,5 kW.

Câu 5: Một người khối lượng 60 kg thả mình rơi tự do từ 1 cầu nhảy ở độ cao 4,5 m xuống nước và sau khi chạm mặt nước được 0,5 s thì dừng chuyển động, lấy g = 10 m/s2. Lực cản mà nước tác dụng lên người là :

A. -1138,42 N. B. -1142,38 N. C. 1500 N. D. -1500 N.

Đáp án

Gói câu hỏi 1 Gói câu hỏi 2

1. D 2. B 3. A 4. A 5. B 1. D 2. A 3. D 4. D 5. C

Gói câu hỏi 3 Gói câu hỏi 4

1. A 2. B 3. C 4. A 5. B 1. B 2. A 3. B 4. D 5. A

* Các bước tiến hành:

Bước 1: GV giới thiệu sơ qua về nội dung, mục tiêu của tiết học và trò chơi được sử dụng trong tiết học là trò chơi “ Cờ cá ngựa”(2 phút).

Bước 2: GV giới thiệu luật chơi (đã giới thiệu ở mục 2.4.4).

Bước 3: HS chuẩn bị để sẵn sàng lên tham gia trò chơi dựa trên tinh thần xung phong hoặc sử dụng vòng tròn gọi tên.

Bước 4: GV điều khiển trò chơi.

* Kết quả thực hiện: xem tại link < https://bit.ly/3ryNLhE >

1

v

2

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) LINH HOẠT sử DỤNG các TRÒ CHƠI TRÊN POWERPOINT NHẰM tạo HỨNG THÚ và TĂNG HIỆU QUẢ học tập ở một số TIẾT bài tập THUỘC CHƯƠNG TRÌNH vật lí 10 THPT (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)