Đóng góp của đề tài

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) GIÁO dục học SINH PHÂN BIỆT TIN GIẢ và một số vấn đề về LUẬT AN NINH MẠNG KHI sử DỤNG INTERNET (Trang 25 - 46)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

6. Đóng góp của đề tài

6.1. Tính mới

Tin giả là khái niệm và thực trạng tuy không mới, tuy nhiên đội ngũ quản lý giáo dục và nhà giáo chưa có đề tài nghiên cứu bài bản, tổng hợp và giải quyết được vấn đề giáo dục học sinh THPT nhận biết, phân biệt xử lý tin giả khi các em tham gia mạng xã hội và Internet nói chung.

Đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết tình trạng học sinh tin vào các tin giả, giúp học sinh có kỹ năng phân biệt tin thật/tin giả, biết cách chọn lọc các nguồn tin chính thống. Từ đó hình thành nhân cách công dân Xã hội Chủ nghĩa và là công dân tiến bộ toàn cầu. Hơn nữa, thông qua việc phân biệt và tẩy chay các tin giả, đề tài cũng góp phần ngăn chặn nạn tin giả đang phổ biến trong mạng Internet.

6.2. Tính khả thi ứng dụng thực tiễn

Đề tài được nghiên cứu trên nhóm học sinh THPT trên địa bàn huyện Anh Sơn và một số trường THPT trong tỉnh. Khả năng áp dụng và mở rộng áp dụng cho tất cả học sinh THPT trên địa bàn toàn tỉnh và cả nước.

6.3. Tính hiệu quả

Thông qua triển khai áp dụng đề tài, đa số học sinh toàn trường đã được trang bị các kiến thức cần thiết về Luật An ninh mạng, các em đã có kỹ năng vững vàng trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin, kỹ năng phát hiện tin giả cũng được nâng lên rất đáng kể. Tình trạng like nhầm tin giả, chia sẻ tin giả trên mạng xã hội đã chấm dứt (khi chưa triển khai đề tài, BGH nhà trường đã làm việc với một số học sinh chia sẻ các tin giả, tin bịa đặt, phản cảm).

Khảo sát trước khi áp dụng đề tài:

Khảo sát trước khi triển khai áp dụng đề tài tỉ lệ tự tin vào khả năng phân biệt tin giả của học sinh không cao do chưa nắm được các kiến thức cần thiết.

Khảo sát trước khi triển khai áp dụng đề tài tỉ lệ học sinh có thói quen bấm chia sẻ ngay những thông tin cho là hợp với mình mà không quan tâm đến đó là tin giả.

Mức độ cảnh giác trước các nguồn tin giả thấp.

Năng lực nhận biết tin giả thấp. Dẫn đến tình trạng thất vọng hoặc ít quan tâm đến tin giả, không mạnh dạn khi tham gia trao đổi các thông tin có ích.

Kỹ năng nhận diện nguồn tin đáng tin cậy chưa cao.

Khảo sát sau khi áp dụng đề tài:

Sau khi thực hiện đề tài, mức độ tự tin nhận diện tin giả trong học sinh đã tăng cao do được trang bị các kiến thức cần thiết.

Sau khi áp dụng đề tài, học sinh đã thận trọng hơn khi đứng trước một nguồn tin.

Sau khi áp dụng đề tài, học sinh đã có khả năng nhận biết tin giả cao hơn. Tinh thần tự giác, phòng chống tin giả được nâng lên rõ rệt.

PHẦN III. KẾT LUẬN

"THÔNG TIN LÀ VÀNG" ... là quan niệm, cũng như câu nói của rất nhiều chuyên gia, nhà doanh nghiệp và cả các nhà nghiên cứu. Nhưng cách tiếp thu thông tin như thế nào, cách chọn lọc, cách phân biệt tin tức như thế nào mới là điều quan trọng. Nếu tiếp cận và đón nhận một tin giả nhưng không biết đó là tin giả cũng như việc người bệnh uống một loại thuốc giả, phản tác dụng và có khi nguy hiểm vô cùng. Với mong muốn góp phần giáo dục kỹ năng thông tin, kỹ năng phân biệt tin giả và một số vấn đề về Luật An ninh mạng, chúng tôi đã thực

hiện và thấy thực sự có hiệu quả đề tài Giáo dục học sinh phân biệt tin giả và

một số vấn đề về Luật An ninh mạng khi sử dụng Internet, cụ thể một số kết quả đạt được rõ rệt như sau:

- Đề tài được triển khai nghiên cứu đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ của việc giáo dục học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Học sinh có các kỹ năng xử lý thông tin và các kỹ năng phân biệt tin giả. Không có học sinh nào like và share các tin giả, tin độc hại phản cảm.

- Học sinh tự tin trong tìm kiếm và tiếp cận các nguồn tin từ Internet. - Học sinh truy cập Internet an toàn, lành mạnh. Tinh thần học tập của học sinh được nâng cao, chất lượng giáo dục cũng từ đó được cải thiện.

Tuy nhiên "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" chỉ riêng chúng tôi không đủ sức, lực, trí tuệ để có thể giải quyết hết các vấn đề đang tồn tại. Rất mong muốn các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn Tin học trong trường THPT, các cấp quản lý hãy quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục kiến thức thông tin và kỹ năng phân biệt tin giả cho các em học sinh, mảng kiến thức quan trọng mà đôi khi chúng ta chỉ chú ý đến với mức độ đề cập. Kính mong các thầy cô giáo, các đồng nghiệp cho ý kiến đóng góp.làm nền tảng đưa chất lượng môn Tin học ngày càng tốt, góp phần đưa nước nhà thành một nước có ngành công nghệ thông tin phát triển.

Một lần nữa kính trình ban nghiệm thu đề tài xem xét, nghiệm thu để đề tài có cơ hội phát triển hơn nữa, đóng góp hữu ích trong sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà, của đất nước.

Chúng tôi xin gửi tới ban nghiệm thu sáng kiến, các đồng nghiệp đã, đang và sẽ góp ý cho bản đề tài này sự trân trọng, lời cảm ơn chân thành.

Anh Sơn, tháng 4 năm 2022

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN

PHỤ LỤC

Giải pháp tích hợp tuyên truyền, giáo dục, kĩ năng phòng chống tin giả và tìm hiểu luật An ninh mạng

Mục tiêu tích hợp

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok, Twitter, Instagram... đang thu hút hàng triệu người dùng ở Việt Nam tham gia. Tính đến đầu năm 2021, dân số Việt Nam đạt hơn 97,3 triệu người, trong đó có 72 triệu người sử dụng mạng xã hội, tương đương 73% dân số; độ tuổi bình quân sử dụng mạng xã hội cũng có xu hướng trẻ hóa. Mạng xã hội mang lại nhiều giá trị tích cực, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin dễ dàng, gặp gỡ, giao lưu, gắn kết cộng đồng, trao nhận, chia sẻ tình cảm và giải trí. Sự xuất hiện của mạng xã hội đã tạo ra những giá trị mới, đem lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, việc đưa các thông tin bịa đặt, sai sự thật lên các ứng dụng nói trên cũng gây nhiều tác động tiêu cực đến dư luận xã hội, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Nhiều tin giả liên quan đến dịch COVID-19 như số ca nhiễm, số người chết vì COVID-19... đã làm xáo trộn đời sống xã hội, khiến người dân lo lắng. Do đó, việc ngăn chặn tình trạng lan truyền tin giả, nhất là tin giả liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 đang là đòi hỏi mang tính cấp bách hiện nay.

Do đó giáo dục về an ninh mạng, bảo mật thông tin cá nhân trên môi trường không gian mạng, nội dung cơ bản của Luật an ninh mạng; cảnh giác trước những thủ đoạn xâm nhập, phát tán mã độc..là việc hết sức cần thiết đối với học sinh hiện nay.

Mục tiêu giáo dục về nhận diện tin giả, tìm hiểu về An ninh mạng:

Tìm hiểu bản chất của tin giả, phát tán thiếu an toàn trên mạng, đặc biệt là trên mạng xã hội như Face book, You tube…

Tăng cường sự đề phòng, tính cảnh giác của bản thân của học sinh khi tiếp xúc với thông tin được lan truyền trên không gian mạng. Luôn có quan điểm tham khảo khi sử dụng thông tin trên không gian mạng, nhất là thông tin được chia sẻ bởi mạng xã hội, chủ thể không rõ nguồn gốc, không xác thực.

Chủ đề

TIN HỌC VÀ XÃ HỘI (Lớp 10, 3 tiết) I. Thông tin bài học

- Chủ đề lớn: Chủ đề D (Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số). Chủ đề E (Ứng dụng tin học).

- Nội dung dạy học cụ thể: Phần mềm máy tính-những ứng dụng của Tin học; Tin học và xã hội.

- Yêu cầu cần đạt của chủ đề:

 Trình bày được khái niệm phần mềm máy tính.

 Phân biệt được chức năng của phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.

 Nêu được ứng dụng chủ yếu của MTĐT trong các lĩnh vực đời sống xã hội.

 Nêu được có thể sử dụng một số chương trình ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập, làm việc và giải trí.

 Trình bày được ảnh hưởng của Tin học đối với sự phát triển của xã hội.

 Trình bày được những vấn đề thuộc văn hoá và pháp luật trong xã hội tin học hoá

 Có hành vi và thái độ đúng đắn về những vấn đề đạo đức liên quan đến việc sử dụng máy tính.

- Thời lượng: 3 tiết

II. Mục tiêu dạy học

STT Phẩm chất, năng lực Mục tiêu Phẩm chất chủ yếu

1 Trách nhiệm Tự giác đề xuất giải pháp và lập kế hoạch để thực hiện giải pháp.

2 Trung thực Có ý thức báo cáo kết quả chính xác và khách quan để chứng minh hoặc phủ nhận giải pháp đã nêu.

3 Chăm chỉ Chăm học, ham học, có tinh thần tự học, nhiệt tình tham gia hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

STT Phẩm chất, năng lực Mục tiêu 4 Năng lực tự học và tự

chủ

Thông qua việc tìm kiếm tài liệu ở sách giáo khoa và ở mạng Internet

5 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Phát hiện các vấn đề giáo viên nêu trong quá trình học và giải quyết linh hoạt, sáng tạo.

6 Năng lực giao tiếp và hợp tác

Thông qua việc thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi của giáo viên, trình bày bài khi được giáo viên yêu cầu

7 Năng lực thẩm mỹ Thiết kế, trình bày kết quả nội dung thảo luận nhóm khoa học, đẹp, rõ ràng.

Năng lực tin học

8 NLb Nêu được sơ lược lí do cần bảo vệ và biết bảo vệ thông tin số hoá của cá nhân, biết và thực hiện được quyền sở hữu trí tuệ ở mức đơn giản. Ví dụ: Biết sản phẩm số (bài làm, tranh vẽ, bài thơ, video, chương trình máy tính,...) của mỗi người thuộc quyền sở hữu của người đó, không được sao chép khi không được phép. Tránh được những vi phạm khi sử dụng thông tin , tài nguyên số. Hiểu được rõ ràng những mặt trái của Internet, nhận diện được những hành vi lừa đảo, thông tin mang nội dung xấu và biết cách xử lí phù hợp; phân biệt được tin giả, tin thật trên mạng xã hội, biết về An ninh mạng, thể hiện tính nhân văn khi tham gia thế giới ảo.

9 NLa và NLc Có những hiểu biết ban đầu về trí tuệ nhân tạo và nêu được một số ứng dụng điển hình

STT Phẩm chất, năng lực Mục tiêu

của trí tuệ nhân tạo; và biết được vai trò quan trọng của các hệ thống tự động hóa xử lí và truyền thông tin trong xã hội tri thức.

Biết được một số thành tựu của Khoa học dữ liệu và Học máy.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK, máy tính và mạng Internet. - Phiếu học tập

2. Học sinh:

- Chuẩn bị các nội dung theo sự phân công nhóm của giáo viên

IV. Tiến trình dạy học:

A. Tiến trình tổng quát của hoạt động học

STT

Hoạt động học

(Thời gian)

Mục tiêu Nội dung dạy học

trọng tâm PP, KTDH Phương án đánh giá 1 HĐ1: Khởi động (5 phút)

2, 3, 4, 5,6 Định hướng bài học Dạy học hợp tác Quan sát quá trình thảo luận nhóm, kết quả thảo luận của nhóm. 2 HĐ2: Tìm hiểu về khái niệm phần 1, 2, 3, 4 Trình bày được khái niệm phần mềm. Dạy học khám phá Trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập 1.

STT

Hoạt động học

(Thời gian)

Mục tiêu Nội dung dạy học

trọng tâm PP, KTDH Phương án đánh giá mềm (10 phút) 3 HĐ3: Nhận biết và phân loại phần mềm (10 phút)

1, 2, 3, 4 Phân biệt được phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Dạy học khám phá Trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập 1. 4 HĐ4: Những ứng dụng của Tin học. (20 phút) 5,6,7,8 Biết được một số ứng dụng của tin học.

Hiểu rõ hơn hiệu quả của việc ứng dụng vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Dạy học hợp tác Kết quả của HS qua các bảng phụ nhóm, bài thuyết trình. 5 HĐ5: Ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội; Xã hội tin học hóa. (20 phút)

2, 3, 4,5,6,9 Biết ảnh hưởng của Tin học đối với sự phát triển của xã hội.

Phát hiện và giải quyết vấn đề Kết quả của HS qua các câu trả lời của học sinh. 6 HĐ6: Văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học 2, 3, 4,5,6,9 Biết những vấn đề thuộc văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa.

Dạy học tích hợp

Kết quả của HS qua bài thuyết trình

STT

Hoạt động học

(Thời gian)

Mục tiêu Nội dung dạy học

trọng tâm PP, KTDH Phương án đánh giá hóa.(25 phút) 7 HĐ7: Hệ thống hóa kiến thức- Luyện tập (25 phút) 2, 3, 4,5,6,8,9 Củng cố lại kiến thức, Phát hiện và giải quyết vấn đề Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của GV. 8 HĐ8: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, mở rộng (20 phút) 4,5,6,8 Vận dụng phân tích tình huống trong thực tế. HS nhận thức được các mặt đúng, sai về vấn đề văn hóa và pháp luật trong các tình huống có liên quan đến Tin học. Dạy học thông qua trò chơi. Dựa vào cách giải quyết tình huống của học sinh. Các hoạt động cụ thể:

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút, tiết 1)

a) Mục tiêu: 2, 3, 4, 5,6

b) Nội dung: Thực hiện ví dụ định hướng bài học

b) Sản phẩm: HS có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm máy tính và những ứng dụng của tin học.

c) Nội dung hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

Yêu cầu học sinh xem một video về phần mềm máy tính.

Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Qua video em hiểu thế nào là phần mềm máy tính?

- Em có nhận xét gì về việc ứng dụng của tin học trong các hoạt động của con người?

- Các nhóm học sinh tiến hành thảo luận nhóm và đề xuất các giải phải giải quyết vấn đề của đề bài.

- Thư ký chuẩn bị giấy và ghi kết quả thảo luận

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm.

- Gọi trưởng nhóm trình bày những khó khăn gặp phải khi thực hiện nhiệm vụ - Gọi các nhóm báo cáo kết quả tốt chia sẻ kinh nghiệm.

Câu trả lời mong muốn của GV:

- Phần mềm máy tính là sản phẩm thu được của việc giải một bài toán trên máy tính. (hay: phần mềm máy tính là một chương trình được xây dựng để giải quyết một bài toán trong cuộc sống).

- Tin học được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực cần xử lý thông tin như: Kinh tế, giáo dục, y tế, truyền thông, văn phòng, …

* Đánh giá hoạt động học của học sinh

Từ đó giáo viên chốt ý về nhu cầu cần sử dụng phần mềm và ứng dụng các phần mềm trong thực tế.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về khái niệm phần mềm (10 phút, tiết 1)

a) Mục tiêu: 1, 2, 3, 4

b) Sản phẩm: HS nêu được khái niệm phần mềm, biết khái niệm phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, lấy được ví dụ về phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng.

c) Nội dung hoạt động * Chuyển giao nhiệm vụ

Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu SGK và cho biết: - Thế nào là phần mềm?

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) GIÁO dục học SINH PHÂN BIỆT TIN GIẢ và một số vấn đề về LUẬT AN NINH MẠNG KHI sử DỤNG INTERNET (Trang 25 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)