Tính khoa học

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) kế HOẠCH bài dạy văn bản HAI đứa TRẺ của THẠCH LAM (NGỮ văn11) THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG lực học SINH (Trang 49)

Đề tài được viết với đáp ứng được tính khoa học:

1. Đảm bảo tính lôgic: với hệ thống đề mục, luận điểm logic, chặt chẽ. 2. Số liệu chính xác, hợp lý: được lấy từ thực tiễn và xác thực.

3. Hệ thống khảo sát vừa có tính lý luận vừa đảm bảo thực tiễn.

4. Ngôn ngữ, trình bày văn bản đáp ứng các yêu cầu của một văn bản khoa học.

III. Tính hiệu quả

Đề tài đã được nghiên cứu và áp dụng thành công tại trường Hà Huy Tập. Chúng tôi đã chia sẻ kinh nghiệm xây dựng bài dạy “Hai đứa trẻ” theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho đồng nghiệp, không chỉ các đồng chí trong tổ Văn mà cả các đồng chí trong tổ bộ môn khác để mọi người vừa đóng góp ý kiến vừa tham khảo, ứng dụng vào dạy học phù hợp với bộ môn.

Cách thức xây dựng của chúng tôi giúp bài học vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển năng lực học sinh, vừa giúp HS chủ động, không ỷ lại, vừa giúp GV kiểm soát được việc học của học sinh qua sản phẩm học tập, quy trình thực hiện; đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS. Hiệu quả lớn nhất là học sinh biết thực hiện hoạt động học để hình thành kiến thức, kỹ năng cho bản thân. Qua hoạt động học, các em phát triển ngôn ngữ, tư duy thông qua quá trình trao đổi, trình bày, nhận xét, đánh giá vấn đề.Từ hoạt động học mà các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe được phát triển. Vì vậy đề tài này có triển vọng cao, có thể áp dụng rộng rãi trong toàn ngành để tham khảo cho hoạt động dạy đem lại hiệu quả cao, góp phần đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học.

IV.Đề xuất kiến nghị 1.Với tổ chuyên môn:

Nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn như sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học về dạy học qua Internet: Chọn bài dạy/ nhóm trao đổi xây dựng kế hoạch dạy học/dạy thực nghiệm/phân tích, rút kinh nghiệm giờ dạy.

2. Với giáo viên áp dụng đề tài

Chúng tôi đã chia sẻ kinh nghiệm dạy học qua Internet cho đồng nghiệp không chỉ các đồng chí trong tổ Văn mà cả các đồng chí trong tổ bộ môn khác để mọi người vừa đóng góp ý kiến vừa tham khảo, ứng dụng vào dạy học trực tuyến phù hợp với môn học.

Cách thức tổ chức này còn được áp dụng hiệu quả để ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh ở nhà, dạy đội tuyển học sinh Giỏi, phụ đạo HS TB- Yếu khi trên lớp không có nhiều thời gian; GV giao nhiệm vụ về nhà và tổ chức học sinh học theo nhóm. Với cách thức chúng tôi đề xuất HS chủ động, không ỷ lại, GV kiểm soát được việc học của học sinh qua sản phẩm học tập.

3. Với học sinh

Học sinh chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên như thiết bị học tập điện thoại, máy tính, sách vở; phòng học yên tĩnh; hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao, gửi sản phẩm học tập cho giáo viên

Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên; tích cực, chủ động tương tác trình bày ý kiến, chia sẻ bài học, đặt câu hỏi phản hồi.

4. Khả năng mở rộng của đề tài

Đề tài có tính triển vọng cao, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển thêm.

Trên đây là nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm được tôi nghiên cứu, tìm tòi, đúc rút trong quá trình dạy học. Những gì tôi trình bày trong đề tài là sự nghiên cứu tìm tòi và vận dụng vào thực tiễn trong một thời gian dài và thực sự đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực góp phần vào việc đổi mới dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Tuy nhiên để đề tài được hoàn thiện hơn, tôi mong nhận được những góp ý từ Hội đồng khoa học các cấp và các đồng nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Hướng dẫn dạy học môn Ngữ văn THPT theo chương trình GDPT 2018, Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Nxb Đại học sư phạm.

2. Dạy học phát triển năng lực Ngữ văn THPT, Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Nxb Đại học sư phạm.

3.Giáo trình thực hành dạy học Ngữ văn ở trường THPT, Phạm Thị Thu Hương (chủ biên),Nxb Đại học sư phạm

4.Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 của Bộ GD và ĐT. 5.Chương trình giáo dục phổ thông – chương trình tổng thể

6. Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 2014 7. Nguồn internet: tư liệu, hình ảnh, phim tư liệu có liên quan,...

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) kế HOẠCH bài dạy văn bản HAI đứa TRẺ của THẠCH LAM (NGỮ văn11) THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG lực học SINH (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)