Giáo viên giới thiệu về các ngành nghề trong tương lai liên quan đến kĩ thuật

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) dạy học CHƯƠNG LINH KIỆN điện tử gắn LIỀN với CÔNG NGHỆ số và ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP (Trang 30 - 40)

II- GIẢI PHÁP

6. Giáo viên giới thiệu về các ngành nghề trong tương lai liên quan đến kĩ thuật

điện tử không? Có khả năng sử dụng máy vi tính

(soạn bài giảng, tìm kiếm thông tin ) không? Có tích cực tham gia làm sản phẩm KHKT của nhóm không? Hiểu rõ về ngành, nghề kĩ thuật điện tử chưa? 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9.

6. Giáo viên giới thiệu về các ngành nghề trong tương lai liên quan đến kĩ thuật điện tử. kĩ thuật điện tử.

6.1.Nhóm ngành Điện – Điện tử bao gồm 3 ngành: Kỹ thuật Điện – Điện tử; Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá, Kỹ thuật Điện Tử – Viễn thông.

Chuyên

ngành Tổng quan ngành Phù hợp với đối tượng

Kỹ thuật Điều khiển và tự động hoá

- là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy

- thiết kế, điều khiển và chế tạo robot

- dành cho các bạn có sở thích về điều khiển các đối tượng kỹ thuật, quá trình và công nghệ tự động hoá

Kỹ thuật Điện – Điện tử

-nghiên cứu cốt lõi cần thiết về kỹ thuật điện – điện tử kỹ thuật: điện tử công suất, nhà máy điện, cung cấp điện, hệ thống điện

- dành cho các sinh viên có sở thích nghiên cứu các vấn đề liên quan đến điện năng

Kỹ thuật điện tử – viễn thông

-ngành học liên quan đến nông nghệ tiêu biểu như thông tin di động và không dây, siêu cao tần và an-ten, mạng viễn thông và mạng máy tính

-dành cho các sinh viên có sở thích và đam mê làm việc trong lĩnh vực công nghệ viên thông và thông tin

6.1.1.NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

Ngành Kỹ thuật điều khiển & Tự Động hoá là ngành nghiên cứu, thiết kế,

vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy (xi măng, sắt thép, nước giải khát, dược phẩm,…); thiết kế, điều khiển và chế tạo robot; quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài nước kinh doanh về các thiết bị điện tử tự động…

Trong các nhà máy công nghiệp với các dây chuyền sản xuất tiên tiến, tự động hoá cao, năng lượng, viễn thông hiện đại…đều không thể thiếu sự có mặt của người kỹ sư Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa. Trong nông nghiệp các hệ thống giám sát điều khiển quá trình nước, dinh dưỡng cho cây trồng tự động được xây dựng bởi các kỹ sư Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa.Trong các ứng dụng dân dụng người kỹ sư Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa còn có thể đóng góp chuyên môn của mình ngày càng rộng rãi bao gồm nhận dạng thẻ mã vạch, thẻ từ, thẻ RFID, khoá điện tử,…

Ngành Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa dành cho các sinh viên có sở thích về điều khiển các đối tượng kỹ thuật, quá trình và công nghệ tự động hóa các quá trình sản xuất. Chương trình sẽ đào tạo thành những kỹ sư có tay nghề cao, có thể thiết kế và xây dựng các hệ thống điều khiển tự động và hệ thống tự động hóa ứng dụng vào trong nhiều lĩnh vực như: dầu khí, chế biến thức ăn nước uống, sản xuất, máy móc, dược, phân phối và quản lý năng lượng.

Triển vọng nghề nghiệp:Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển

dụng quan tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc về thiết kế và xây dựng hệ thống đo lường, điều khiển tự động, giám sát các hệ thống trong dầu khí, chế biến thức ăn nước uống, sản xuất, máy móc, dược, phân phối và quản lý năng lượng.

6.1.2.KỸ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ

Ngành Kỹ thuật điện – điện tử dành cho các sinh viên có sở thích liên quan đến điện năng và các vấn đề liên quan. Chương trình bao gồm các môn học cốt lõi cần thiết về kỹ thuật điện – điện tử nói chung, và kỹ thuật điện nói riêng, cùng với nhiều môn học lựa chọn về thiết bị điện (đặc biệt là máy điện), điện tử công suất, nhà máy điện, cung cấp điện, hệ thống điện (bao gồm năng lượng tái tạo).

Chương trình sẽ đào tạo thành những kỹ sư có tay nghề cao, có thể thiết kế các giải pháp cho các vấn đề thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện trong công nghiệp, thương mại, khoa học, giải trí và xã hội.

Triển vọng nghề nghiệp:

Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc về thiết kế thiết bị điện và điện tử công suất, thiết kế bộ điều khiển máy điện, thiết kế hệ thống năng lượng tái tạo, thiết kế mạng điện, thiết kế trạm biến áp, thiết kế nhà máy điện, thiết kế và lập trình giải thuật điều khiển thiết bị và hệ thống điện, quản lý và vận hành lưới điện, thiết kế chiếu sáng, phân tích ổn định thiết bị và nguồn điện, bảo vệ relay và tự động hóa hệ thống điện, kỹ thuật cao áp, vật liệu cách điện, phân tích dữ liệu khoa học, phân tích hệ thống, điều khiển quá trình thời gian thực và lập trình giao tiếp người sử dụng.

6.1.3.KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

Ngành kỹ thuật điện tử-viễn thông dành cho sinh viên có sở thích và đam mê làm việc trong lĩnh vực công nghệ viễn thông và thông tin, vi mạch, bán dẫn, hệ thống nhúng và hệ thống điện tử ứng dụng, xử lý tín hiệu âm thanh, hình ảnh và đa phương tiện. Chương trình bao gồm các môn học liên quan đến các công nghệ tiêu biểu như thông tin di động và không dây, siêu cao tần và an-ten, mạng viễn thông và mạng máy tính, phát thanh truyền hình, xử lý số tín hiệu, vi mạch số, vi mạch tín hiệu tương tự và hỗn hợp, MEMS, thiết kế hệ thống nhúng sử dụng vi điều khiển, FPGA, DSP và SoC.

Chương trình sẽ đào tạo thành những kỹ sư có kiến thức chuyên môn và tay nghề cao, có thể hiểu rõ các nguyên lý hoạt động của các mạng viễn thông, hệ thống thông tin, có khả năng khai thác vận hành, nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử-viễn thông, có thể nghiên cứu, thiết kế và phát triển hệ thống điện tử ứng dụng công nghệ viễn thông, công nghệ vi mạch, bán dẫn, xử lý tín hiệu và thông tin trong công nghiệp và dân dụng.

Triển vọng nghề nghiệp:Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc vận hành, quản lý, khai thác và thiết kế các mạng điện thoại cố định và di động, mạng truyền dẫn quang, viba, thông tin vệ tinh, phát thanh truyền hình, mạng thông tin dữ liệu, phân tích và thiết kế các thiết bị thu phát cao tần, các vi mạch số và vi mạch tương tự, vận hành máy móc trong nhà máy chế tạo linh kiện bán dẫn, nhà máy sản xuất thiết bị điện tử; lập trình và thiết kế phần cứng xử lý tín hiệu âm thanh, hình ảnh và tín hiệu đa phương tiện.

6.2. Mức lương ngành điện – điện tử

Theo một số nghiên cứu tại các nước có nền kinh tế phát triển, kỹ sư điện điện tử là một trong những nghề nghiệp có mức thu nhập nằm trong top 10 nghề nghiệp có mức lương khởi điểm cao nhất hiện nay.

Ở Việt Nam cũng vậy. Hiện nay, ngành kỹ thuật điện điện tử đang thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng. Nguồn nhân lực đáp ứng thực tế cho các doanh nghiệp, công ty chỉ ~55%. Chính vì sự thiếu hụt nhân sự khá lớn này mà các công ty, các doanh nghiệp đã và đang đưa ra mức lương, thu nhập khá hấp dẫn để có thể chiêu mộ nhân lực tiềm năng ở vị trí kỹ sư điện.

Theo tài liệu thống kê, mức lương trung bình của kỹ sư điện điện tử tại một số quốc gia như sau

Tại Mỹ: Kỹ sư điện – điện tử có mức lương trung bình khoảng 83.000.000 vnđ/tháng

Tại Úc: Kỹ sư điện điện tử có mức lương trung bình khoảng 40.500.000 vnđ/tháng

Tại Nhật: Kỹ sư điện điện tử có mức lương trung bình khoảng 40.000.000 vnđ/tháng

Tại Việt Nam: Kỹ sư điện điện tử có mức lương trung bình khoảng 12.700.000 vnđ/tháng

Mức lương trung bình của Kỹ sư Điện tại Việt Nam.

Mức lương ngành điện điện tử tại Việt Nam

Tại Việt Nam mức lương của các kỹ sữ Điện – Điện tử phụ thuộc vào nhiều tiêu chí và yêu tố khác nhau. Cụ thể:

Theo kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc là một trong những cơ sở đầu tiên để đánh giá năng lực làm việc và mức độ phù hợp để người sử dụng lao động trả lương cho người lao động. Với đặc thù và tính chất công việc khá vất vả, đòi hỏi chuyên môn cao nên những ai có kinh nghiệm sẽ là lợi thế khi thương lượng mức lương khởi điểm.

Mức lương theo kinh nghiệm làm việc của kỹ sư điện điện tử hiện nay như sau:

Cử nhân mới tốt nghiệp ra trường/chưa có nhiều kinh nghiệm: mức lương khoảng 7.000.000 – 9.000.000 vnđ/tháng

Kỹ sư điện điện tử có 1-2 năm kinh nghiệm: Mức lương khoảng 15.000.000 – 20.000.000 vnđ/tháng

Kỹ sư điện điện tử có nhiều năm kinh nghiệm, biết ngoại ngữ, mức lương khoảng 25.000.000 – 30.000.000 vnđ/tháng

Theo vị trí công việc

Mức lương cho vị trí kỹ sư điện điện tử có mức lương trung bình khoảng 11.500.000 vnđ/tháng và cao nhất có thể là 17.500.000 vnđ/tháng.

Mức lương cho vị trí kỹ sư điện công nghiệp: Trung bình khoảng 11.000.000 vnđ/tháng. Ai có năng lực tốt có thể nhận mức lương 18.000.000 vnđ/tháng.

Mức lương cho vị trí kỹ sư điện tự động hóa trung bình khoảng 12.000.000 vnđ/tháng. Thấp nhất khoảng 5.000.000 vnđ/tháng. Cao nhất 36 triệu vnđ/tháng.

Mức lương vị trí điện điện tử viễn thông: Trung bình khoảng 12.000.000 vnđ/tháng. Thấp nhất là 7.000.000 vnđ/tháng. Cao nhất khoảng 46.000.000 vnđ/tháng.

Theo địa điểm làm việc

Mức lương ngành điện điện tử còn phụ thuộc vào vị trí địa lý, tại các khu vực trung tâm, kinh tế phát triển mức lương cũng tốt hơn các vùng khác. Cụ thể:

Tại Hà Nội: Mức lương cho kỹ sư điện trung bình khoảng 11.900.000 triệu vnđ/tháng.

Tại TP. HCM: Mức lương cho các kỹ sư điện điện tử trung bình khoảng 10.700.000 vnđ/tháng.

*Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương ngành điện điện tử

Mức lương ngành điện điện tử bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Trong đó có các yếu tố chính bao gồm:

Trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn nói nên khả năng đáp ứng công việc cũng như năng lực hoàn thành công việc của bạn như thế nào, từ đó quyết định mức lương phù hợp cho năng lực, khả năng của kỹ sư điện – điện tử.

Kỹ năng công việc: Ngoài việc có trình độ chuyên môn, việc bạn ứng dụng được các lý thuyết vào công việc như thế nào là do bạn có sở hữu kỹ năng xử lý công việc tốt hay không. Các kỹ năng bạn cần rèn luyện thêm để tăng mức lương của mình như kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề…

Ngoài 2 yếu tố trên, việc bạn tận dụng, nắm bắt được cơ hội tốt cũng sẽ giúp bạn cải thiện được mức lương của mình.

6.3 .Các trường đại học có ngành kỹ thuật điện điện tử

Dưới đây là danh sách các trường đại học có ngành kỹ thuật điện điện

tử tại khu vực miền Bắc:

 Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

 Trường ĐH Điện Lực

 Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Trường ĐH Mỏ – Địa Chất Hà Nội

 Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội

 Trường ĐH Giao thông Vận tải

 Học viện Nông nghiệp Việt Nam

 Trường ĐH Mỏ địa chất

 Trường ĐH Khoa Học và Công nghệ Hà Nội

Các trường đào tạo ngành kỹ thuật điện điện tử khu vực miền Trung

Dưới đây là danh sách các trường có ngành công nghệ kỹ thuật điện điện

tử tại khu vực miền Trung:

 Trường ĐH Đông Á – Đà Nẵng

 Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum

 Trường ĐH Quy Nhơn

 Trường ĐH Quảng Bình

 Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị

Các trường đại học có ngành công nghệ kỹ thuật điện điện tử khu vực miền Nam

Dưới đây là danh sách các trường có ngành kỹ thuật điện tại khu vực miền Nam:

 Học Viện CN Bưu Chính Viễn Thông

 Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

 Trường ĐH Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố HCM

 Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng

 Trường ĐH Công nghệ TP.HCM

 Trường ĐH Giao thông Vận tải thành phố HCM

 Trường ĐH Sài Gòn

 Trường ĐH Tôn Đức Thắng

 Trường ĐH Cần Thơ

 Trường ĐH Quốc tế Miền Đông

 Trường ĐH Thủ Dầu Một

6.4.Khối thi liên quan đến các trường

Theo quy định của Bộ GD&ĐT mới ban hành, tùy vào từng ngôi trường tuyển sinh mà sẽ thực hiện xét tuyển vào ngành điện điện tử theo các tổ hợp môn khác nhau. Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành học này gồm:

 A00: Toán, Lý, Hóa

 A01: Toán, Lý, Tiếng Anh

 C01: Toán, Văn, Lý

 D01: Toán, Văn , Tiếng Anh

 D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh

 D90: Toán, KHTN, Tiếng Anh.

 A02: Toán, Lý, Sinh

a. Điểm chuẩn một số trường năm 2021

Điểm chuẩn ngành kỹ thuật điện điện tử năm 2020

Trường ĐH Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM : Điểm chuẩn

ngành kỹ thuật điện là 26.75 điểm.

Trường ĐH Công nghệ TP.HCM : Điểm trúng tuyển ngành kỹ thuật điện

là 18 điểm.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM : Điểm trúng tuyển ngành kỹ

thuật điện là 25.4 điểm.

Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM : Điểm chuẩn ngành điện điện tử

là 21 điểm.

Trường ĐH Đông Á Đà Nẵng : Điểm trúng tuyển ngành kỹ thuật điện điện

tử là 14 điểm.

Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử – Mã xét tuyển: 7510301 Các trường có ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử như sau:

Khu vực miền Bắc

Tên trường Điểm chuẩn 2021

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông 25.35

Đại học Công nghiệp Hà Nội 24.6

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 24.5

Đại học Điện lực 22.75

Đại học Kinh tế – Kỹ thuật công nghiệp 19.0

Đại học Sao Đỏ 17.0

Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội 16.5

Đại học Hùng Vương 16.0

Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên 16.0

Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Thái

7. Thông qua sản phẩm làm của các nhóm và bảng đánh giá của nhóm, giáo viên đánh giá khả năng làm việc , định hướng nghề nghiệp cho các em.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) dạy học CHƯƠNG LINH KIỆN điện tử gắn LIỀN với CÔNG NGHỆ số và ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)