Tác động của học thuyết Nho giáo tới xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tư tưởng chính trị trong học thuyết nho giáo tới việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 30 - 36)

Chương 1 : MỘT SỐ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHO GIÁO

3.2. Tác động của học thuyết Nho giáo tới xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt

quyền ở Việt Nam

Hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã hun đúc nên nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, như truyền thống đoàn kết dân tộc, truyền thống yêu nước thương nòi, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.. Việt Nam là đất nước đã trải qua hàng ngàn năm chế độ phong kiến, gần 100 năm dưới chế độ thuộc địa, lại tập trung vào cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Vì vậy, tư tưởng phong kiến còn ảnh hưởng rất sâu đậm trong xã hội cũng như nhận thức, kinh nghiệm xây dựng hệ thống pháp luật và quản lý xã hội theo pháp luật của nước ta còn nhiều yếu kém. Một đặc điểm quan trọng trong điều hành xã hội ở nước ta là sự tồn tại song hành trên thực tế một dạng thức kép giữa

những nguyên tắc quản lý xã hội được ghi thành văn bản với những nguyên tắc được quy ước và công nhận không thành văn bản. Các chuẩn mực về hoạt động và hành vi của con người không phải chỉ được quy định trong pháp luật mà còn trong rất nhiều quy ước, thông lệ, tập tục, tập quán, đạo đức, giáo lý.

Vai trò của luật pháp trong nhiều trường hợp lại không phải là chủ yếu. Bên cạnh luật lệ do địa phương làng, xã đặt ra và được ghi chép trong hương ước, con người với tư cách cá nhân còn bị ràng buộc bởi những phong tục, tập quán, lề thói khá nặng nề. Hành vi, cử chỉ của con người thường gắn bó chặt chẽ với những thang bảng của giá trị đạo đức xã hội hơn là với luật lệ. Trên thực tế, không ít trường hợp, người dân tôn trọng đạo đức hơn tôn trọng pháp luật.

Đặc biệt, từ thế kỷ thứ X trở đi, Nho giáo có nguồn gốc Trung Hoa nhưng đã trở thành vũ khí để người Việt Nam chống lại sự xâm lược và đồng hóa, đồng thời nó cũng được các triều đại phong kiến Việt Nam sử dụng để tổ chức quản lý xã hội và xây dựng nhà nước độc lập, vì sự phát triển của dân tộc. Nho giáo du nhập vào Việt Nam không còn là Nho giáo nguyên thủy mà đã được cải biến phù hợp với truyền thống dân tộc và nhu cầu của đất nước để trở thành nhân tố của chính nền văn hóa và hệ tư tưởng thống trị ở Việt Nam.

Cùng với bảo vệ quyền lực tuyệt đối của nhà vua và triều đình, các bộ luật phong kiến Việt Nam phản ánh rõ nét bản chất là công cụ bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị, bóc lột và đàn áp các giai cấp đối địch; được thể hiện ở nhiều quy định bất bình đẳng và bất công, như bảo vệ những nguồn thu nhập và bóc lột của Nhà nước, củng cố cơ sở kinh tế tập quyền, bộ máy quan liêu; đề cao quyền lực và thứ bậc xã hội; bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ phong kiến, đặc quyền, đặc lợi của quan lại và tầng lớp quý tộc quan liêu; bảo vệ sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng, quy định khắt khe đối với người phụ nữ.

Một vấn đề nổi lên là mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng: trong truyền thống do lịch sử để lại, quan hệ và lợi ích cộng đồng mang tính chi phối và bao trùm tất cả. Cá nhân chỉ được tôn trọng và bảo vệ khi tự ghép mình trong cộng đồng, tuân thủ nghiêm ngặt luật tục với nhiều đẳng cấp và cấp độ cộng đồng chồng xếp lên nhau. Con người cá nhân chưa bao giờ được coi là thực thể độc lập với quyền tồn tại và phát triển nhân cách của mình. Do sự phát triển của nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn của Nho giáo, nên không phải pháp luật mà là đạo đức và phong tục, tập quán đóng vai trò thống trị trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Qua các chế độ phong kiến, thực dân, nhân dân lao động là người thực thi pháp luật nhưng chưa phải là tác giả của luật pháp; luật pháp cũ chỉ có lợi cho thực dân phong kiến. Mặt khác, tính cộng đồng (họ hàng, làng xóm, nghề nghiệp...) cũng thường tạo nên cách xử lý nặng về tình và nhẹ về lý (truyền thống đặt lý thấp hơn tình) cũng như pháp luật phong kiến (và cả pháp luật tư sản sau này) cho phép dựa vào đạo đức để che giấu bản chất giai cấp. Tư tưởng tôn ti, trật tự xã hội đẳng cấp nặng nề, phi dân chủ, thiếu pháp luật và pháp luật chưa nghiêm... là những khuyết tật phổ biến, hạn chế lớn đã và đang in đậm trong tâm lý, thói quen và cách nghĩ, cách làm người Việt Nam cũng như triết lý “có lý, có tình” như một tổng kết trong quản lý có lúc, có nơi đã mâu thuẫn với pháp chế, với lý tính. Tâm lý dân tộc từ ngàn năm nay gây không ít khó khăn để hình thành và phát triển một tinh thần pháp quyền trong xã hội. “Có thể dễ dàng nhận thấy sự thiếu hụt trong lịch sử hệ thống chính trị Việt Nam là tính chất pháp quyền của bộ máy nhà nước”.

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu đề tài này chúng ta phần nào hiểu thêm được nguồn gốc ra đời của Nho giáo, hệ tư tưởng của nó và ảnh hưởng của nó đến xã hội và người dân ta, đồng thời hiểu thêm về lịch sử nước ta. Đặc trưng đề tài này cho chúng ta thấy rõ vấn đề có ý nghĩa quan trọng, đó là vấn đề xây dựng hình thành nhân cách và tư duy con người Việc Nam trong tương lai với sự hỗ trợ của những giá trị đạo đức nhân văn của Nho giáo.

Dù còn những khuyến điểm, hạn chế song chúng ta không thể phủ nhận những giá trị đạo đức to lớn mà Nho giáo đã mang lại. Đặc trưng hướng nội của Nho giáo giúp con người tự suy ngẫm về bản thân, cân nhắc các hành động của mình để không gây ra đau khổ bất hạnh cho người khác. Nó giúp con người sống thân ái, yêu thương nhau, xã hội yên bình. Như ta đã biết Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa thì những tư tưởng bảo thủ, hủ nho sẽ là những cản trở không nhỏ cho quá trình chuyển đổi ấy.

Mặt khác, Việt Nam hiện nay đang cất giữ thể ổn định của xã hội, đó là điều mà Nho giáo đã theo đuổi hàng ngàn năm nay, mục tiêu “ổn định”. Nho giáo đã suy tư rất nhiều về phương cách thực hiện mục tiêu ấy. Ta cần tham khảo các vấn đề đó từ nhiều nguồn thông tin, trong đó có Nho giáo, nghiên cứu để vận dụng vào Việt Nam cho phù hợp với điều kiện có của nước ta trong điều kiện hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu Nho giáo trong điều kiện hiện nay còn một nhiệm vụ cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn. Với những nội dung kế thừa từ học thuyết chính trị Nho giáo sẽ giúp cho con đường xây dựng nhà nước pháp quyền được thuận lợi hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1938), Khổng giáo phê bình tiểu luận, Nxb. Quan hải Tùng thư, Huế.

2. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Ph. Ăngghen (1997), Gửi I- ô- dép B lốc ở Khuê- ních- xbua, C. Mác, Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 37, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.

4. Ban Thanh niên trường học (2007), Định hướng giá trị cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.

5. Nguyễn Thanh Bình (2000), Nho giáo với vấn đề phát triển kinh tế và hoàn thiện con người, Giáo dục lý luận, (số 5), tr.35 - 38.

6. Nguyễn Thanh Bình (2000), Đôi điều suy nghĩ về đối tượng và nội dung giáo dục, giáo hóa của Nho giáo, Giáo dục lý luận, (số 10), tr.50 - 54.

7. Nguyễn Thanh Bình, Những điểm tương đồng và dị biệt trong học thuyết “Tính người” của Nho giáo, Triết học, (số 9), tr.37 - 42.

8. Nguyễn Thị Thanh Bình (2005), Tư tưởng Nhân, Lễ, Chính danh trong tác phẩm Luận ngữ của Khổng Tử và vận dụng vào giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học Triết học, Trung tâm học liệu, Đại học Huế.

9. Phan Văn Các, 1991, Việc nghiên cứu Khổng Tử và Nho giáo ở Trung Quốc trong thập kỷ 80, Triết học, (số 1),tr.61 – 65.

10. Phan Văn Các (1994), Giới Nho học quốc tế đang quan tâm những gì, Triết học, (số 1), tr. 63- 64.

11. Phạm Như Cương chủ biên (1978), Về vấn đề xây dựng con người mới, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

12. Phan Bội Châu (1998), Khổng học đăng, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

13. Doãn Chính (1997), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Doãn Chính (chủ biên) (1998), Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Nguyễn Trọng Chuẩn (2000), Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, Văn hóa Việt Nam, xã hội và con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

16. Nguyễn Đăng Duy (1998), Nho giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb. Hà Nội.

17. Dương Văn Duyên (2003), Đạo đức Mácxit với việc giáo dục đạo đức sinh viên ở nước ta hiện nay, trong sách Học thuyết Mác với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Quang Đạm, (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb. Văn hóa, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Thanh Hà (2007), Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

20. Nguyễn Thế Kiệt (2008), Định hướng giá trị đạo đức trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đại học hiện nay ở Việt Nam, Kỷ yếu

hội thảo khoa học, Vai trò lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Hà Văn Phan (2000), Tìm hiểu thực trạng, phương hướng và những giải pháp giáo dục nhân cách sinh viên ở các trường đại học và cao đẳng trong điều kiện hiện nay, Đề tài cấp Bộ, trường Đại học Mỏ - Địa chất.

22. Trần Sĩ Phán (1999), Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006, Văn kiện Đại hội đại biểu tòan quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Trần Văn Giàu (1973), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ 19 đến cách mạng tháng Tám, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội. Hà Nội.

28. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

29. Phan Văn Hòa (1994), Chủ tịch Hồ Chí Minh với những yếu tố tích cực của Nho giáo, Nghiên cứu lịch sử, (số 4), tr.1-7.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tư tưởng chính trị trong học thuyết nho giáo tới việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w