TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP QUẢN LÝ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN lý GIÁO dục CHUYÊN đề ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO dục (Trang 45 - 48)

- Tiêu chuẩn 4: Công tác xã hội hoá giáo dục

4. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP QUẢN LÝ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ

4.1. Trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục

4.1.1. Trách nhiệm của sở Giáo dục và đào tạo

- Xây dựng kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trình ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định định lượng một số tiêu chí trong Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trung tâm giáo dục thường xuyên quy định tại Mục 3, Chương II của văn bản này theo nguyên tắc: Phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và đánh giá được sự năng động, sáng tạo của trung tâm giáo dục thường xuyên.

- Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị, cá nhân thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

- Giám sát, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.

- Cuối mỗi năm học báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo số lượng cơ sở giáo dục hoàn thành báo cáo tự đánh giá, số lượng cơ sở giáo dục được chấp nhận đánh giá ngoài, kế hoạch đánh giá ngoài, kết quả đánh giá ngoài và các hoạt động liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục để được hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra và giám sát.

Xây dựng kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, thanh tra các cơ sở giáo dục thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của sở giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giám sát, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.

Cuối mỗi năm học báo cáo uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, sở giáo dục và đào tạo danh sách cơ sở giáo dục hoàn thành báo cáo tự đánh giá; cơ sở giáo dục được chấp nhận đánh giá ngoài; cơ sở giáo dục được đánh giá ngoài, kết quả đánh giá ngoài và các hoạt động liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục để được hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra và giám sát.

4.1.3. Trách nhiệm của cơ sở Trường học

- Thực hiện tự đánh giá theo quy định của các cơ quan quản lý giáo dục.

- Thực hiện các kế hoạch cải tiến chất lượng đã đề ra trong báo cáo tự đánh giá, theo chỉ đạo của cơ quan quản lý trực tiếp và các khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài.

- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, dữ liệu liên quan đến hoạt động của cơ sở giáo dục, các điều kiện cần thiết khác để phục vụ công tác đánh giá ngoài; phản hồi ý kiến về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài đúng thời hạn.

- Củng cố và phát huy kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, không ngừng nâng cao và cải tiến chất lượng giáo dục./.

4.2. Phương hướng nhiệm vụ đến năm 2020

1. Nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để xây dựng và hoàn chỉnh Mô hình KĐ/CLGD trường mầm non, phổ thông và trung tâm GDTX phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, hội nhập với khu vực và quốc tế giai đoạn sau 2020.

2. Công tác soạn thảo văn bản và xây dựng các đề án:

- Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các chính sách khuyến khích phù hợp để tạo động lực cho hoạt động KĐ/CLGD;

- Xây dựng Đề án “Thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên” sau năm 2020.

3. Đẩy mạnh công tác truyền thông.

4. Triển khai thực hiện: Thông tư số 17/2018/TT-BGD&ĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt

chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học; Thông tư số 18/2018/TT-BGD&ĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 19/2018/TT-BGD&ĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.

5. Tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, thực hiện hoạt động tự đánh giá bảo đảm đúng quy trình để nâng cao chất lượng báo cáo tự đánh giá, chú trọng việc cải tiến chất lượng trong và sau quá trình đánh giá.

6. Chủ động lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động đánh giá ngoài và công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, bảo đảm khách quan, đúng quy định.

7. Tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác đảm bảo chất lượng giáo dục.

8. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý hoạt động đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục.

9. Bảo đảm đủ kinh phí cho các hoạt động đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục.

10. Khuyến khích các địa phương, các vùng, khu vực tổ chức hội thảo chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác đánh giá, đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục với hình thức phù hợp, hiệu quả.

11. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi cho những đơn vị thực hiện tốt công tác đánh giá, đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục và có chế tài đủ mạnh để xử lý những cơ sở giáo dục làm không tốt.

KẾT LUẬN

KĐ/CLGD đang được thực hiện trong điều kiện thuận lợi, có đủ hệ thống văn bản chỉ đạo thực hiện của Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT. Hơn bao giờ hết KĐ/CLGD là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, là nhiệm vụ cấp bách của toàn ngành giáo dục, thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện trong giáo dục. Thực hiện KĐ/CLGD đã làm thay đổi cách nhìn nhận về công tác quản lý và chỉ đạo, tăng cường năng lực quản lý nhà trường và quản lý dạy, học.

lượng giáo dục.

Sau gần 10 thực hiện, có thể khẳng định hoạt động KĐ/CLGD đã thu được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các CSGD. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai cũng cho thấy có một số bất cập, hạn chế cần khắc phục. Để tiếp tục triển khai công tác này đạt hiệu quả cần nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để xây dựng và hoàn chỉnh “Mô hình KĐ/CLGD” trong trường mầm non, phổ thông và trung tâm GDTX ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN lý GIÁO dục CHUYÊN đề ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO dục (Trang 45 - 48)