Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn "Nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Chương Dương - Hà Nội" pptx (Trang 27 - 35)

IV. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động

3.Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một Công ty là bộ mặt của công ty đó, nó phản ánh thực tế việc kinh doanh của Công ty và đây là một phần không thể thiếu khi nghiên cứu về bất kỳ một vấn đề gì của doanh nghiệp.

Là một Công ty Cổ Phần hạch toán độc lập, chịu sức ép từ nhiều phía trong kinh tế thị trƣờng, Công ty có những chiến lƣợc sản xuất kinh doanh riêng của mình. Để có thể đánh giá đƣợc kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ta nghiên cứu biểu 05.

Thông qua các số liệu ở biểu 05 ta nhận thấy ngay rằng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty luôn tăng qua các năm. Đi sâu vào phân tích ta thấy:

26

Tổng doanh thu: đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong 3 năm qua chỉ tiêu này tăng cao và ổn định, đạt cao nhất vào năm 2003 là 15.824.419.813đ, tăng 5.183.666.915đ so với năm 2002 tƣơng ứng với 48,7%. Để có thể đạt đƣợc hiệu quả này các cán bộ công nhân viên trong công ty đã làm việc nhiệt tình có hiệu quả. Công ty có nhiều thuận lợi trong tiêu thụ, có các bạn hàng lớn thƣờng xuyên ở các tỉnh nhƣ Nghệ An, Đà Nẵng... Bên cạnh đó mặt hàng chủ đạo là ván sàn đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng đã làm tăng tổng doanh thu.

Giá vốn hàng bán là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Nếu so với tổng doanh thu thì giá vốn hàng bán đă bị giảm. Năm 2001 đạt 91,4% đã giảm xuống còn 87,03% năm 2002 và năm 2003 có tăng lên rất ít đạt 87,35%. Tuy nhiên với những con số nhƣ vậy có thể cho thấy rằng công tác tiêu thụ của Công ty là tốt. Tỷ trọng của giá vốn hàng bán chiếm phần lớn trong tổng doanh thu, đây là dấu hiệu tốt Công ty cần giữ vững và tiếp tục phát huy khả năng vốn có của mình.

Lợi nhuận gộp cũng theo đà phát triển của doanh thu và giá bán mà tăng theo. Chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là năm 2002 đạt 12,97% so với tổng doanh thu và tăng 240% so với năm 2001. Năm 2003 có giảm xuống nhƣng cũng không đáng kể. Năm 2003 lợi nhuận gộp đạt 12,65% so với tổng doanh thu và chỉ tăng 49,3% so với năm 2002. Điều đó chứng tỏ năm 2002 công ty đã có những bƣớc tiến nhảy vọt .

Chi phí bán hàng vì thế cũng tăng lên. Đây là một khoản chi ảnh hƣởng lớn đến lợi nhuận thuần của công ty. Trên thực tế sản phẩm hàng hoá bán ra nhiều thì chi phí đi kèm theo cũng phải tăng cao. Tuy nhiên chi phí bán hàng của năm 2002 thấp hơn năm 2003. Năm 2002 tổng chi chi phí bán hàng là 101.075.099đ chiếm 0,95% so với tổng doanh thu và tăng 20% so với năm 2001. Năm 2003 là năm có mức chi phí cao là: 163.882.924đ chiếm 1,04% so với tổng doanh thu và tăn 62,1% so với năm 2002. Nhƣng nếu so với tổng doanh thu thì

27

năm 2001 mới là năm có mức chi phí cao nhất chiếm 1,53%. Điều này có thể thấy rằng chi phí cho việc tiêu thụ các sản phẩm của năm 2002 là thấp nhất đồng nghĩa với việc tiêu thụ gặp nhiều thuận lợi đem lại lợi nhuận cao cho Công ty.

Tỷ lệ nghịch với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2002 lại chiếm tỷ trọng cao. Nhƣng cao nhất là năm 2003 chiếm 7,79% so với tổng doanh thu. Năm 2002 chiếm 6,64% và năm 2001 chỉ chiếm 4,47% so với tổng doanh thu. Trong năm 2002 Công ty đã bỏ ra 706.581.849đ để phục vụ cho công tác quản lý tăng 189% so với năm 2001. So với tổng doanh thu thì năm 2003 chiếm tỷ trọng cao nhất nhƣng nếu so sánh giữa các năm thì năm 2002 mới là năm chiếm tỷ trọng cao. Năm 2003 tăng hơn năm 2002 là 74,4%. Với con số chi phí cao nhƣ vậy lợi nhuận của Công ty sẽ bị giảm xuống.

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cao do công tác tiêu thụ của Công ty có nhiều thuận lợi. Hoạt động kinh doanh là hoạt động chủ yếu của Công ty, qua số liệu trên ta thấy Công ty có những bƣớc tiến nhất định. Trong những năm gần đây dù phải đối đầu với nhiều thử thách và khó khăn song Công ty vẫn làm ăn có lãi. Tuy nhiên năm 2003 lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động sản xuất kinh doanh thấp hơn so với năm 2002, điều đó chứng tỏ Công ty có những sa sút trong sản xuất và tiêu thụ.

Chúng ta biết rằng, lợi nhuận là thƣớc đo hiệu quả kinh doanh và là đòn bẩy để Công ty ngày càng phát triển. Nếu nhƣ lợi nhuận ngày càng tăng thì Công ty có thể mở rộng quy mô sản xuất, trích lập các quỹ để tái sản xuất kinh doanh, tăng lƣơng, thƣởng cho ngƣời lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nƣớc và ngƣợc lại. Số liệu trên cho ta thấy Công ty Cổ Phần Chƣơng Dƣơng đang phát triển nhƣng Công ty cần phải nhìn lại mọi hoạt động trong năm 2003 vì có dấu hiệu giảm thu so với năm 2002.

Nói tóm lại tình hình sản xuất của Công ty Cổ Phần Chƣơng Dƣơng những năm gần đây là tốt. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình này nhƣ doanh thu, lợi nhuận đều tăng. Nhƣng Công ty cần cân đối lại thu, chi vì lợi nhuận thu

28

nhiều, chi phí cũng bỏ ra nhiều thì lợi nhuận thực tế sẽ thấp ảnh hƣởng trực tiếp tới nguồn thu nhập của công nhân viên trong công ty.

29

BIỂU 05 : KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CễNG TY TRONG 3 NĂM ( 2001 - 2003 ).

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2001 - 2002 2002 - 2003

Số tiền % Số tiền % Số tiền % ± % ± %

Tổng doanh thu 5.479.731.161 100 10.640.752.898 100 15.824.419.813 100 5.161.021.737 94 5.183.666.915 48,7

Doanh thu thuần 5.479.731.161 100 10.640.752.898 100 15.824.419.813 100 5.161.021.737 94 5.183.666.915 48,7

Giỏ vốn hàng bỏn 5.010.384.358 91,4 9.260.259.165 87,03 13.823.171.902 87,35 4.249.874.807 85 4.562.912.737 49,3 Lợi nhuận gộp 406.346.803 7,42 1.380.493.733 12,97 2.001.247.911 12,65 974.146.930 240 620.754.178 45 Chi phớ bỏn hàng 83.952.935 1,53 101.075.099 0,95 163.882.924 1,04 17.122.164 20 62.807.825 62,1 Chi phớ QLDN 244.783.265 4,47 706.581.849 6,64 1.232.416.802 7,79 461.798.584 189 525.834.953 74,4 Lợi nhuận từ HĐKD 131.610.603 2,4 563.836.785 5,30 604.948.184 3,82 432.226.182 328 41.111.399 7,29 Tổng LN trước thuế 131.610.603 2,4 567.336.785 5,33 608.448.184 3,84 435.726.182 331 41.111.399 7,25

29

4.Phân tích nội dung mặt quản lý vốn lƣu động của Công ty.

Phân tích tình hình quản lý các khoản phải thu:

Trong vài năm qua, các khoản phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản lƣu động, đây là một dấu hiệu không tốt, Công ty đang gặp nhiều khó khăn trong việc đòi nợ, và bị chiếm dụng vốn trong khi Công ty đang phải trả các khoản nợ ngắn hạn, điều này ảnh hƣởng nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn lƣu động, dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lƣu động.

Trong các khoản phải thu của Công ty thì khoản mục phải thu nội bộ chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2001 là 85,2% trong tổng các khoản phải thu, năm 2002 là 78,7% và năm 2003 là 74,3% trong tổng các khoản phải thu. Từ đó cho thấy các khoản nợ khó đòi của Công ty ngày càng tăng và đặc biệt tăng cao nhất trong năm 2001, điều này ảnh hƣởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của Công ty vì Công ty chủ yếu sử dụng các khoản vay nợ ngắn hạn để đầu tƣ cho quá trình sản xuất nên khi vốn bị tồn đọng sẽ dẫn đến chi phí trả lãi và một số chi phí khác tăng và làm giảm lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên trong 2 năm tiếp theo các con số này đẵ giảm xuống đáng kể, cụ thể là năm 2002 giảm 26,2% so với năm 2001 và năm 2003 giảm 27% so với năm 2002. Công ty đã có những điều chỉnh tích cực và hợp lý. Điều đó chứng tỏ rằng công việc thu hồi vốn của Công ty đã có những chuyển biến tích cực.

Ngoài ra trong các khoản phải thu còn có thuế VAT, trả trƣớc cho ngƣời bán, dự phòng các khoản phải thu khó đòi và các khoản phải thu khác nhƣng các khoản này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng các khoản phải thu, tuy nhiên Công ty cũng cần có biện pháp quản lý tốt các khoản mục này để tăng hiệu quả sử dụng vốn lƣu động.

30

BIỂU 06: CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM ( 2001 - 2003 ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2001 - 2002 2002 - 2003

Số tiền % Số tiền % Số tiền % ± % ± %

Các khoản phải thu 2.346.262.449 100 1.874.921.142 100 1.445.544.028 100 -471.341.307

-20,1 -429.377.114 -23

1. Phải thu của khách hàng 129.643.980 5,53 307.928.228 16,4 485.354.978 33,6 178.284.248

138 177.426.750 57,6

2. Thuế VAT 124.687.292 5,31 -4.346.684 -0,2 0 0 -129.033.976

-103 4.346.684 -100

3. Trả trớc cho ngời bán 25.248.854 1,08 23.292.174 1,24 36.408.642 2,52 -1.956.680

-7,75 13.116.468 56,3

4. PhảI thu nội bộ 1.998.929.592 85,2 1.475.446.538 78,7 1.075.736.280 74,4 -523.483.054 -26,2 -399.710.258 -27

5. Các khoản phải thu khác 67.572.731 2,88 45.590.886 2,43 48.044.128 3,32 -21.981.845

-32,5 2.453.242 5,38

6. Dự phòng các khoản thu khó đòi 0 0 0 0 -200.000.000 -13,8 0

31

Bên cạnh đó nếu muốn đánh giá hiệu quả của các khoản phải thu thì ta phải quan tâm đến vòng quay của các khoản thu và kỳ thu tiền bình quân, kết quả đƣợc tổng hợp trong biểu 07:

BIỂU 07: KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN

Chỉ tiêu đơn vị 2001 2002 2003

1. Doanh thu thuần 1000đ 5.479.731 10.640.753 15.824.420 2. Khoản phải thu bình quân 1000đ 2.346.262 1.847.921 1.445.544 3. Vòng quay khoản phải thu Vòng 2,34 5,76 10,95

4. Kỳ thu tiền bình quân Ngày 154 63 33

Trong sản xuất kinh doanh, vòng quay các khoản thu càng cao càng tốt, có nghĩa là giảm gánh nặng trả lãi vay ngân hàng, chứng tỏ tốc độ thu hồi của các khoản thu càng nhanh. Bảng trên cho ta thấy số vòng quay của các khoản thu của Công ty tăng dần qua các năm, năm 2001 là 2,34 nhƣng đến năm 2002 đã là 5,76 và đến năm 2003 con số đó tăng lên gấp đôi là 10,95, đây là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên do đặc điểm của ngành nên hệ số vòng quay của các khoản phải thu còn thấp so với các ngành khác. Bên cạnh đó kỳ thu tiền bình quân giảm nhanh qua các năm. Năm 2001 là 154 ngày giảm xuống còn 63 ngày năm 2002 và năm 2003 chỉ còn 33 ngày. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy tốc độ luân chuyển của vốn lƣu động có xu hƣớng tăng lên qua các năm. Đây là một thành tích lớn của Công ty trong việc đẩy nhanh tiến độ thu hồi vốn, giảm ứ đọng vốn để nhanh chóng quay vòng vốn đầu tƣ cho kỳ tiếp theo. Ngoài ra việc giảm kỳ thu tiền bình quân cũng có nghĩa là giảm gánh nặng trả lãi ngân hàng, góp phần tăng lợi nhuận của Công ty. Mặt khác các khoản phải thu qua các năm chiếm tỷ trọng tƣơng đối trong tổng tài sản lƣu động của Công ty và có tác động mạnh mẽ tới tình hình huy động và sử dụng vốn lƣu động, do đó Công ty cần phải quản lý tốt hơn nữa khoản mục này để tăng cao hiệu quả sử dụng của vốn lƣu động.

32

Một phần của tài liệu Luận văn "Nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Chương Dương - Hà Nội" pptx (Trang 27 - 35)