IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
b. Câu lạc bộ tổ chức ngày hạnh phúc:
Câu lạc bộ tổ chức ngày hạnh phúc thường niên vào 1 ngày cuối tháng. Vào ngày hạnh phúc các thành viên câu lạc bộ sẽ ngồi lại với nhau để tổng kết tháng vừa qua và xây dựng kế hoạch tháng tới. Từng ban báo cáo cụ thể công việc đã làm và đề xuất công việc tuần tới, tháng tới. Từng thành viên sẽ trung thực nhìn nhận việc mình làm tốt và việc mình làm chưa tốt, việc mình còn vướng mắc khi thực hiện. Từ đó các thành viên chia sẻ kinh nghiệm với nhau để cùng nhau học tập, cùng nhau tiến bộ theo quan điểm Win – Win (khát vọng) chứ không phải quan điểm Win – lose(tham vọng).
Hình ảnh 15: Win – Win (khát vọng) và hình ảnh Win – Lose (tham vọng). Trong ngày hạnh phúc, các thành viên sẽ chia sẻ những cách đọc đúng, cách đọc hiệu quả. Các em đưa ra quy trình đọc sách cho các bạn tham khảo như sau:
1 - Chọn sách : Chọn sách phù hợp với lứa tuổi hoặc sách tầm cao hơn tầm hiểu biết của mình, có thể khó hiểu hơn nhưng các em sẽ học hỏi được nhiều kiến thức hơn.
2 - Xác định mục tiêu đọc sách : Trước khi đọc một cuốn sách,các em lấy giấy bút ra viết mục tiêu lên giấy và dán ở góc học tập với dòng chữ: Tôi sẽ quyết tâm đọc hết quyển sách trong 3 tuần(Thời gian cụ thể tùy vào quyển sách và công việc) và áp dụng vào thực tiễn.
3 - Tìm hiểu về tác giả : Tác giả cuốn sách là ai? Các em học sinh nên tìm hiểu về tác giả trước khi đọc một quyển sách. Các em tìm hiểu thông qua tiểu sử hoặc cuộc phỏng vấn ngắn hoặc bài báo phỏng vấn trực tiếp tác giả. Điều này sẽ cho các em biết về khuynh hướng và quan điểm của người viết sách.
4 – Đọc mục lục để có tổng quan về sách.
5 – Sử dụng mắt đọc một cách thông minh, đọc đủ nhanh, đủ hiểu nội dung và ghi chép lại những câu nói, chi tiết thú vị. Đồng thời đánh dấu những chi tiết nào khó hiểu, từ khó hiểu sau đó dùng từ điển hoặc google để tra cứu.
6 – Đọc xong các em tóm tắt lại nội dung ý chính của cuốn sách.
7 – Vạch kế hoạch hành động để áp dụng các kiến thức trong sách vào thực tế (Nếu đó là sách kĩ năng). Có như vậy, kiến thức trong sách mới trở thành kiến thức các em được.
8 – Tự thưởng cho mình hoặc câu lạc bộ sẽ thưởng cho các em một món quà xứng đáng khi các em hoàn thành một cuốn sách đúng thời gian hoặc vượt kế hoạch. Điều này sẽ tạo hưng phấn, động lực cho các em đọc sách mỗi ngày.
Hình 16: Ngày hạnh phúc của câu lạc bộ SVHĐ Nguyễn Đức Mậu
Sau khi đọc xong một cuốn sách các em chia sẻ với nhau những quyển sách hay mà các em đã đọc và giới thiệu đến mọi người. Các em tóm tắt lại các quyển sách theo nhiều cách mà ban cố vấn gợi ý xây dựng cho các em. Ban cố vấn xây dựng cho các em một tháng sẽ tóm tắt lại nội dung quyển sách đã đọc theo các cách khác nhau. Dưới đây là một số cách thức mà câu lạc bộ cho các em viết lại cảm nhận sau khi đọc các quyển sách.
Thông qua việc tóm tắt theo nhiều cách thức, các em biết hệ thống lại kiến thức đã đọc, biết chắt lọc thông tin của quyển sách, biết nhận xét sự vật, hiện tượng theo tư duy đa chiều đồng thời sáng tạo thêm cốt truyện, thêm tình huống theo hướng tư duy tích cực.
c. Tổ chức chƣơng trình giáo dục ngoài giờ lên lớp: “Sách – đƣờng đến tƣơng lai”:
Được sự đồng ý của chi ủy, BGH nhà trường, ban cố vấn, giáo viên chủ nhiệm và câu lạc bộ đã lên kế hoạch tổ chức chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp: “Sách – Đường đến tương lai”. Mục đích của chương trình “Sách – Đường đến tương lai” nhằm tôn vinh giá trị của sách đồng thời lan tỏa niềm đam mê đọc sách và thói quen đọc sách trong môi trường học đường nhằm giúp các em học sinh có được tình yêu và sự quan tâm đối với sách, có phương pháp, kĩ năng đọc sách, có thói quen đọc sách mỗi ngày, đưa việc đọc sách trở thành văn hóa đọc. Đến với chương trình các bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về sách và văn hóa đọc, thi xếp sách nghệ thuật, giới thiệu những cuốn sách hay bằng nhiều hình thức như, kể chuyện, thuyết trình… Ngoài ra, câu lạc bộ tổ chức các khu vực trưng bày sách, khu vực ủng hộ sách và khu vực trao đổi sách. Do tình hình dịch bùng phát phức tạp từ đầu năm học đến giờ rất phức tạp nên kế hoạch mời diễn giả về trong ngày sách chưa thực hiện được, hi vọng năm học tới nhà trường sẽ tổ chức ngày sách và mời diễn giả về trao đổi, nói chuyện với học sinh về lợi ích của việc đọc sách, việc quan trọng và cần thiết khi hình thành thói quen đọc sách của mỗi em học sinh.
Hình ảnh 21 : Giáo viên và học sinh ủng hộ, trao đổi sách trong ngày hội sách Ban cố vấn khuyến khích các em tham gia cuộc thi “Đọc sách dệt ước mơ mùa 6” do dự án sách và hành động tổ chức, đã có 3 tác phẩm của 3 nhóm học sinh tham gia. Tuy chưa đạt kết quả cao nhưng các em thể hiện được tinh thần làm việc đội nhóm, xây dựng tình thần đoàn kết tích cực trong câu lạc bộ.
d. Thực hiện chƣơng trình “Mƣợn sách bằng vỏ hộp sữa“
Câu lạc bộ kết nối với dự án GreenAct thực hiện chương trình “mượn sách bằng vỏ hộp sữa“ với mục đích: bảo vệ môi trường, lan tỏa văn hóa đọc và tạo nguồn sách lâu dài cho học sinh của trường. Các bạn học sinh đến tủ sách của câu lạc bộ mượn sách, các bạn không trả bằng tiền mà trả bằng 10 vỏ hộp sữa. Câu lạc bộ sẽ thu gom vỏ hộp sữa chuyển cho dự án để đổi lấy sách về cho câu lạc bộ. Chương trình bắt đầu thực hiện từ ngày 09/04/2022 nhân dịp nhà trường tổ chức ngày hội đọc sách.
e. Thực hiện tuyên truyền bằng mạng xã hội:
Ngày nay, các trang mạng xã hội như facebook, zalo… đang phổ biến rộng rãi trong giới trẻ với lượng truy cập rất lớn. Câu lạc bộ sử dụng trang mạng xã hội facebook để tuyên truyền, cung cấp thông tin về sách đến với học sinh một cách hiện đại và gần gũi. Trên trang facebook của câu lạc bộ cung cấp thông tin:
+ Thông tin về sách mới của các nhà xuất bản uy tín.
+ Cập nhật thông tin về sách mới của câu lạc bộ và thư viện trường.
+ Lập chuyên mục “Review sách” để các em học sinh viết bàn cảm nhận về một quyển sách mà mình yêu thích nhất. Bài cảm nhận nào hay nhất sẽ được giới thiệu và được phát trên loa phát thanh của nhà trường vào giờ sinh hoạt 15 phút.
Ngoài ra câu lạc bộ giới thiệu đến bạn đọc một số trang đọc sách online
“https://doanducdong.com/“ hay “https://sachvui.vn/tag/sachvuizz/“ để các bạn có thể vào đọc sách trực tiếp trên mạng internet khi chưa có sách tại tủ sách của nhà trường. Trên trang đọc sách online này chủ yếu là sách về kĩ năng. Sách kĩ năng thường đắt và có rất ít ở tủ sách. Hơn nữa, vào các trang ebook này các em còn được nghe sách nói, còn được học tiếng anh và tìm hiểu kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác. Vì thế đây là những trang thông tin được các em học sinh và thầy cô giáo yêu thích vào đọc.
V. KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA CÁC GIẢI PHÁP
Trong thời gian 7 tháng triển khai đề tài, chúng tôi đã tiến hành thực hiện một số giải pháp để hình thành thói quen đọc sách cho các em học sinh.
1. Mục đích khảo nghiệm:
- Tình hình học sinh mượn sách nhiều hay ít. - Các em có thích xuống thư viện hay không. - Các em thường đọc sách khi nào?
2. Đối tƣợng khảo nghiệm: 200 học sinh khối 10, 11, 12 trường THPT Nguyễn Đức Mậu.
3. Thời gian khảo nghiệm: Từ tháng 09/2021 đến tháng 04/2022.
4. Nội dung khảo nghiệm:
Qua một thời gian đưa ra và áp dụng các giải pháp, bước đầu chúng tôi thấy số lượng các em xuống thư viện và văn phòng Đoàn tham gia đọc và mượn sách tăng lên. Số lượng học sinh đăng kí tham gia câu lạc bộ sách và hành động càng ngày càng nhiều. Các em quan tâm nhiều đến những cuốn sách mới có ở tủ sách thức thức, các em quan tâm đến những cuốn sách hay mà câu lạc bộ đã review.Từ đó có thể thấy các em đang dần tạo cho mình một thói quen đọc sách lành mạnh, có chiều rộng và có chiều sâu. Các em ý thức được việc góp một quyển sách để đọc ngàn cuốn sách, các em thấy được lợi ích hoạt động tập thể. Bên cạnh đó các em hạn chế được việc sử dụng mạng xã hội, sử dụng internet khi có thời gian rảnh rỗi. Kết quả cụ thể như sau:
a. Khảo nghiệm các em học sinh trƣờng THPT Nguyễn Đức Mậu về tình
hình mƣợn sách nhiều hay ít:
TT Mức độ
mƣợn sách
Trƣớc khi nghiên cứu Sau khi nghiên cứu Số lƣợng (phiếu) Số lƣợng (phiếu)
1 Thường xuyên 41 99
2 Thỉnh thoảng 133 88
3 Rất ít 22 11
4 Không bao giờ 4 2
Biểu đồ 11: Mức độ mượn sách của học sinh trước và sau khi nghiên cứu. Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tỉ lệ các em không mượn sách, đọc sách đã có giảm đi, thay vào đó các em sẽ dành thời gian cho học tập, vui chơi giải trí lành mạnh bằng cách đọc sách. Số học sinh thường xuyên mượn tăng lên đáng kể. Một số học sinh từ việc không mượn cũng đã tiếp cận mượn sách và đọc sách, tìm hiểu tri thức thông qua sách.
Năm học 2020 – 2021 và các năm trước đó thỉnh thoảng mới có vài học sinh xuống thư viện sách, từ khi chúng tôi áp dụng các biện pháp thì tháng đầu tiên (tháng 11) đã có 254 lượt mượn. Đó là sự thay đổi đáng kể trong thói quen của các em. Đến thời điểm này số lượt mượn không giảm đi mà ngày càng tăng lên. Tuy nhiên so với số lượng học sinh toàn trường thì đây là con số chưa nhiều. Chúng tôi hi vọng rằng trong thời gian tới với những giải pháp khả thi mà chúng tôi đưa ra như vậy các em học sinh sẽ tạo cho mình thói quen đọc sách và lan tỏa thói quen đó đến những người xung quanh.
b. Kết quả khảo nghiệm về việc các em có thích xuống thƣ viện không:
TT Mục đích sử dụng
Trƣớc khi nghiên cứu Sau khi nghiên cứu Số lƣợng (phiếu) Số lƣợng (phiếu)
1 Thường xuyên 8 49
2 Thỉnh thoảng 65 102
3 Rất ít 73 33
4 Không bao giờ 54 16
Bảng 2: Mức độ đến thư viện của bạn trước và sau nghiên cứu. 0 20 40 60 80 100 120 140 Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít Không bao giờ
Trước nghiên cứu Sau Nghiên cứu
Biểu đồ 12: Mức độ đến thư viện của bạn.
Nhìn vào biểu đồ trên tôi thấy: Sau khi tiến hành các giải pháp, tuyên truyền cùng với những hoạt động của câu lạc bộ, sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân các em thì tỷ lệ các em xuống tủ sách để mượn sách ngày càng tăng lên, các em biết nhiều hơn đến câu lạc bộ, thư viện và đã tích cực xuống để mượn sách. Mục đích học sinh xuống thư viện không chỉ mượn các sách truyện về đọc để giết thời gian mà thay vào đó các em mượn sách kĩ năng, sách văn học, sách luật và sách tham khảo…để tìm kiếm các nội dung phục vụ học tập. Điều này cho văn hóa đọc đã và đang dần trở thành một thói quen hàng ngày của các em học sinh. Và điều đó cũng đồng nghĩa, mỗi chúng ta nếu biết sử dụng sách và vận dụng những kiến thức trong sách vào cuộc sống thì sẽ mang lại những ý nghĩa rất to lớn đối với các em. Đọc sách chưa hẳn đã thành công nhưng người thành công thì luôn có đam mê đọc sách. Vì thế việc định hướng, hình thành văn hóa đọc cho các em học sinh là việc làm cần thiết ở mỗi nhà trường.
c. Kết quả khảo nghiệm về việc các em thƣờng đọc sách khi nào:
TT Các em thƣờng đọc sách khi nào
Trƣớc khi nghiên
cứu Sau khi nghiên cứu Số lƣợng (phiếu) Số lƣợng (phiếu) 1 Luôn đọc sách khi rảnh rỗi 66 105 0 20 40 60 80 100 120
Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít Không bao giờ
Trước nghiên cứu Sau Nghiên cứu
2 Khi cảm thấy muốn đọc
thì đọc 117 87
3 Chỉ đọc sách khi cần
tham khảo 13 7
4 Không bao giờ đọc 4 1
Bảng 3: Khảo nghiệm trước và sau khi nghiên cứu về việc học sinh thường đọc sách khi nào.
Biểu đồ 13: Khảo nghiệm trước và sau khi nghiên cứu về việc học sinh thường đọc sách khi nào.
Như vậy nhìn vào biểu đồ trên chúng ta thấy khi đưa ra giải pháp tạo điều kiện cho các bạn có môi trường đọc và học thì với sự cố gắng của chính bản thân các bạn, thay vào việc suốt ngày nghiện sử dụng đắm chìm trong thế giới ảo trên mạng xã hội, các bạn đã biết đặt ra cho mình một mục tiêu riêng để phấn đấu. Các bạn đã hiểu lợi ích của việc đọc sách, thay vì không bao giờ đọc sách hay chỉ đọc sách khi cần đến thì các bạn dần chuyển sang hướng đọc sách khi rảnh rỗi và khi muốn đọc. Theo hướng này các em học sinh đã thay đổi suy nghĩ, thay đổi dần thói quen để tạo ra cho mình một thói quen lành mạnh, hữu ích hơn.
d. Đánh giá về kết quả khảo nghiệm:
Theo kết quả của tất cả những mặt khảo nghiệm về thói quen đọc sách của học sinh THPT Nguyễn Đức Mậu thì tỷ lệ học sinh tạo thói quen đọc sách bước đầu đã có hướng tích cực so với kết quả lần khảo sát thực trạng. Chúng tôi hi vọng đây không chỉ là bước đầu hình thành thói quen đọc sách cho các em học sinh mà sẽ
0 20 40 60 80 100 120 140 Luôn đọc sách khi rảnh rỗi Khi cảm thấy muốn đọc thì đọc Chỉ đọc sách khi cần tham khảo
Không bao giờ đọc
Trước nghiên cứu Sau Nghiên cứu
đưa văn hóa đọc trong ngôi trường THPT Nguyễn Đức Mậu được lan rộng và bền vững.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng các em học sinh đã hiểu hơn về lợi ích của việc đọc sách. Các em đã biết tạo cho mình thói quen đọc sách, xây dựng cho mình kĩ năng đọc sách khoa học, biết khai thác những lợi ích mà sách đem lại và vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống để giúp ích cho bản thân, cho bạn bè, cho xã hội. Đó cũng là minh chứng cho hiệu quả bước đầu sau khi chúng tôi áp dụng các biện pháp được đề xuất trong đề tài.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: 1. Kết luận:
Cùng với nhịp sống sôi động, sự phát triển của khoa học - công nghệ, con người có thêm nhiều hình thức để tiếp nhận các tri thức của đời sống xã hội. Vì thế nhiều người không còn mặn mà với việc đọc, đặc biệt là giới trẻ đã không còn muốn đọc sách theo cách truyền thống, dẫn đến văn hóa đọc ngày càng bị mai một. Có thể nói, xã hội hiện đại tuy đem đến cuộc sống đầy đủ hơn cho con người nhưng cũng