- Treo Pa nơ, áp phích, bảng điện tử
3.4. Kết luận chung về thử nghiệm
- Từ kết quả thay đổi về phẩm chất, năng lực và những đánh giá của học sinh về nhận thức trong nhóm khảo sát trước và sau thử nghiệm cho phép rút ra kết luận:
- Việc phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh có thể do nhiều yếu tố tác động. Tuy nhiên các hoạt động mà BCĐ phòng chống dịch Covid-19 đã có tác động rất tích cực và rõ nét đến việc phát triển nhận thức và kỹ năng của bản thân cho học sinh THPT trong đó:
+ Các chương trình giáo dục tun truyền thơng qua các cuộc thi: tìm hiểu kiến thức về Covid-19; vẽ tranh theo chủ đề, viết bài tìm hiểu nhận thức về tình hình dịch và cách thích ứng với dịch trong việc học, là những hoạt động mang lại nhiều thay đổi tích cực nhất đối với phẩm chất, năng lực của học sinh.
+ Những biểu hiện về sự hiểu biết mức độ nguy hiểm của dịch, cách phịng tránh và các kỹ năng ứng phó, kỹ năng giải quyết vấn đề, học sinh giữ tâm thế bình thường đón nhận khi một kế hoạch học tập thay đổi do tình hình dịch bệnh trở nên phức tạp có sự thay đổi rõ nét nhất của học sinh trước và sau tác động.
- Tất cả các chương trình hoạt động trong cơng tác phịng chống dịch có hiệu quả đối với việc giúp học sinh phát triển nhận thức, kỹ năng đều có đặc điểm chung là phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh, tạo được sự hứng thú và lôi cuốn được đông đảo học sinh tham gia.
- Một số bài học kinh nghiệm về quá trình tổ chức:
+ Thứ nhất: khi xây dựng nội dung, chương trình phải đảm bảo yêu cầu về mục tiêu đặt ra là hình thành và phát triển được nhận thức, kỹ năng gì cho học sinh. Tất cả nội dung, chương trình dự kiến sẽ tiến hành phải được sự thống nhất từ các bên có liên quan và phải xây dựng sớm, đặc biệt phải được sắp xếp khoa học giữa giáo dục và giáo dưỡng.
+ Thứ hai: Để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ, đúng nội dung, chương trình đã đề ra từ đầu, thì những người thực hiện đề tài phải dự kiến thực hiện chương trình theo từng tuần, từng tháng, từng học kì và cả năm. Cần chú ý đến các thời điểm quan trọng, dự kiến những vấn đề nảy sinh và biện pháp khả thi của các hoạt động.
+ Thứ ba: Dựa vào tình hình diễn biến của dịch Covid-19 để xây dựng kế hoạch hoạt động đáp ứng với tình hình thực tế, chú ý khơng dồn ép và phải có mức độ vừa phải để khơng ảnh hưởng đến các hoạt động chính khóa của học sinh.
+ Thứ tư: Nội dung, cách thức tổ chức cần mang tính khoa học, thiết thực có sức thu hút, phù hợp với đặc điểm, tâm sinh lý, khả năng của học sinh.
- Kết quả thu được từ thử nghiệm đã chứng minh rằng những hoạt động mà tác giả đề xuất có khả năng áp dụng cho tồn trường, cho các trường THPT huyện Đơ Lương nói riêng và các trường THPT trong tồn tỉnh nói chung, trong việc phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh THPT trong điều kiện thực tế hiện nay.