.Cơ sở lý luận, các phƣơng pháp tiếp cận chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản trị đại học (Trang 25 - 28)

Để có đƣợc kết quả phản ánh đúng thực trạng và thực hiện đƣợc các mục tiêu của đề tài, tác giả đã phối kết hợp một số phƣơng pháp nghiên cứu, đồng thời sử dụng các lối tiếp cận sau đây làm cơ sở khoa học cho nghiên cứu này:

 Lý thuyết hệ thống mở.

 Lý thuyết nữ quyền và các quan điểm về nữ giới trong phát triển, nữ giới và phát triển.

 Lý thuyết phân tích xung đột theo khía cạnh giới.

 Lý thuyết chức năng về giới.

Lý thuyết hệ thống mở (1968, Ludwig Von Bertalarffy):

Với quan điểm của lý thuyết hệ thống mở cho rằng mỗi hệ thống thực tế là mở và chúng có tƣơng tác lẫn nhau, tƣơng tác với môi trƣờng. Chúng có thể có thêm các thuộc tính mới thông qua biểu hiện mới là kết quả của sự phát triển, tiến bộ. Lý thuyết cũng nhấn mạnh đến tính hệ thống, tính chủ thể của một hệ thống trong mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và tinh thần. Các hoạt động, các sự vật hiện tƣợng bao giờ cũng tồn tại trong mối quan hệ qua lại, có sự tác động tƣơng hỗ và chi phối lẫn nhau. Sự tác động của chúng cũng mang tính nhân quả, đối ngẫu. Chính sự tƣơng tác này đã tác động vào hệ thống để các sự vật hiện tƣợng và các hoạt động không ngừng biến đổi, phát triển trong môi trƣờng chung.

Điều này cho thấy môi trƣờng hoạt động và tƣơng tác có vai trò nhất định trong sự phát triển của các nhân tố, các hiện tƣợng bên trong nó. Ở đây trong một mô hình mở của một trƣờng ĐH cũng không nằm ngoài các tác động này và hơn hết, hệ thống QT của nhà trƣờng, con ngƣời, các hoạt động,… cũng nằm trong hệ thống mở. Chúng không ngừng tác động tƣơng hỗ lên nhau và phát triển theo qui luật nhân quả. Và ở đó con ngƣời đóng vai trò quan trọng – lực lƣợng CBNVGV đóng vai trò tiên quyết trong một tổ chức, một trƣờng ĐH hay việc vận hành thế nào để hệ thống mở này hoạt động và phát triển theo đúng mục tiêu ban đầu đề ra.

Lý thuyết nữ quyền tự do và các quan điểm Phụ nữ trong phát triển

(WID), quan điểm phụ nƣ̃ và phát triển (WAD):

Quan điểm chính trong lý thuyết nữ quyền tự do cho rằng sự bị trị của phụ nữ bắt rễ trong những ràng buộc tập quán lâu đời và pháp lý. Xã hội tin tƣởng sai lầm rằng do bản chất của chính ngƣời phụ nữ là sự kém năng lực hơn nam giới về trí tuệ và thể chất. Chính vì điều này đã ngăn cản phụ nữ tham gia vào các công việc công cộng và chính trị, mà chủ yếu vị trí của họ là những việc mang tính riêng tƣ, mang

tính ôn hòa nhƣ gia đình nhƣ chức năng nuôi, dạy con cái. Nhƣng trên thực tế những khác biệt sinh học giữa hai giới không ảnh hƣởng đến việc đảm bảo quyền tự do chính trị và tham gia các hoạt động công cộng, xã hội. Việc đánh giá thấp kém trí tuệ và năng lực của ngƣời phụ nữ không thuộc về giới tính mà chủ yếu là sự GD và hƣớng dẫn bất bình đẳng hơn là nguyên nhân của bất bình đẳng. Điều này có tác động và ảnh hƣởng bởi vai trò của GD trong việc thay đổi định kiến của xã hội về vai trò của phụ nữ.

Quan điểm phụ nữ trong phát triển (WID) đòi hỏi phải thu hút sự tham gia đầy đủ của phụ nữ vào quá trình phát triển với tƣ cách là ngƣời thụ hƣởng và ngƣời thực hiện mục tiêu phát triển. Quan điểm này xuất phát bằng việc chấp nhận (mà không

phê phán) các cấu trúc xã hội hiện có và chỉ chú trọng tới việc làm thế nào để phụ

nữ có thể tham gia nhiều hơn vào các hoạt động phát triển hiện tại. Quan điểm WID bị phê phán là quá nhấn mạnh vào phụ nữ, vô hình chung đã làm tăng gánh nặng cho phụ nữ: Họ vừa phải tham gia lao động xã hội, vừa phải thực hiện các vai trò khác nhau trong hoạt động tái sản xuất xã hội.

Lýthuyết phân tích xung đột theo khía cạnh giớicủa Janet Chafetz:

Chafetz thăm dò cấu trúc và điều kiện xã hội có ảnh hƣởng đến cƣờng độ và sự phân tầng giới tính – những bất lợi của nữ giới so với nam giới trong mọi xã hội, mọi nền văn hoá. Cấu trúc và điều kiện này bao gồm ý thức hệ, cấu trúc gia đình, sự phân công lao động, khuôn mẫu sinh sản, thặng dƣ kinh tế và nội trợ gia đình,… Cũng theo Chafetz, phụ nữ đƣợc giới hạn trong các điều kiện đó và chịu đựng đến mức thấp nhất trong khi họ có thể cân bằng và tham gia nhiều hơn trong lao động một cách độc lập. Điều này cũng dễ nhận thấy trong sự phân công lao động ngoài xã hội, trong nhà trƣờng với các vị trí công việc đƣợc giao nhận và đảm trách.

Ngoài ra còn có lý thuyết chức năng về giới của Mirriam Johnson: Khi các chức năng của phụ nữ gắn liền với gia đình, nội trợ, hạn chế tối đa việc tham gia tài chính hay làm ra kinh tế, tham gia công việc xã hội và tham gia chính trị, … Những công việc có tính chất quyết định và thống lĩnh. Chính cách kiềm hãm về văn hoá giới khiến phụ nữ phải cam chịu, yếu ớt và phục tùng nam giới – khi đƣợc xem là phái mạnh. Họ thể hiện tính biểu cảm nhiều hơn và chấp nhận cũng nhƣ cam chịu vị

trí thấp hơn. Điều này hoàn toàn trái ngƣợc với vị trí và vai trò của nam giới trong xã hội, trong công việc, trong gia đình.

Nhƣ vậy sự khác biệt về các đặc điểm giới có chi phối khả năng làm việc, lãnh đạo và QT của hai giới; Sự khác biệt giới có tạo nên những đặc tính quản lý khác nhau giữa nữ giới và nam giới; Những thách thức và khó khăn trong vai trò QT của nữ giới trong bối cảnh hiện nay tại các trƣờng ĐH… Hay quá trình xã hội hoá, xuất phát điểm, quá trình GD hay đặc điểm nhân khẩu học có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến quan điểm QT của nữ giới và làm thế nào để tạo đƣợc thế cân bằng và phát huy tối đa những điểm mạnh của giới nữ trong công tác QT của nữ giới nói riêng để mang lại hiệu quả QT cao nhất trong các trƣờng ĐH hiện nay nói chung… là những vấn đề mà tác giả đã tìm hiểu, đúc kết dựa trên cơ sở lý thuyết hiện có và kết quả nghiên cứu cụ thể đƣợc trình bày trong các chƣơng tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản trị đại học (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)