. Sự tích Đền Cuông và những câu chuyện đầy bí ẩn
b. Học sinh sưu tầm tranh ảnh về kinh thành Cổ Loa và Đền Cuông
3.4. Đánh giá hoạt động dạy học truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy bằng phương pháp phục dựng mô hình di tích Loa Thành
Châu -Trọng Thủy bằng phương pháp phục dựng mô hình di tích Loa Thành - Đền Cuông.
Dạy học truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu -Trọng Thủy bằng phương pháp phục dựng mô hình di tích Loa Thành - Đền Cuông góp phần tạo ra một không gian học tập mở, giúp học sinh có thêm cơ hội để thể hiện năng lực học tập của mình. Học sinh được lắng nghe, được phản hồi tức thì, được làm chủ quá trình kiến tạo kiến thức.
Dạy học truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu -Trọng Thủy bằng phương pháp phục dựng mô hình di tích Loa Thành - Đền Cuông giúp học sinh phát triển những phẩm chất bị khuất lấp như tình yêu văn hóa dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, khơi dậy ý thức, nhận thức, biết “trông về”,“hướng về” văn học văn hóa dân tộc, biết quê hương, đất nước bằng tình cảm chân thành, biết trân trọng, tự hào là người con Việt Nam. Và sau đó là trở về hành động phát huy, gìn giữ văn hóa của dân tộc, của quê hương. Từ đó có thể quảng bá cái hay, nét đẹp của văn hóa tâm linh trên quê hương để thúc đẩy một sự giao lưu lành mạnh, có lợi chung cho việc xây dựng và phát triển quê hương.
Dạy học truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy bằng phương pháp phục dựng mô hình di tích Loa Thành - Đền Cuông đã đưa lại sự hứng khởi cho học sinh, tạo nên môi trường học tập lành mạnh, thân thiện
Dạy học truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy bằng phương pháp phục dựng mô hình di tích Loa Thành - Đền Cuông giúp bản thân học sinh phát triển những sở trường riêng, nhận biết được những điểm mạnh của bản thân và nhất là tạo tiền đề cho học sinh lựa chọn, định hướng nghề nghiệp trong tương lai như kiến trúc sư, xây dựng, họa sĩ…