Mô tả thực nghiệm

Một phần của tài liệu SKKN THIẾT kế và sử DỤNG PHIẾU học tập THÔNG QUA dạy học CHỦ để TRUYỆN dân GIAN (NGỮ văn 10) NHẰM NÂNG CAO NĂNG lực, PHẨM CHẤT CHO học SINH đầu cấp THPT (Trang 35 - 52)

3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬPTHÔNG

3.2. Thực nghiệm tác động các giải giải pháp

3.2.5. Mô tả thực nghiệm

Đọc văn TẤM CÁM (Truyện cổ tích) I. Mục tiêu bài học

1.Kiến thức

- Hiểu được những mâu thuẫn, xung đột dì ghẻ - con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong xã hội thời xưa. Hiểu triết lý ở hiền gặp lành, ác giả ác báo của nhân dân ta.

- Kết cấu của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì.

2. Về kĩ năng

- Kỹ năng đọc - hiểu 1 truyện cổ tích thần kì, nhận biết được 1 truyện cổ tích thần kì qua đặc trưng thể loại.

- Biết cách lựa chọn và phân tích sự việc, chi tiết trong tác phẩm tự sự. - Kĩ năng trình bày một vấn đề trước tập thể.

3. Về thái độ

- Có được tình yêu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống.

- Biết yêu lẽ phải, công bằng, biết đấu tranh để bảo vệ cái thiện, chính nghĩa, biết lên án diệt trừ cái ác, cái xấu.

4. Các năng lực cần hình thành cho học sinh

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.

- Năng lực đọc - hiểu truyện cổ tích thần kì, nhận biết được truyện cổ tích thần kì qua đặc trưng thể loại.

- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (qua việc tìm hiểu, lý giải chi tiết nghệ thuật đặc sắc).

- Năng lực tư duy so sánh (qua việc so sánh nét độc đáo của mỗi nhân vật trong truyện).

32

- Năng lực giao tiếp, hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên

- SGK, giáo án word, giáo án powerpoint, trích đoạn video về phim Tấm

Cám, tư liệu về bài học;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; -Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi…

- Các phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu, giấy A0, bút màu…

2. Chuẩn bị của học sinh: theo hướng dẫn của GV: - Soạn bài theo hướng dẫn học bài Sách giáo khoa. - Hoàn thành phiếu học tập theo câu hỏi GV giao.

- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước).

- Sưu tầm các tài liệu về tác giả, tác phẩm.

III. Tổ chức hoạt động học tập cho học sinh

1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong giờ

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS Em hãy quan sát hình ảnh và cho biết tên các truyện mà em biết và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi bằng việc điền nội dung câu trả lời vào phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM

Họ tên học sinh: ………..; Lớp……….. Em hãy quan sát hình

ảnh bên và cho biết tên các truyện mà em biết: Câu 1: Hình ảnh 1 ……… Câu 2: Hình ảnh 2 ……… HÌNH 1 HÌNH 3 Câu 3: Hình ảnh 3 ……… Câu 4: Hình ảnh 4 ……… HÌNH 2 HÌNH 4

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, làm việc cá nhân và điền vào phiếu học tập GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 3: Báo cáo kết quả

Câu 1. Hình ảnh 1 : Truyện cổ tích Thạch Sanh Câu 2. Hình ảnh 2 : Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt Câu 3. Hình ảnh 3 : Truyện cổ tích Cây khế

Câu 4. Hình ảnh 4: Truyện cổ tích Sọ Dừa.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức

GV dẫn vào bài học:

34

đã từng hơn một lần được nghe kể truyện cổ tích Tấm Cám. Như cây đa trăm tuổi trước sân đình, như dòng nước sông quê dịu mát và trong lành, như mái rơm mái rạ hiền hòa và ấm áp, truyện cổ tích Tấm Cám đã song hành cùng bao thế hệ người Việt để an ủi, nâng đỡ, khích lệ mỗi con người trước cuộc sống bấp bênh, nhiều rủi ro, bất công và oan trái. Đồng thời truyện còn đem đến cho chúng ta những nét văn hóa trong gia đình Việt, những phong tục truyền thống của dân gian, những bài học giáo dục quý giá mà đến tận hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Trong tiết học này, cô cùng các em sẽ tiếp tục tìm hiểu văn bản truyện cổ tích Tấm Cám để chúng ta có thể khám phá được những đặc điểm tiêu biểu nhất trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này.

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Thao tác 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về truyện cổ tích.

- Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm và đặc điểm của truyện cổ tích, bố cục của truyện cổ tích Tấm Cám.

- Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ.

- Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin phản hồi.

- Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập.

- Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Em hiểu thế nào là truyện cổ tích? Có mấy loại truyện cổ tích? Trình bày những đặc điểm của truyện cổ tích thần kì.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: suy nghĩ, khái quát kiến thức. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 3: Báo cáo kết quả

HS trả lời câu hỏi, tóm lại những nét

I. Giới thiệu chung

1. Thể loại truyện cổ tích a. Khái niệm: SGK. b. Phân loại: SGK

c. Đặc trưng truyện cổ tích thần kì

- Có sự tham gia của các yếu tố thần kì: + Nhân vật thần kì: Tiên, Bụt, vua Thủy Tề, Diêm Vương, Ngọc Hoàng,...

+ Những vật, con vật thần kì: đàn thần, sách ước, nước thần,...; chim thần, trăn tinh,...

+ Sự biến hoá thần kì: vật người (Sọ Dừa), người- vật- người (cô Tấm),...

- Đối tượng: Con người nhỏ bé trong xã hội (xây dựng kiểu nhân vật bất hạnh, mồ côi, con riêng, em út…)

- Nhân vật:

+ Gồm 3 kiểu nhân vật chính: nhân vật chính diện (phe thiện), nhân vật phản diện (phe ác) và các nhân vật (sự vật) có tác dụng thần kì.

+ Thường là nhân vật chức năng (thực hiện một chức năng nhất định như Thần, Tiên, Bụt,...)

chính về truyện cổ tích và truyện cổ tích thần kì.

HS khác: nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức

+ Thường là nhân vật loại hình (tính cách, phẩm chất ko biến đổi).

- Kết cấu phổ biến: 3 phần.

+ Giới thiệu nhân vật chính diện (thường là những người nghèo khổ, bất hạnh). + Nhân vật chính diện gặp nạn (trải qua thử thách) được lực lượng thần kì giúp đỡ. + Kết thúc: nhân vật chính diện được hưởng hạnh phúc, kẻ ác bị trừng trị. (có hậu)

- Nội dung:

+ Phản ánh mâu thuẫn, xung đột gia đình, xã hội qua đó thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện- cái ác.

+ Đề cao cái thiện, nêu gương đạo đức tốt đẹp giáo dục con người.

+ Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.

+ Thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của nhân dân lao động.

Thao tác 2. Truyện cổ tích Tấm Cám

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Truyện cổ tích Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích nào? Em hãy tóm tắt khái quát và nêu bố cục của truyện cổ tích này.

GV có thể sử dụng các hình cảnh trong phiếu số 2, Bài Tấm Cám ở trên để hướng dẫn HS tóm tắt truyện.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: suy nghĩ, khái quát kiến thức. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 3: Báo cáo kết quả

2. Văn bản “TẤM CÁM”:

- Thể loại: Truyện cổ tích thần kì.

- Được phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới.

- Đọc.

-Tóm tắt - Bố cục:

+ Mở truyện: “Ngày xưa … việc nặng”: giới thiệu các nhân vật chính và hoàn cảnh truyện.

+ Thân truyện: “Một hôm … về cung”: diễn biến câu chuyện:

`Tấm ở với gì ghẻ và Cám đến khi trở thành hoàng hậu

36

HS trả lời câu hỏi, tóm tắt truyện Tấm Cám và trình bày bố cục.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức

`Tấm bị giết và hóa thân.

+ Kết truyện: còn lại: Tấm trả thù mẹ con Cám

HS đọc đoạn 1: Thân phận bất hạnh của Tấm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát phiếu học tập, trong thời gian 7 phút, HS điền xong các nội dung vào phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 1. Giới thiệu nhân vật

GIỚI THIỆU NHÂN VẬT

Tấm Cám

Nhận xét cách giới thiệu nhận vật.

2. Xác định mẫu thuẫn cơ bản của truyện?

……… ………

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm học sinh bầu nhóm trưởng, thư kí và tiến hành thảo luận, lần lượt trả lời các câu hỏi của giáo viên.

- Học sinh mỗi nhóm ghi kết quả thảo luận lên bảng phụ.

- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận

- Học sinh mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận và treo bảng phụ lên để các

II. Đọc – hiểu:

1. Nhân vật và mâu thuẫn, xung đột chủ yếu

a. Nhân vật

- Giới thiệu nhân vật:

TẤM CÁM

- Mồ côi cha mẹ - Sống với mẹ kế và đứa em cùng cha. - Làm lụng vất vả suốt ngày đêm.

-Được mẹ nuông chiều.

- ăn trắng mặc trơn -Suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng. => Cách giới thiệu gây ấn tượng về thân phận bất hạnh, khổ đau, tội nghiệp của Tấm.

=>Thân phận bất hạnh, đáng thương, bị cướp đoạt từ công sức lao động đến những khát khao nhỏ bé.

b. Mâu thuẫn của truyện:

+ Mẫu thuẫn gia đình:

Tấm >< Cám ( chị em cùng cha khác mẹ)

Tấm >< dì ghẻ (dì ghẻ - con chồng)

+ Mâu thuẫn xã hội: Thiện >< ác

nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét.

- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm, rút kinh nghiệm về cách thảo luận, trình bày.

- Giáo viên chuẩn hóa kiến thức.

Bước 1: GV giao nhiệm vụ

- GV trình chiếu sơ đồ tư duy về các sự việc tiêu biểu trong 2 chặng đường đời của nhân vật Tấm.

- GV chia lớp thành 4 nhóm

+ Nhóm 1, 2: Các sự việc, chi tiết tiêu biểu trong chặng đường đời thứ nhất. + Nhóm 3, 4: Các sự việc, chi tiết tiêu biểu trong chặng đường đời thứ nhất. - GV yêu cầu HS vận dụng kiến về tiếng Việt để nhận diện được các sự việc, chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm. - GV chiếu phiếu học tập lên bảng chiếu PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Chặn g 1 Sự việc Hành động của Tấm Hành động của mẹ con Cám Kết quả SV1 SV2 SV3

Nhận xét về mâu thuẫn, lực lượng

2. Diễn biến mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám

2.1 Chặng đời thứ nhất của nhân vật Tấm

- Sự việc 1 - “Về chiếc yếm đỏ”:

+ Tấm: chăm chỉ được giỏ tép đầy.

+ Cám: lười biếng, chẳng được gì → lừa chị, đổ tép sang cho mình, về trước lĩnh thưởng. (Cám lừa, cướp đoạt trắng trợn công sức lao động và phần thưởng đáng có của Tấm).

+ Kết quả: Cám được phần thưởng là cái yếm đỏ, Tấm bưng mặt khóc hu hu.

- Sự việc 2 - “Về con cá bống”:

+ Tấm: Tấm nuôi bống hàng ngày, coi như bạn, Tấm đi chăn trâu ở đồng xa.

+ Mẹ con Cám: lén giết chết người bạn duy nhất của Tấm là con cá bống.

+ Kết quả: cá bống bị mẹ con Cám giết, Tấm òa lên khóc.

- Sự việc 3 - “Về việc Tấm đi xem hội, thử giày”:

+ Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo; đi xem hội; rơi giày; thử giày.

+ Mẹ con Cám: trắng trợn trộn thóc với gạo, bắt Tấm phải nhặt; Cám thử giày,

38 phù trợ, hành động của mẹ con Cám và thái độ phản kháng của Tấm. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Chặng 2 Sự việc Hành động của Tấm Hành động của mẹ con Cám Kết quả SV1 SV2 SV3 SV4

Nhận xét về mâu thuẫn, lực lượng phù trợ, hành động của mẹ con Cám và thái độ phản kháng của Tấm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS cử nhóm trưởng, thư kí, nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho từng thành viên.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trao đổi với nhau thống nhất kết quả. - GV: Theo dõi, quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS, giúp đỡ đối với những HS (nhóm) gặp khó khăn, nhắc nhở đôn đốc những cá nhân (nhóm) chưa chú ý, tiến độ hoàn thành chậm. - Sản phẩm: HS ghi ra giấy, có thể có những cách trình bày khác nhau về sản phẩm của nhóm mình.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- Từng tổ cử đại diện trình bày: Sản phẩm và lời trình bày của học sinh. - GV tổ chức thảo luận từng vấn đề.

Bước 4: GV bổ sung kiến thức, đánh

không vừa, bẽ bàng, xấu hổ.

+ Kết quả: Tấm trở thành hoàng hậu, mẹ con Cám ngạc nhiên, hằn học.

- Nhận xét:

+ Mâu thuẫn: mâu thuẫn trong gia đình, xoay quanh quyền lợi về vật chất, tinh thần. Mâu thuẫn được giải quyết bằng yếu tố kỳ ảo.

+ Lực lượng phù trợ: Bụt rất hiền từ, có sức mạnh vô biên, chuyên cứu giúp những người nghèo khổ, bất hạnh.

+ Hành động của mẹ con Cám: đi từ lừa → lén lút → trắng trợn để hành hạ, ngược đãi chứ chưa có hành động tiêu diệt.

+ Thái độ phản kháng của Tấm: nhượng nhịn, nhận sự thua thiệt về mình, phản ứng cao nhất là khóc ấm ức.

2.2 Chặng đời thứ hai của nhân vật Tấm

- Sự việc 1 - “Về cái chết của Tấm”: + Tấm về quê lo giỗ bố, trèo cau.

+ Mẹ con Cám: bày mưu, đẵn gốc cau giết Tấm, đưa Cám vào cung thế chị.

+ Kết quả: Tấm ngã chết đuối, không cam chịu chết, hóa thành chim vàng anh, hót mắng Cám.

- Sự việc 2 - “Về chim vàng anh”:

+ Chim vàng anh bị giết.

+ Cám nghe theo lời mẹ giết chim vàng anh, nấu ăn, vứt lông chim ra ngoài vườn. + Kết quả: lông chim hóa ra 2 cây xoan đào, tuyên chiến trực tiếp với kẻ thù.

- Sự việc 3 - “Về cây xoan đào và chiếc khung cửi”:

+ Cây xoan đào bị chặt, đóng khung cửi. Khung cửi bị đốt.

giá

- GV tích hợp kiến thức liên môn

+ Tích hợp văn hóa: Những nét văn

hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam:

• Tục thờ cúng tổ tiên (Tấm về cúng giỗ cha).

• Tục mời trầu (bà cụ hàng nước mời trầu nhà vua). Nhờ miếng trầu têm cánh phượng mà nhà vua nhận ra người vợ đảm đang khéo léo của mình. Miếng trầu là hình ảnh quen thuộc trong đời sống văn hóa gắn với phong tục hôn nhân. Nhận trầu và ăn trầu là nhận lời giao ước, kết đôi:

•• Miếng trầu nên dâu nhà người. •• Miếng trầu ăn ngọt như đường Đã ăn lấy của phải thương lấy người.

Một phần của tài liệu SKKN THIẾT kế và sử DỤNG PHIẾU học tập THÔNG QUA dạy học CHỦ để TRUYỆN dân GIAN (NGỮ văn 10) NHẰM NÂNG CAO NĂNG lực, PHẨM CHẤT CHO học SINH đầu cấp THPT (Trang 35 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)