- Mức đầy đủ: B (1), (3), (2), (4).
BÀI 10: VAI TRÒ CỦA GAN TRONG ĐIỀU HOÀ ĐƯỜNG HUYẾT VÀ BỆNH TIỀU ĐƯỜNG
VÀ BỆNH TIỀU ĐƯỜNG
Sau khi ăn xong, lượng cacbohydrates trong thức ăn sẽ được chuyển hoá thành một loại đường glucose. Loại đường này được hấp thụ tại ruột và hoà tan vào máu. Trong lúc này tuyến tuỵ sẽ tiết ra một loại hoocmôn có tên gọi là insulin. Insulin làm cho gan nhận và chuyển glucozơ thành glycôgen, đồng thời làm cho các tế bào của cơ thể tăng nhận và sử dụng glucôzơ. Nhờ đó nồng độ glucôzơ trở lại ổn định.
Ở xa bữa ăn tiêu dùng năng lượng của các cơ quan làm cho đó nồng độ glucôzơ, tuyến tụy tiết hooc môn glucagôn. Glucagôn có tác dụng chuyển glycôgen ở gan thành glucozơ đưa vào máu, kết quả là nồng độ glucozơ trong máu tăng lên và duy trì ở mức ổn định.
Nếu khả năng hoạt động của insulin gặp vấn đề hoặc lượng đường glucose trong cơ thể tăng lên quá mức kiểm soát, khiến insulin không thể nào đáp ứng được hoặc tuyến tụy sản xuất thiếu hoocmon insulin, khi đó một lượng đường sẽ không chuyển hoá thành nguồn năng lượng cho cơ thể và bị dư thừa trong máu. Tình trạng lượng đường vượt quá tỉ lệ cho phép trong máu thì được gọi là bệnh tiểu đường. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh hiểm nghèo khác như: suy thận, mù mắt, tai biến mạch máu não, tim mạch vành…
Câu hỏi 1: Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hoà diễn ra theo trật tự:
A. Tuyến tuỵ → insulin → gan và tế bào của cơ thể tăng nhận glucozo → glucozơ trong máu giảm.
B. Gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm. C. Gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giả D. Tuyến tụy → insulin → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
Câu hỏi 2: Khi hàm lượng glucozơ trong máu giảm, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự nào?
A. Tuyến tụy → glucagôn → gan → glicôgen → glucozơ trong máu tăng B. Gan → glucagôn → tuyến tụy→ glicôgen → glucozơ trong máu tăng C. Gan → tuyến tụy → glucagôn → glicôgen → glucozơ trong máu tăng D. Tuyến tụy → gan → glucagôn → glicôgen → glucozơ trong máu tăng
Câu hỏi 3: Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì nồng độ glucôzơ trong máu là
A. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm B. trung ương thần kinh
41 C. tuyến tuỵ
D. gan
Câu hỏi 4: Những hoocmôn do tuyến tụy tiết ra tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào sau đây?
A. Điều hòa hấp thụ nước ở thận.
B. Duy trì nồng độ glucozơ bình thường trong máu. C. Điều hòa hấp thụ Na+ ở thận.
D. Điều hòa pH máu.
Câu hỏi 5: Các hoocmôn do tuyến tụy tiết ra có vai trò cụ thể như thế nào? A. Dưới tác dụng phối hợp của insulin và glucagôn lên gan, làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ rất nhanh
B. Dưới tác động của glucagôn lên gan làm chuyển hóa glucozơ thành glicôgen, còn dưới tác động của insulin lên gan làm phân giải glicôgen thành glucozơ
C. Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glucagôn dự trữ, còn dưới tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucozơ
D. Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ, còn với tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucozơ, nhờ đó nồng độ glucozơ trong máu giảm
Câu hỏi 6: Ông của bạn Lan bị bệnh tiểu đường, mỗi bữa ông chỉ ăn một bát cơm, ông nói ăn nhiều cơm sẽ làm lượng đường trong máu tăng. Lan thắc mắc bữa nào mình cũng ăn nhiều cơm hơn ông, liệu lượng đường trong máu của mình có tăng cao không nhỉ? Hãy giải đáp nỗi lo nói trên của Lan
………
Hướng dẫn đánh giá bài 10 Câu hỏi 1:
- Mức đầy đủ: A. Tuyến tuỵ → insulin → gan và tế bào của cơ thể tăng nhận glucozo → glucozơ trong máu giảm.
- Mức không đạt: Chọn đáp án khác hoặc không trả lời Câu hỏi 2:
- Mức đầy đủ: A. Tuyến tụy → glucagôn → gan → glicôgen → glucozơ trong máu tăng
- Mức không đạt: Chọn đáp án khác hoặc không trả lời Câu hỏi 3:
- Mức đầy đủ: D. gan
42
Câu hỏi 4:
- Mức đầy đủ: B. Duy trì nồng độ glucozơ bình thường trong máu. - Mức không đạt: Chọn đáp án khác hoặc không trả lời
Câu hỏi 5:
- Mức đầy đủ: D. Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ, còn với tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucozơ, nhờ đó nồng độ glucozơ trong máu giảm.
- Mức không đạt: Chọn đáp án khác hoặc không trả lời.
Câu hỏi 6:
- Mức đầy đủ:
Giải thích.
+ Khi ăn cơm trắng đường hấp thu vào máu nhanh chóng, tuyến tụy phải làm việc nhiều hơn để giảm lượng đường máu tăng cao, nhưng tuyến tụy ở người bệnh tiểu đường thường không hoạt động tốt nên việc tiết insulin kém hiệu quả hơn và từ đó làm tăng cao chỉ số đường huyết sau ăn.
+ Lan không mắc bệnh tiểu đường, tuyến tuỵ hoạt động tốt có khả năng sản xuất insulin đề điều hoà đường huyết ở mức ổn định.
- Mức chưa đầy đủ: Chỉ giải thích được 1 trong 2 ý trên. - Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời được.