2.1 .Bối cảnh nghiêncứu
2.3 Áp dụng lý thuyết đánh giá cổ điển và hiện đại
2.3.3. Ứng dụng các lý thuyết trên trong thiết kế công cụ đánh giá
Theo Phạm Xuân Thanh (2011), công dụng trước hết của việc phân tích câu hỏi thi kiểm tra là để làm tăng giá trị nội dung của câu hỏi thi kiểm tra. Chất lượng của câu hỏi thi kiểm tra có thể được làm tăng lên bằng cách thu thập các bằng chứng liên quan đến nội dung của câu hỏi thi kiểm tra. Có thể hỏi ý kiến về mức độ tương thích và phù hợp giữa những câu hỏi thi kiểm tra cụ thể với nội dung mà chúng ta dự định kiểm tra đánh giá bằng chính những câu hỏi thi kiểm tra đó. Việc này địi hỏi phải tập hợp một nhóm chuyên gia để đánh giá mức độ phù hợp giữa câu hỏi thi kiểm tra với nội dung cần kiểm tra đánh giá theo một số tiêu chí đã được xác định. Người nghiên cứu sẽ ứng dụng một số triết lý và mơ hình của lý thuyết đánh giá cổ điển và hiện đại vào phân tích câu hỏi được đưa ra để đánh giá nhằm thẩm định chất lượng của bảng hỏi, loại bỏ những câu hỏi quá tồi, sửa chữa những câu hỏi có thể sửa được và giữ lại những câu hỏi đáp ứng yêu cầu.
Phạm Xuân Thanh (2011) cho rằng, hầu hết các đại lượng tâm lý là các thuộc tính của tư duy, mà tư duy thì khơng thể quan sát trực tiếp (đại lượng ẩn), nhưng vẫn có thể đo một cách gián tiếp thông qua các hành vi có thể quan sát được của con người. Các cơng cụ đo lường, quan sát (ví dụ bài test - trong luận văn là bảng hỏi) cần được thiết kế cẩn thận, có độ tin cậy cao để ghi nhận chính xác các hành vi, làm cơ sở để xác định đại lượng ẩn. Vì vậy, dựa trên dữ liệu thu được từ bảng hỏi, áp dụng mơ hình Rasch trong lý thuyết đánh giá hiện đại, người nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng phân tích độ tin cậy, các chỉ số item mnsq (trung bình bình phương), ci (khoảng tin cậy), chỉ số t, item estimate (độ khó của câu hỏi) để trả lời câu hỏi nghiên cứu.
Tóm lại, nghiên cứu chọn cách tiếp cận hỗn hợp giữa định tính và định lượng, chiến lược nghiên cứu một tình huống. Nghiên cứu sử dụng các phỏng vấn bán cấu trúc kết hợp với dữ liệu tài liệu thứ cấp để thu thập dữ liệu và gia tăng tính thực tế, khảo sát bằng bảng hỏi và áp dụng lý thuyết đánh giá cổ điện và hiện đại để phân tích nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
2.4. Công cụ nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu ở Chương 1 chỉ ra: Xây dựng bộ công cụ ĐG năng lực giảng dạy của GV trong các trường trung cấp Cảnh sát ta có thể xây dựng dựa trên cách tiếp cận năng lực giảng dạy của người giáo viên theo tác giả Lê Văn Hồng và có sự tham khảo các nhà quản lý giáo dục, các giáo viên có kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy. Nội dung các tiêu chí trên các góc độ sau:
- Năng lực chun mơn
- Năng lực xử lý tài liệu phục vụ giảng dạy. - Trách nhiệm, sự nhiệt tình của giáo viên.
- Năng lực khuyến khích sự sáng tạo và tư duy độc lập của học sinh. - Sự công bằng, khách quan trong việc kiểm tra, đánh giá.
- Tác phong sư phạm của giáo viên.
Bảng 2.1 Đề xuất các tiêu chí và chỉ số đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên
Năng lực Tiêu chí
1. Năng lực chun mơn
- Nội dung bài giảng bám sát chương trình học phần, giáo trình.
- Khoa học, rõ ràng, chính xác và cập nhật những nội dung mới, vấn đề mới có liên quan đến nội dung bài giảng
- Bài giảng có nhiều ví dụ điển hình, có hình ảnh, phim minh họa; câ ̣p nhâ ̣t, liên hệ thực tế để mở rộng kiến thức liên quan đến học phần
- Giáo viên trình bày bài giảng dễ theo dõi, dễ hiểu, lôi cuốn - Giáo viên sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong giảng dạy học phần (như thuyết trình, đàm
thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, tranh luận...)
2. Năng lực xử lý tài liệu phục vụ giảng dạy
- Giới thiệu đầy đủ nội dung chương trình học phần, kế hoạch học tập bài, chương…
- Giới thiệu giáo trình, đề cương giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn thực hành.
- Sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học: Máy chiếu, máy tính, biểu bảng, sơ đồ... và viết bảng hợp lý, hiệu quả.
- Giáo án powerpoint được biên soạn công phu, dễ hiểu và giáo viên sử dụng giáo án thuần thục, hợp lý, hiệu quả.
3. Trách nhiệm, sự nhiệt tình của giáo
- Giáo viên chấp hành nghiêm về giờ giấc lên lớp
- Giáo viên giảng dạy luôn theo đúng thời khóa biểu, có thơng báo trước khi thay đổi lịch
viên năng, thái độ và có phương pháp giúp đỡ các học sinh yếu trong quá trình học tập
- Phân bố nội dung phù hợp với thời gian; thể hiện được nội dung trọng tâm của bài, tiết giảng;
4. Năng lực khuyến khích sự sáng tạo và tư duy độc lập của học sinh
- Hướng dẫn cụ thể cho học sinh phương pháp học tập phù hợp với môn học, bài học
- Giáo viên đưa ra những nội dung mới, sâu hơn liên quan đến bài học để học sinh giải đáp thắc mắc
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi, thắc mắc, phát biểu, tranh luận những nội dung đã học
- Nội dung giảng thiết lập được mối liên hệ với nội dung của các bài giảng, tiết giảng của các môn học, bài học trước
5. Sự công bằng, khách quan trong việc kiểm tra, đánh giá
- Giáo viên có thơng báo về hình thức, phương pháp đánh giá học tập trước khi học.
- Đề kiểm tra thường xuyên, định kỳ, học phần hợp lý về thời gian và nội dung giảng dạy, có thang điểm rõ ràng.
- Giáo viên trả bài đúng quy định, có giải đáp thỏa đáng đáp án và những vấn đề học sinh thắc mắc trong bài làm của mình - Ln đưa ra các câu hỏi phù hợp cho người học.
- Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra – đánh giá quá trình nhận thức của học sinh.
- Đánh giá các bài kiểm tra của người học rõ ràng, công bằng. 6. Năng lực
tư vấn, tổ chức và hướng dẫn
- Hướng dẫn học sinh tìm tài liệu ở thư viện, Interrnet liên quan đến bài học, bài tập được giao
- Đưa ra các nội dung mở rộng sâu hơn liên quan đến nội dung bài học và hướng dẫn để học sinh về nhà giải đáp
hoạt động học tập của học sinh;
- Hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho học sinh trong quá trình làm thảo luận, làm bài tập, thực hành
- Có phương pháp tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, thảo luận, làm bài tập… phù hợp để học sinh chủ động phát biểu, tranh luận sơi nổi trong q trình học tập
- Giải đáp cụ thể nội dung các câu thảo luận, bài tập, thực hành và có nhận xét những ưu, nhược điểm của học sinh
7. Tác
phong sư phạm của giáo viên
- Chấp hành đúng điều lệnh CAND
- Nghiêm khắc trong q trình giảng dạy nhưng vẫn có thái độ thân thiện, tôn trọng học sinh.
- Ngơn ngữ trong sáng, chính xác, dễ hiểu;
- Phân tích, giảng giải mạch lạc; lập luận chặt chẽ, lôgic.
- Giải quyết linh hoạt các tình huống sư phạm trong hoạt động giảng dạy