PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
5. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
5.1 Tính mới
- Đã sử dụng hình thức tổ chức dạy học “dạy học theo dự án” là hình thức mới theo hƣớng phát triển năng lực của học sinh
- Kết hợp đƣợc nhiều hình thức dạy học tích cực “dạy học dự án” với kiểm tra đánh giá tình huống và câu hỏi trắc nghiệm
- Với phƣơng pháp dạy học dự án này chƣa có giáo viên nào ứng dụng vào bài tác hại và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy
5.2 Tính khoa học
- Đảm bảo đƣợc nội dung, thời gian của chƣơng trình hiện hành - Vận dụng các phƣơng pháp hợp lý nội dung bài học.
5.3. Tính thực tiễn
- Phù hợp với trang thiết bị thực tế của nhà trƣờng - Đáp ứng đƣợc yêu cầu và nguyện vọng của học sinh
- Thay đổi nhận thức, tạo sự hứng thú của học sinh và xã hội đối với nội dung bài học.
6. KẾT QUẢ THU ĐƢỢC SAU KHI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI HỌC BẰNG 40 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ HAI CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
- 40 Câu hỏi trắc nghiệm
- Kiểm tra nhanh hai tình huống
TH 1: Em hãy tích vào ô trống ở hình ảnh sau , những biểu hiện em cho
TH2: Em hãy tích vào ô trống ở hình ảnh sau, những biểu hiện em cho
rằng đó là nguy cơ dẫn đến nghiện ma túy?
Học sinh lớp 10 A1 kiểm tra đối chứng
Sau khi kiểm tra đối chứng có kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Năm học 2020 - 2021 Loại
Nhóm Giỏi Khá Trung bình Yếu
Đối chứng (10A2, 10A4 gồm 82 HS) (14HS) 17% (41 HS) 50% (23 HS) 28% (4 HS) 5% Thực nghiệm (10A1, 10A3gồm 86 HS) (45 HS) 52 % (27 HS) 32% (14 HS) 16% (0 HS) 0% Năm học 2021 - 2022 Loại
Nhóm Giỏi Khá Trung bình Yếu
Đối chứng (10A2, 10A4 gồm 84 HS) (15 HS) 18% (37HS) 44% (27HS) 32% (5 HS) 6% Thực nghiệm (10A1, 10A3gồm 83 HS) (51 HS) 62 % (25HS) 30% (7 HS) 8% (0 HS) 0% Từ bảng thống kê trên ta có biểu đồ so sánh sau:
Nhìn từ biểu đồ đánh giá quá trình thực hiện phƣơng pháp dạy học dự án với nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm cho ta kết quả thấy rõ mức độ điểm giỏi nhóm thực nghiệm cao hơn rất nhiều so với nhóm đối chứng, đặc biệt nhóm thực nghiệm không có học sinh đạt điểm yếu, chúng ta có thể khẳng định rằng “Hiệu
quả việc ứng dụng phƣơng pháp dạy học tích cực “dạy học theo dự án” trong dạy học bài 7 Giáo dục quốc phòng 10 - tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy, tại Trƣờng THPT Nghi Lộc 5” đã đem lại
cho học sinh hiệu quả học tập và hứng thú học tập tốt hơn. Sau khi tổ chức, phối hợp để hoàn thành nội dung phƣơng pháp thì các em đoàn kết hơn, ý thức đƣợc nhiệm vụ của mình hòa vào nhiệm vụ của tập thể. Tự giác, tích cực trong học tập và rèn luyện để nâng cao chất lƣợng của bộ môn GDQP - AN, các em nhận diện một cách sâu sắc về chất ma túy, biết đƣợc tác hại, nguyên nhân cũng nhƣ dấu hiệu nghiện ma túy, đặc biệt từ đó các em có trách nhiệm cao trong phòng chống ma túy, hơn thế nữa các em đƣợc trau dồi một số kỹ năng cơ bản về phòng tránh ma túy xâm nhập lứa tuổi học đƣờng.
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Kết luận chung
Để thực hiện đƣợc chủ trƣơng thay đổi định hƣớng giáo dục mang nặng tính không diễn tả đƣợc nội dung và ý nghĩa của nhiều vấn đề chuyên sâu, có phần nhồi nhét kiến thức một cách thủ động sang định hƣớng phát triển năng lực giúp học sinh phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Tiếp cận đƣợc xu thế giáo dục của các nƣớc trên thế giới trong chƣơng trình giáo dục THPT mới 2018, chƣơng trình giáo dục tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thì việc rèn luyện kĩ năng tự học tạo tính tự giác tích cực cho học sinh trong nhà trƣờng vô cùng cần thiết, vai trò của giáo viên không chỉ dừng lại ở việc “Dạy kiến thức”, mà còn “Rèn kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề”, rèn cho học sinh trở thành ngƣời có ích cho xã hội. Chính vì thế trong quá trình giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng an ninh, chúng tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu các biện pháp để rèn luyện các kỹ năng tự học mang tính tích cực cho học sinh có hiệu quả. Ở đề tài này chúng tôi đề xuất biện pháp dạy học dự án cụ thể vào bài 7 “Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy” chƣơng trình GDQP - AN 10, và đem lại hiệu quả rất cao.
2. Đóng góp của đề tài
“Hiệu quả ứng dụng phƣơng pháp dạy học dự án trong dạy học bài 7 môn GDQP - AN khối 10” là một phƣơng pháp dạy và học nhằm mang lại kết quả
cao trong biển pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục. Học sinh sẽ không còn thấy nhàm chán hay căng thẳng trong giờ học nữa mà ngƣợc lại yêu thích môn học này hơn, mỗi tiết học càng thêm sôi động và hứng thú hơn. Không những giúp các em có thể ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả mà còn tăng khả năng làm việc độc lập của cá nhân và kỹ năng hoạt động đội nhóm. Ngoài ra còn giúp các em sáng tạo và rất linh hoạt trong giải quyết vấn đề. Các em nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của mỗi cá nhân sẽ hòa vào thành công cũng nhƣ thất bại của cả tập thể. Qua đó phát huy đƣợc sức mạnh tập thể, nâng cao tinh thần đoàn kết và nâng cao kết quả trong học tập và rèn luyện.
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng phƣơng pháp dạy học dự án vào bài tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy, chúng tôi cảm thấy mình linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy, góp sức mình để đem phƣơng pháp, cách thức tổ chức dạy học mới làm cho nội dung bài học sinh động hơn. Sẽ không là một giáo viên GDQP - AN khô khan, cứng nhắc, rập khuôn nữa mà là một giáo viên năng động, nhiệt tình, hiểu biết về mặt nội dung lẫn kỹ thuật... vận dụng, tổ chức các phƣơng pháp dạy học dự án trong nội dung bài tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy rất hiệu quả. Qua đó đạt kết quả cao trong dạy và học, học sinh yêu thích mình và bộ môn GDQP - AN
hơn, có trách nhiệm học hơn với các nội dung học tiếp theo.
Việc trau dồi và thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng an ninh đối với đối tƣợng học sinh trung học phổ thông giúp cho các em học sinh đoàn kết hơn, rèn luyện tác phong nghiêm túc, có ý thức tổ chức kỷ luật hơn. Từ đó các em thực hiện nhiệm vụ học tập rèn luyện trong nhà trƣờng, xã hội tốt hơn. Hiểu biết hơn về kiến thức ma túy gắn liền với thực tế, các em có thể nhận diện đƣợc chất ma túy, thấy đƣợc tác hại ma túy gây ra cho con ngƣời và xã hội, đặc biệt các em có đƣợc những kỹ năng phòng tránh cũng nhƣ trách nhiệm trong công tác phòng tránh ma túy. Qua đó tự hào về một môi trƣờng sống lành mạnh và vui tƣơi.
3. Kiến nghị, đề xuất
Để nội dung của bài tác hại ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy thêm sinh động và đạt kết quả cao, chúng tôi xin đƣợc kiến nghị và đề xuất một số ý kiến nhƣ sau:
- Sở Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm hơn nữa về việc cung cấp các loại tranh ảnh, Luật phòng chống ma túy, sách kỹ năng phòng chống ma túy cũng nhƣ tƣ liệu pháp lý liên quan bài một cách chính xác và mới nhất.
- Nhà trƣờng THPT nên chú trọng hơn nữa công tác GDQP - AN, coi trọng hơn các nội dung môn GDQP - AN, tạo dựng cơ sở vật chất đầy đủ hơn, nhất là vật chất nhƣ phòng máy chiếu,... phục vụ các bài học lý thuyết.
- Hàng năm hoặc hai năm một lần nên tổ chức hội thao GDQP - AN cấp trƣờng hoặc liên trƣờng THPT để tạo ra sân chơi giữa các lớp, cũng nhƣ kiểm tra đánh giá kết quả sau khi kết thúc nội dung chƣơng trình học.
- Sắp tới triển khai nội dung chƣơng trình THPT mới đòi hỏi giáo viên cũng nhƣ học sinh cần áp dụng nhiều phƣơng pháp, kỹ thuật dạy học tích cực hơn để tăng hiệu quả dạy học đạt kết quả cảo hơn.
- Theo bản thân chúng tôi, sáng kiến “Ứng dụng phƣơng pháp dạy học dự
án vào bài tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy, tại Trƣờng THPT Nghi Lộc 5” với phƣơng pháp dạy học dự án chúng
tôi đã trình bày ở trên sẽ nâng cao chất lƣợng dạy và học.
Tuy nhiên, để vận dụng tốt và rộng rãi phƣơng pháp này vào dạy học thì bản thân mỗi giáo viên phải bỏ nhiều công sức, sáng tạo trong lao động, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đòi hỏi giáo viên phải luôn học tập trau dồi năng lực tƣ duy, nắm vững lý luận, thƣờng xuyên rèn luyện nghiệp vụ và hành động của mình trƣớc khi giáo dục học sinh.
Với thời gian giảng dạy chƣa nhiều nên chúng tôi chỉ nêu ra đây một phƣơng pháp dạy học dự án mà bản thân chúng tôi thấy tâm đắc nhất và đã ứng dụng góp phần vào đổi mới phƣơng pháp dạy và học hiện nay. Với phƣơng pháp
này chúng tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên có thể vận dụng vào giảng dạy để nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh với nội dung tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy. Những vấn đề mà chúng tôi đƣa ra còn nhiều thiếu sót, hy vọng sẽ nhận đƣợc những đóng góp thiết thực và quý báu của quý thầy cô, đồng nghiệp.
Trên đây là những ý kiến đóng góp của chúng tôi qua nội dung sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân nghiên cứu và đúc rút đƣợc trong quá trình giảng dạy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Hình sự Việt Nam 2015 (sửa đội bổ sung 2017). 2. Luật Phòng chống ma túy 2021 số 73/2021/QH14. 3. Báo điện tử,báo giáo dục
4. Bộ sách kỹ năng phòng chống ma túy của viện nghiên cƣu tâm lý ngƣời sử dụng ma túy - PSD.