AABB B AAA C AB D BBBB * Hệ thống 3 câu hỏi tự luận

Một phần của tài liệu SKKN PHÁT TRIỂN NĂNG lực tự học CHO học SINH THÔNG QUA dạy học TRỰC TUYẾN CHỦ đề cơ CHẾ BIẾN dị ở cấp độ tế bào (Trang 38 - 46)

* Hệ thống 3 câu hỏi tự luận

Câu 1. Hãy xác định tên gọi các dạng đột biến cấu trúc NST tương ứng với các số (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8) qua hình ảnh sau (nếu có)?

Câu 2. Tại sao phần lớn các loại đột biến cấu trúc NST là có hại, thậm chí gây chết cho các thể đột biến?

Câu 3. Tại sao đột biến lệch bội thường gây hậu quả nặng nề cho thể đột biến hơn là đột biến đa bội?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

HS giơ tay xin trả lời câu hỏi, có thể xin dừng cuộc chơi để nhường quyền trả lời cho người khác.

Bước 3. Báo cáo kết quả:

Đáp án được chiếu lên hệ thống sau mỗi câu trả lời của HS. - Đáp án câu hỏi trắc nghiệm:

1A 2D 3C 4A 5B 6D 7A 8D 9B 10A

- Đáp án câu hỏi tự luận:

Câu 1. (1) : mất đoạn, (2): lặp đoạn, (3): đảo đoạn không chứa tâm động; (4): đảo đoạn chứa tâm động; (5): chuyển đoạn trong 1 NST; (6): chuyển đoạn không tương hỗ; (7): chuyển đoạn tương hỗ; (8) trao đổi chéo cân dẫn đến hoán vị gen.

Câu 2. Phần lớn các loại đột biến cấu trúc NST là có hại, thậm chí gây chết cho các thể đột biến vì làm rối loạn cân bằng cho cả 1 khối lớn các gen.

Câu 3. Đột biến lệch bội thường gây hậu quả nặng nề cho thể đột biến hơn là đột biến đa bội bởi vì sự tăng giảm số lượng của một hay một vài cặp NST một cách khác thường đã làm mất cân bằng của toàn hệ gen nên các thể lệch bội thường không sống được hay giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản.

Bước 4. Kết luận, nhận định:

GV nhận xét cụ thể hoạt động của HS, đánh giá kết quả của cá nhân thông qua hoạt động.

Giai đoạn 3: SAU KHI KẾT NỐI TRỰC TIẾP (Khoảng 1 tuần sau khi học xong chủ đề)

a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống thông qua một số tình huống cụ thể.

b. Tổ chức thực hiện:

Bước 1.Chuyển giao nhiệm vụ: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời những vấn đề sau theo nhóm (phân chia nhóm giống như ban đầu):

Câu 1.

a. Cho biết đặc điểm của người mắc hội chứng Down và nêu cơ chế phát sinh hội chứng này (có thể trình bày dưới dạng sơ đồ)?

b. Giải thích tại sao khi người mẹ đã cao tuổi (từ 45 trở lên) không nên sinh con?

Câu 2.Một loài thực vật có 2n = 14. Khi quan sát tế bào của một số cá thể trong quần thể thu được kết quả sau:

Cá thể Cặp nhiễm sắc thể Cặp 1 Cặp 2 Cặp 3 Cặp 4 Cặp 5 Cặp 6 Cặp 7 Cá thể 1 2 2 2 3 2 2 2 Cá thể 2 1 2 2 2 2 2 2 Cá thể 3 2 2 2 2 2 2 2 Cá thể 4 3 3 3 3 3 3 3

+ Cho biết các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể ở các cá thể trên (nếu có)?

+ Nêu cơ chế hình thành thể đột biến ở cá thể 2 và cá thể 4? + Phân biệt cá thể 3 và cá thể 4?

Câu 3. So sánh đột biến lệch bội và đột biến đa bội?

Câu 4. Nêu biện pháp hạn chế đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST ở động vật, đặc biệt là người?

Câu 5. Tìm hiểu những thành tựu ứng dụng thực tiễn của các dạng đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST trong tự nhiên và trong trồng trọt?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thu thập thông tin và trả lời các câu hỏi theo nhóm.

Bước 3. HS nạp kết quả lên nhóm zalo/messenger.

Bước 4. Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả bài làm của các nhóm HS đã nạp lên hệ thống (Phụ lục 4: Đáp án giai đoạn 3).

Chương III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Đối tượng, thời gian, bố trí thực nghiệm và phương pháp thực nghiệm sư phạm

a. Đối tượng, thời gian và bố trí thực nghiệm * Đối tượng thực nghiệm:

- Năm học 2021 – 2022: Xây dựng kế hoạch nghiên cứu; tiến hành đề tài ở lớp các lớp 12 ban cơ bản thuộc các trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, THPT Diễn Châu 3 và THPT Diễn Châu 5 để thực nghiệm cho đề tài:

+ Tại trường THPT Nguyễn Xuân Ôn thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, tôi nhờ các giáo viên của trường chọn lớp 12A1 làm lớp thực nghiệm và lớp

12A2 làm lớp đối chứng. Cả 2 lớp này đều học chương trình Sinh học 12 cơ bản; chất lượng của 2 lớp năm học 2020 -2021 tương đương nhau.

+ Tại trường THPT Diễn Châu 3 thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, tôi chọn lớp 12A1 làm lớp thực nghiệm và lớp 12A2 làm lớp đối chứng. Cả 2 lớp này đều học chương trình Sinh học 12 cơ bản; chất lượng của 2 lớp năm học 2020 - 2021 tương đương nhau.

+ Tại trường THPT Diễn Châu 5, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, tôi nhờ các giáo viên của trường chọn lớp 12A1 làm lớp thực nghiệm và lớp 12A2 làm lớp đối chứng. Cả 2 lớp này đều học chương trình Sinh học 12 cơ bản; chất lượng của 2 lớp năm học 2020 -2021 tương đương nhau.

* Thời gian thực nghiệm:

- Học kì I của năm học 2021 – 2022 tại các trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, THPT Diễn Châu 3 và THPT Diễn Châu 5.

* Bố trí thực nghiệm:

Ở lớp dạy thực nghiệm chúng tôi sử dụng kế hoạch dạy học được soạn theo thực nghiệm theo phương pháp đang thực hiện của đề tài. Còn lớp đối chứng chúng tôi sử dụng kế hoạch dạy học được thiết kế theo đúng nội dung SGK.

b. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Theo dõi và quan sát trực tiếp HS trong tiến trình thực nghiệm sư phạm. - Điều tra hiểu biết và hứng thú của HS đối với phương pháp dạy học phát triển năng lực HS trước và sau khi thực nghiệm sự phạm ở lớp thông qua phiếu thăm dò (phụ lục 5).

- Đánh giá kết quả học tập thông qua:

+ Phiếu đánh giá khả năng hoàn thành PHT (phụ lục 6) được HS các nhóm đánh giá chéo vào cuối mỗi phần tổng kết mỗi hoạt động học tập.

+ Kết quả bài kiểm tra 15’: Cả lớp đối chứng và thực nghiệm được kiểm tra cùng 01 đề, các bài kiểm tra của lớp đối chứng và thực nghiệm cùng chấm theo thang điểm 10 và cùng 01 biểu điểm. Bài kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm khách quan với 4 mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao (phụ lục 7); Thời gian làm bài kiểm tra là 15 phút.

- Sử dụng phương pháp thống kê điểm số sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm bằng bài kiểm tra.

3.2. Kết quả của quá trình thực nghiệm

a. Kết quả điều tra ý kiến học sinh về phương pháp dạy học

Tiến hành phát phiếu thăm dò ý kiến HS ở lớp thực nghiệm trước và sau thực nghiệm, chúng tôi đã thu được các kết quả sau:

+ Trước khi thực nghiệm, phần lớn HS đón nhận giờ học tổ chức theo phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực với tâm trạng bình thường như mọi giờ học khác, thậm chí một số em không thích giờ học được tổ chức theo kiểu dạy học này vì các em cho rằng nó phiền phức, mang nặng hình thức.

+ Sau khi tham gia học các tiết học thực nghiệm, các em đã nhìn thấy ưu điểm của phương pháp này mang lại cho các em, do đó thái độ của các em có chiều hướng thay đổi rõ ràng thể hiện ở sự lựa chọn đáp án trong phiếu thăm dò trước và sau khi thực nghiệm. Điều này cho thấy, vận dụng dạy học theo hướng nghiên cứu của đề tài đã kích thích sự hứng thú của các em đối với môn Sinh học.

b. Kết quả đánh giá tiêu chí “Phiếu học tập”

Sau khi kết thúc quá trình báo cáo kết quả của các nhóm, GV sẽ trình chiếu đáp án của từng PHT để HS theo dõi và đặt câu hỏi cho GV nếu các em còn thắc mắc. Khi GV trình chiếu đáp án, các nhóm trao đổi PHT cho nhau rồi dựa vào đáp án của GV đưa ra để hoàn thành tiêu chí đánh giá về PHT. Cuối cùng các nhóm nộp lại để GV nhận xét, đánh giá và thống nhất cho điểm cuối cùng. Điểm cuối cùng này là cơ sở để đánh giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.

Mỗi phiếu học tập sẽ có điểm tối đa là 10. Các nhóm căn cứ vào tiêu chí của phiếu để đánh giá kết quả của nhóm bạn.

Kết quả đánh giá của các nhóm sau khi được GV thông qua được thể hiện ở các bảng thống kê sau:

Bảng 2.3.1a. Bảng điểm phiếu học tập của các nhóm năm học 2021 – 2022 (Tại trường THPT Nguyễn Xuân Ôn)

PHT 1 PHT 2 PHT 3 PHT 4 PHT 5 bình các nhóm Điểm trung Nhóm 1 10 9 10 10 9 9,60 Nhóm 2 9 10 9 9 9 9,20 Nhóm 3 9 9s 10 10 8 9,20 Nhóm 4 8 9 10 10 10 9,40 Nhóm 5 9 9 9 10 10 9,40 Điểm bình quân PHT 9,00 9,20 9,60 9,80 9,20 9,36

Bảng 2.3.1b. Bảng điểm phiếu học tập của các nhóm năm học 2021 – 2022 (Tại trường THPT Diễn Châu 3)

PHT 1 PHT 2 PHT 3 PHT 4 PHT 5 bình các nhóm Điểm trung Nhóm 1 10 9 10 10 9 9,60 Nhóm 2 9 10 9 9 9 9,20 Nhóm 3 8 9 10 10 9 9,20 Nhóm 4 8 8 10 10 10 9,20 Nhóm 5 9 9 9 10 10 9,40 Điểm bình quân PHT 8,80 9,00 9,60 9,80 9,40 9,32

Bảng 2.3.1c. Bảng điểm phiếu học tập của các nhóm năm học 2021 – 2022 (Tại trường THPT Diễn Châu 5)

PHT 1 PHT 2 PHT 3 PHT 4 PHT 5 Điểm trung bình các nhóm Nhóm 1 10 9 10 10 9 9,60 Nhóm 2 9 10 9 9 10 9,40 Nhóm 3 9 9 10 10 8 9,20 Nhóm 4 8 9 10 10 10 9,40 Nhóm 5 9 9 9 10 10 9,40 Điểm bình quân PHT 9,00 9,20 9,60 9,80 9,40 9,40

Nhận xét: Từ các bảng 2.3.1a; 2.3.1b và 2.3.1c trên ta nhận thấy:

+ Đa số các em và các nhóm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập ở các PHT. + Tất cả các nhóm đều hoàn thành hết các nội dung ở các mức độ về cơ bản tương đương nhau.

+ PHT có nội dung lý thuyết gắn với kiến thức thực tiễn để phát triển năng lực các nhóm đều hoàn thành ở mức tốt hơn cả. Cho thấy HS chúng ta nếu được tự học thì việc vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn và cuộc sống sẽ được nâng cao hơn.

c. Đánh giá kết quả bài kiểm tra cuối đợt thực nghiệm

- Kết quả bài kiểm tra thực nghiệm của các lớp đối chứng và thực nghiệm năm học 2021 - 2022 ở Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, THPT Diễn Châu 3 và trường THPT Diễn Châu 5 được thể hiện ở bảng 2.3.2.

Bảng 2.3.2. Tổng hợp điểm bài kiểm tra cuối đợt thực nghiệm năm học 2021 – 2022 tại các trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, THPT Diễn Châu 3 và

THPT Diễn Châu 5 Lớp Sĩ số Điểm Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn 12A1 ( TN) 43

Yếu Trung bình Khá Giỏi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

0 0 0 1 3 6 22 4 4 3

2,3% 20,9% 51,2% 25,6%

12A2

( ĐC) 45

Yếu Trung bình Khá Giỏi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 0 1 1 8 11 16 4 3 1 0 0 1 1 8 11 16 4 3 1 4,4% 42,2% 35,6% 17,8% Trường THPT Diễn Châu 3 12A1 ( TN) 43

Yếu Trung bình Khá Giỏi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

0 0 0 1 3 6 21 5 3 4

2,3% 20,9% 48,9% 27,9%

12A2

( ĐC) 43

Yếu Trung bình Khá Giỏi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 0 1 1 8 10 17 3 2 1 0 0 1 1 8 10 17 3 2 1 4,6% 41,9% 39,6% 13,9% Trường THPT Diễn Châu 5 12A1 ( TN) 42

Yếu Trung bình Khá Giỏi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

0 0 0 1 4 7 19 4 4 3

2,4% 26,2% 45,2% 26,2%

12A2

( ĐC) 42

Yếu Trung bình Khá Giỏi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 0 1 1 9 10 14 4 3 0 0 0 1 1 9 10 14 4 3 0 4,8% 45,2% 33,3% 16,7% Tổng hợp kết quả ĐC và TN chung Tổng số HS các lớp TN 128

Yếu Trung bình Khá Giỏi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 0 0 3 10 19 62 13 11 10 0 0 0 3 10 19 62 13 11 10 2,3% 22,7% 48,4% 26,6% Tổng số HS các lớp ĐC 130

Yếu Trung bình Khá Giỏi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

0 0 3 3 25 31 47 11 8 2

4,6% 43,1% 36,2% 16,1%

Nhận xét: Từ bảng 2.3.2. Kết quả thực nghiệm năm học 2021 – 2022 tại các trường THPT ở Diễn Châu, ta nhận thấy:

+ Tỉ lệ HS đạt điểm yếu và trung bình ở các lớp thực nghiệm (2,3% và 22,7%) thấp hơn so với HS đạt điểm yếu và trung bình ở lớp đối chứng (4,6% và 43,1%).

+ Tỉ lệ HS đạt điểm khá và giỏi ở các lớp thực nghiệm (48,4% và 26,6%) cao hơn hẳn so với HS đạt điểm khá và giỏi ở lớp đối chứng (36,2% và 16,1%).

+ Phổ điểm giỏi (điểm 9; 10) xuất hiện ở HS các lớp thực nhiệm nhiều hơn lớp đối chứng (lớp thực nghiệm 21 em; lớp đối chứng 10 em).

3.3. Đánh giá chung kết quả thực nghiệm

- Kết quả thực nghiệm ở các đơn vị trường học khác nhau trên địa bàn huyện Diễn Châu đều cho kết quả ở lớp thực nghiệm kết quả cao hơn lớp đối chứng.

Qua đó, cho phép rút ra kết luận: HS ở các lớp thực nghiệm có khả năng nắm vững kiến thức hơn, phát triển tốt hơn các năng lực chuyên biệt. Điều này cho thấy đề tài “PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC TRỰC TUYẾN CHỦ ĐỀ CƠ CHẾ BIẾN DỊ Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO”, Sinh học 12 – Ban Cơ bản” bước đầu đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Một phần của tài liệu SKKN PHÁT TRIỂN NĂNG lực tự học CHO học SINH THÔNG QUA dạy học TRỰC TUYẾN CHỦ đề cơ CHẾ BIẾN dị ở cấp độ tế bào (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)