Từ thực tế giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy rằng: Sự đầu tư cho bài giảng của giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định hiệu quả của giờ học. Những tiết học mà giáo viên có đầu tư tìm tòi, bổ sung tư liệu, học liệu, đa dang về phương pháp... học sinh học tập với thái độ hào hứng, sôi nổi hơn. Mặt khác khi các em nhận thấy tinh thân, thái độ tích cực chủ động của giáo viên trong các giờ dạy sẽ có tác động tích cực đến tâm lý, thái độ học tập của học sinh. Các lớp tôi giảng dạy là lớp đầu mạnh nên việc áp dụng phương pháp hợp tác khá thuận lợi vì phần lớn học sinh có ý thức trong việc học tập, tích cực- chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập. Hơn nữa tổ chức trò chơi giúp giờ học trở nên rất sôi nổi, học sinh trở nên thân thiện hơn; đó còn là cơ hội để các em được thể hiện bản thân trước những người xung quanh. Những kiến thức, kĩ năng, thái độ mà các em có được là do chính sự trải nghiệm của các em
Qua giảng dạy, kiểm tra đánh giá, điều tôi rất phẩn khởi là đa số các em đều hiểu bài, nắm chắc kiến thức ngay tại lớp. Với việc áp dụng biện pháp trên vào giảng dạy, kết quả học tập của các em học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Các em đã có đủ tự tin, chủ động tiếp cận các tác phẩm văn học và rèn luyện được các năng lực ngôn ngữ cụ thể. Để kiểm tra tính khả thi của đề tài, tôi đã tiến hành lựa chọn đối tượng là học sinh các lớp 11 có năng lực tương đương nhau thông qua bài kiểm tra tổng hợp kiến thức dựa vào điểm trung bình và độ lệch chuẩn (cho biết quy mô phân bố các điểm số) để lựa chọn đối tượng phù hợp. Sau đó tôi chọn 1 lớp để học thực nghiệm là lớp 11C1 khi vận dụng biện pháp. Sau khi dạy học xong, tôi có một bài kiểm tra cho học sinh của lớp dạy thực nghiệm và lớp đối chứng lớp để đánh giá khả năng nắm bắt kiến thức.
THỰC NGHIỆM
- Về định lượng:
+ Để so sánh, đánh giá mức độ tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh ở các lớp thực nghiệm và đối chứng, tôi chọn các công thức tổng quát sau đây để tính toán, xử lí và thống kê kết quả thực nghiệm sư phạm.
Giá trị trung bình cộng (X ), để so sánh mức học trung bình của HS hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng. Việc xử lí kết quả qua các lần kiểm tra theo công thức tổng quát sau:
( 1 )
Trong đó X là giá trị trung bình cộng, n là số học sinh.
n i i in x n X 1 1
38 - Độ lệch chuẩn (S), là tham số đo được mức độ phân tán kết quả học tập của học sinh quanh giá trị X. S càng nhỏ chứng tỏ kết quả học tập của học sinh phân tán quanh X càng ít, tức là chất lượng tốt và ngược lại.
( 2 )
- Về định tính:
Đánh giá học sinh và quá trình dạy học thông qua việc phân tích bài làm của học sinh; qua dự giờ, trao đổi trực tiếp với học sinh và bài kiểm tra.
- Kết quả thực nghiệm:
Tính toán theo công thức đã cho ta được:
Bảng thống kê điểm số (Xi) của các bài kiểm tra trước thực nghiệm
Lớp Đối
tượng Tổng số HS
Điểm/số học sinh đạt điểm (Xi)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
11C1 TN 40 0 1 1 3 5 8 10 8 4 0
11C3 ĐC 41 0 1 2 3 6 9 9 8 3 0
Bảng thống kê điểm số (Xi) của các bài kiểm tra sau thực nghiệm
Lớp Đối
tượng số HS Tổng
Điểm/số học sinh đạt điểm (Xi)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
11C1 TN 40 0 0 1 1 3 8 11 9 4 3
11C3 ĐC 41 0 1 2 2 4 11 9 8 3 1
Áp dụng công thức tính giá trị trung bình ( 1 ) và độ chênh lệch ( 2 ) Ta có:
1 ) ( 1 2 n X x S n i i
39
Bảng so sánh điểm trung bình và độ chênh lệch của bài kiểm tra trước và sau thực nghiệm
Lớp Đối tượng
Số học sinh
Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Giá trị trung bình (X ) Độ chênh lệch Giá trị trung bình (X ) Độ chênh lệch 11C1 TN 40 6,5 0,2 7,2 0,7 11C3 ĐC 41 6,3 6,5
Biểu đồ phân bố điểm bài kiểm tra sau thực nghiệm của hai nhóm TN và ĐC
Qua bảng so sánh kết quả và biểu đồ đối chiếu kết quả kiểm tra ở 2 lớp trước thực nghiệm và sau khi dạy thực nghiệm đã cho chúng tôi thấy sự khác biệt giữa kết quả học tập trước và sau khi thực nghiệm. Mức độ đạt được kiến thức ở 2 thời điểm chệnh lệch nhau rõ ràng. Trước khi thực nghiệm, tỉ lệ HS đạt điểm khá và giỏi chiếm 44.8 %; trong khi đó, ở thời điểm sau khi thực nghiệm tỉ lệ HS điểm khá và giỏi chiếm 63.7%, hơn 18.9 % so với thời điểm trước khi thực nghiệm. Điểm yếu ở lớp trước khi thực nghiệm chiếm 2,9 % và sau khi thực nghiệm đã không còn HS yếu. Như vậy, với kết quả đó có thể khẳng định “Nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ trong dạy học môn Ngữ văn 11 qua hình thức tổ chức trò chơi ở trường THPT Quỳ Hợp 2” đã đem lại hiệu quả và có tính khả thi trong nhà trường phổ thông.
Điểm số Xi
40