Đánh giá kết quả dạy học

Một phần của tài liệu SKKN THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO - SINH HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM. (Trang 42)

III.7.1. Đánh giá chung.

*Với lớp thực nghiệm.

DHDA theo định hướng STEM cho thấy HS đã chủ động thu thập tài liệu, tích lũy kiến thức và phối hợp với nhau trong hoạt động nhóm để tạo ra các sản phẩm, do đó kiến thức sẽ được ghi nhớ tốt, đồng thời phát triển kỹ năng tìm kiếm tài liệu và khai thác tốt hơn các nguồn thơng tin. Khuyến khích HS tự học, tự tích lũy kiến thức và phát huy kỹ năng trình bày vấn đề, kỹ năng trình bày ý kiến trước đám đơng. Kỹ năng sử dụng CNTT của HS đã được nâng lên. Hình thức bài báo cáo đã được các nhóm được đầu tư như thiết kế trình chiếu PowerPoint với các nội dung lý thuyết kết hợp với các hình ảnh minh hoạ, quay video quá trình thực hiện. Biết kết hợp kiến thức SGK và vấn đề thực tiễn cuộc sống. Qua đó HS phát triển các năng lực, cụ thể:

Năng lực giải quyết vấn đề vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Trong quá

trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn: Giải thích được hàng ngày phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ăn uống cân đối khoa học phù hợp với nhu cầu cơ thể. Duy trì thực hiện việc tập TDTT đều đặn tránh những thói quen ăn uống khơng tốt.

Năng lực hợp tác: Thể hiện trong làm việc nhóm: Việc lập kế hoạch

hoạt động của nhóm trưởng, phân công nhiệm vụ phù hợp với từng cá nhân trong nhóm. Có sự giúp đỡ cộng tác làm việc lẫn nhau, với GV để dự án hoàn thành đúng kế hoạch. Rèn luyện trách nhiệm giữa các thành viên; phối hợp với nhau trong giải quyết nhiệm vụ để tạo được các sản phẩm tốt cho nhóm....

Năng lực tự học: HS tham gia tích cực vào các giai đoạn của q trình học:

Tiếp nhận nhiệm vụ, tự nghiên cứu kiến thức, lên kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và đánh giá, chọn lọc và xử lý thơng tin, thiết kế và trình bày sản phẩm… Điều đó địi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của HS.

Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Khi trao đổi thơng tin với GV, khi các em trình

bày sản phẩm, chất vấn, đáng giá. Các em đã khá tự tin trước lớp, trình bày logic, mạch lạc, có sức lơi cuốn.

Năng lực sử dụng CNTT: Với HS 10 việc tìm kiếm khai thác mạng internet,

các em sử dụng khá thành thạo và hồn thành báo cáo bằng PowerPoint trình chiếu khá ấn tượng. Nhiều HS có điện thoại thơng minh, mạng internet phát triển nên việc ghi lại các hình ảnh, quay video khá dễ dàng với các em HS hiên nay.

Năng lực đánh giá: Qua quá trình thực hiện dự án HS đã hình thành kỹ năng

tự đánh giá dựa vào các tiêu chí của phiếu đánh giá mà GV thiết kế: Nhóm trưởng đánh giá thành viên nhóm mình, đánh giá dự án của nhóm khác, HS tự đánh giá sản phẩm của nhóm theo các tiêu chí và có sự điều chỉnh một cách khách quan và chính xác, GV đánh giá qua bài thu hoạch sau chủ đề.

*Ở lớp đối chứng: Đa số các em mang tâm lí nặng nề trong việc tiếp thu kiến

thức. Hầu hết các em đều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập vì mục tiêu điểm số nhưng khơng mấy hào hứng, các yêu cầu GV đưa ra các em cịn làm mang tính đối phó. Vì vậy khả năng hiểu và khắc sâu kiến thức chưa tốt. Giờ học chưa sôi nổi và hiệu quả chưa cao.

III.7.2. Kết quả định lượng.

Đối với phân tích định lượng kết quả kiểm tra, chúng tôi chọn 2 lớp tương đương về học lực lớp 10A1 thực nghiệm DHDA theo định hướng STEM, lớp 10A2 đối chứng dạy học bằng PPDH nhóm nhỏ theo từng tiết của chủ đề, sau khi kết thúc chủ đề chúng tôi cho HS hai lớp về nhà, cùng làm 1 bài kiểm tra 20 phút với 20 câu trắc nghiệm trên phần mềm Azota: (https://azota.vn/de-thi/msf8jn) với mật khẩu đề tx1234, mỗi HS chỉ được làm 1 lần . Kết quả thu được như sau:

Lớp Giỏi khá Trung bình Yếu

SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 10A1- Thực nghiệm. 27 69,23% 9 23,08% 2 5,13% 1 2,56% 10A2 - Đối chứng 21 51,22% 11 26,83% 4 9,75% 5 12,19%

Kết quả học tập ở các lớp thực nghiệm luôn cao hơn các lớp đối chứng, cụ thể: Tỉ lệ % học sinh đạt điểm khá giỏi ở các lớp thực nghiệm luôn cao hơn ở các lớp đối chứng và tỉ lệ % HS đạt điểm yếu, kém và trung bình ở các lớp thực nghiệm thấp hơn ở các lớp đối chứng. Chứng tỏ học sinh ở các lớp thực nghiệm hiểu bài và vận dụng kiến thức tốt hơn so với các lớp đối chứng.

Đối với phân tích định lượng thông qua bài thu hoạch: Sau khi kết thúc dạy học chủ đề, chúng tôi đã cho HS 2 lớp, làm bài tập chung với hình thức tự luận, 10 phút làm tại lớp. Với mục đích nắm được kiến thức cơ bản, góp phân nâng cao ý thức sức khỏe cho bản thân thông qua chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt. Kết quả điểm bài thu hoạch như sau:

Lớp Trên 8 điểm Từ 5 đến 8 điểm Dưới 5 điểm

10A1 25 14 0

10A2 17 19 5

Sự chênh lệch ở HS đạt điểm trên 8 ở các lớp bằng DHDA và các lớp dạy bằng PPDH khác, cho thấy các lớp DHDA có tỷ lệ cao hơn hẳn. Với phương pháp DHDA, HS đã chủ động thu thập tài liệu, tích lũy kiến thức và phối hợp với nhau trong hoạt động nhóm để tạo ra các sản phẩm, do đó kiến thức sẽ được ghi nhớ tốt, đồng thời phát triển kỹ năng tìm kiếm tài liệu và khai thác tốt hơn các nguồn thông tin, sự hiểu biết HS không chỉ giới hạn SGK mà nắm bắt kịp thời các kiến thức thực tiễn mới. Điều này chứng tỏ PPDH này có tính thực tế dạy học cao.

III.7.3. Kết quả nhận xét đánh giá cụ thể của các nhóm.

Điểm trung bình chung của nhóm là điểm trung bình cộng của các thành viên

Nhóm I II III IV

Điểm TB chung 7.85 8.00 7,64 8,65

Tất cả các nhóm tham gia dự án đều có sản phẩm đạt theo tiêu chí đề ra. Sản phẩm của các nhóm đều đã được chuẩn bị khá chu đáo cả về nội dung và hình thức, phối hợp linh hoạt và hợp lý các phần lý thuyết, các hình ảnh và các mẫu vật. Các thuyết trình viên trình bày rõ ràng, tự tin, có khả năng sử dụng tốt máy vi tính. Các nhóm biết bảo vệ và bổ sung ý kiến của nhóm mình và đầy đủ nội dung được giao. Đặc biệt việc lập kế hoạch phân công và đánh giá của các nhóm trưởng có sức thuyết phục cao, điều hành các thành viên cùng tham hoàn thành được mục tiêu của nhóm đúng kế hoạch, nhất là nhóm IV. Với nhóm I: Mặc dù có năng lực học tập thấp hơn các nhóm khác nhưng hồn thành dự án nhanh, khi duyệt GV không phải chỉnh sửa nhiều, nội dung đầy đủ, làm nổi bật được vai trò của nước và các chất khoáng đối với cơ thể, đưa ra được lời khuyên nên cung cấp đủ nước mỗi ngày trung bình từ 2 - 4 lít tùy nhu cầu. Từ đó HS thấy được, nước đóng vai trị rất quan trọng đối với sự sống, phải có ý thức cao trong bảo vệ nguồn nước sạch, bảo vệ môi trường nước. Nhóm II: Sản phẩm đạt mục tiêu đề ra. Người thuyết trình

tạo được sự lơi cuốn, hồn thành sớm, trình bày sản phẩm tốt. Điểm bài thu hoạch cao. Nhóm đã có nhưng thơng tin hữu ích với những nguy cơ khi ăn nhiều đường và nhiều mỡ động vật, nhất là nhưng nguy cơ khi ăn nhiều đồ chiên rán được chế biễn sẵn. Với lứa tuổi 16 đến 18, hằng ngày chỉ nên ăn từ 100 - 278g tinh bột

đường, tối đa 65 gam chất béo. Đưa ra lời khuyên ăn uống hợp lý và luyện tâp thể

dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nhóm III: Đã phân công các thành viên

nghiên cứu và vẽ sơ đồ tư duy về kiến thức cơ bản đầy đủ và dễ hiểu. Tuy nhiên cịn có nhiều lỗi về phơng chữ, GV phải góp ý điều chỉnh nhiều. Điểm phần luyện tập cao, nhưng bài thu hoạch của mỗi cá nhân cịn thấp. Prơtêin rất cần cho cơ thể nhưng nhóm III cũng cho biết những nguy cơ khi ăn q nhiều prơtêin. Nhóm IV: Hợp tác tốt các thành viên trong nhóm để phân công thực hiện nhiệm vụ một cách khoa học như: Tìm kiếm thơng tin, khảo sát thực tiễn, thiết kế, thử nghiệm và tạo sản phẩm cách sáng tạo. Được các nhóm đánh giá cao nhất là sự chia sẻ với cả lớp cách tách chiết dầu dừa, dầu gấc, sáp ong; chia sẻ các công thức làm son dưỡng mơi khơng màu, son dưỡng mơi có màu và kem dưỡng ẩm làm trắng da cho làn da khô từ thiên nhiên; Chia sẻ các kinh nghiệm khi sử dung và bảo quản các mỹ phẩm từ nguyên liệu tự nhiên. Biết chọn nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm; xây dựng bản thiết kế đơn giản có tính khả thi. Sản phẩm son dạng kem và dầu dừa dưỡng ẩm phù hợp với lứa tuổi HS THPT.

Điểm của mỗi cá nhân là điểm trung bình cộng của bài thu hoạch, của bài tập luyện tập và điểm nhóm. Được lấy vào điểm thường xuyên số 1.

PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Quá trình nghiên cứu: 1. Quá trình nghiên cứu:

Đây là một SKKN nhằm mục đích đưa ra một giải pháp, cách thức tiến hành dạy học "chủ đề thành phần hóa học của tế bào" theo hướng đổi mới PPDH là tiếp cận STEM và định hướng phát triển năng lực của HS.

Thực hiện qui trình nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, khoa học: Từ việc lựa chọn đề tài, tôi đã lên kế hoạch xây dựng đề cương nghiên cứu, thu thập, xử lý thông tin, số liệu điều tra khảo sát trước và sau khi thực hiện đề tài có độ tin cậy cao. Xử lý kết quả nghiên cứu trên các phần mềm ứng dụng cho giáo dục. Sử dụng nguồn tư liệu, thông tin phù hợp với luật giáo dục, phù hợp với chương trình GDPT mới. Được các đồng nghiệp góp ý kiến theo hướng nghiên cứu bài học thông qua dự giờ và sinh hoạt tổ chuyên môn. Mọi vấn đề đều được lập luận chặt chẽ, có cơ sở, có tính thuyết phục cao.

2. Hiệu quả, ý nghĩa của đề tài.

Thực nghiệm với những kết quả tích cực phần nào cho thấy việc DHDA theo định hướng giáo dục STEM là một hình thức đổi mới giáo dục rất khả quan, hướng tới đào tạo những con người phát triển toàn diện: Khơng những đủ tri thức mà cịn đảm bảo các kĩ năng sống, thực hành – đây là những phẩm chất, năng lực cần có của cơng dân tồn cầu. Tinh thần học tập của HS được nâng cao, chất lượng giáo dục cũng từ đó được cải thiện. HS được làm quen với quy trình nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy phản biện, biết chấp nhận sự thất bại trong nghiên cứu thử nghiệm, biết sẻ chia và hợp tác với nhau để tạo sản phẩm của nhóm.

HS biết được các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho tế bào và cơ thể trong hoạt động sống. Qua đó, hình thành được cho HS ý thức trong cuộc sống hằng ngày: Thói quen ăn uống và lối sống lành mạnh góp phần to lớn vào việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Đồng thời vận dụng kiến thức bài học vào tạo các sản phẩm STEM (son dưỡng môi và kem dưỡng ẩm) rất được HS nữ lứa tuổi 16 đến 18 quan tâm, đề tài là cơ sở để các em tham khảo và có thể tự làm cho mình một thỏi son môi hay một hộp kem dưỡng ẩm thiên nhiên rất an toàn và phù hợp.

Giúp HS phát triển năng lực khai thác và sử dụng hiệu quả CNTT: Biết phân nhóm và trao đổi qua Zoom, giao việc, bình chọn trên nhóm Zalo, làm bài kiểm tra trên Azota, ghi nhật ký hoạt động trên padlet, xây dựng các video….

Đối với GV đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của giáo dục STEM đối với việc hình thành năng lực và phẩm chất của HS theo mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

3. Hướng phát triển của đề tài.

Tìm ra các giải pháp để bảo quản an toàn và kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm. Chia sẻ với HS nữ khác quan tâm đến mỹ phẩm, về phương pháp tự làm cho mình một thỏi son môi hay một hộp kem dưỡng ẩm thiên nhiên rẻ tiền lành tính.

Tiếp tục xây dựng và thực hiện các dự án dạy học theo định hướng STEM đạt hiệu quả cao hơn ở các chủ đề khác của môn học.

4. Kiến nghị, đề xuất.

Đối với các cấp lãnh đạo: Xây dựng chính sách và các hỗ trợ GV trong giảng dạy là những động lực giúp GV sáng tạo và chuyên tâm trong giảng dạy.

Đối với ban giám hiệu: Cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị kết nối với internet thì giáo dục STEM mới có hiệu quả cao. Mỗi trường nên thành lập ít nhất một câu lạc bộ STEM.

Đối với giáo viên: Giáo dục STEM thành công phụ thuộc nhiều vào nội dung và phương pháp dạy học tích cực. GV phải có chun mơn vững chắc và phương pháp giảng dạy đổi mới, sáng tạo, luôn tâm huyết lắng nghe ý kiến phản hồi của HS, những ý kiến góp ý của các đồng nghiêp, trong sinh hoạt tổ chuyên môn cần chú trọng trao đổi về xây dựng các chủ đề STEM. GV luôn cập nhập những thay đổi mới về xu hướng nghề nghiệp để thiết kế các đề tài STEM gắn với thực tiễn.

Sau khi cùng nhau nghiên cứu mục đích và nội dung của chủ đề bài học, chúng tôi đã cùng nhau xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho mỗi cá nhân các tác giả, cùng nhau phối hợp nhịp nhàng để xây dựng kế hoạch và kiểm nghiệm đề tài trong 2 năm học 2019-2020 và 2021- 2022. Đề tài đã được áp dụng hiệu quả với môn Sinh học ở trường THPT Anh Sơn 2, SKKN này có khả năng áp dụng trong phạm vi rộng và dễ thực thi cho tất cả các nhà trường THPT trên phạm vi cả nước. Có thể áp dụng cơ sở lý luận để triển khai cho các chủ đề khác trong bộ môn hoặc các môn học khác. Khi có các điều kiện học tập tối thiểu: Mạng Internet, máy tính, điện thoại thơng minh, phịng học có máy chiếu. Tuy nhiên GV cần quan tâm, động viên, giúp đỡ HS trong quá trình thực hiện dự án, để đảm bảo các nhóm hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đề tài đã đạt được những mục đích và nhiệm vụ đặt ra, tuy nhiên với năng lực bản thân có hạn sẽ khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong được đón nhận những góp ý bổ ích của quý vị giám khảo và bạn bè đồng nghiệp và ban nghiệm thu SKKN, để đề tài càng có ý nghĩa thiết thực hơn.

Tháng 4 năm 2022 Tác giả 1:

Phạm Thị Kim Nhâm Tác giả 2: Nguyễn Thị Hòa

PHẦN IV: PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu khảo sát thực trạng về giáo dục STEM đối với GV.

TT Nội dung trao đổi

Phương án đề xuất Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa làm 1 Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và phát

huy năng lực học tập tích cực

2 Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM 3 Vận dụng kiến thức Toán, Vật lý, Hoá

học, Công nghệ…vào dạy HS học. 4 Tham gia hướng dẫn HS thi KHKT

Phụ lục 2: Hướng dẫn câu hỏi định hướng HS tạo sản phẩm của nhóm 4 Câu 1. Nêu các thành phần, tính chất và vai trị của mỗi thành phần cơ bản của son

mơi và kem dưỡng ẩm thiên nhiên?

*Thành phần son môi chủ yếu được cấu thành từ Chất tạo màu: giúp tạo màu sắc cho son môi

Sáp: Sáp là thành phần tạo nên hình dạng son, đồng thời tạo độ bóng, trơn và độ bám của son. (sáp ong)

Một phần của tài liệu SKKN THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO - SINH HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM. (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)