PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3. Một số ví dụ lồng ghép để giáo dục kĩ năng phòng, chống bạo lực cho
cho học sinh miền núi thông qua hai tác phẩm Văn học có liên quan: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
2.3.1. Giáo dục cho học sinh kỹ năng nhận diện về bạo lực gia đình: 2.3.1.1. Nhận diện bạo lực gia đình thông qua đọc hiểu văn bản: 2.3.1.1. Nhận diện bạo lực gia đình thông qua đọc hiểu văn bản: Vợ chồng A Phủ của Nhà Văn Tô Hoài:
Các nội dung như sau:
*Phương pháp: thuật đóng vai để nhận diện ra dấu hiệu của bạo lực gia đình
* Mục tiêu giáo dục:
- Giúp HS nhận diện về bạo lực gia đình - Tạo hứng thú học tập cho học sinh
- Tạo nên các kĩ năng cần thiết cho học sinh khi các em sống trong gia đình, cộng đồng và trước khi các em bước vào cuộc sống gia đình.
- Tạo dựng kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
Lồng ghép giáo dục nhận diện kỹ năng sống cụ thể: Hoạt động 1: Khởi động
GV cho HS lật mở từng bức tranh (có 4 bức tranh). Khi mỗi bức tranh được lật mở, HS phải trả lời về một nét đẹp văn hóa nào của các dân tộc ở vùng núi Tây Bắc được diễn tả qua bức tranh?
23
- HS thực hiện nhiệm vụ: HS chọn lật tranh và trả lời theo thời gian quy định.
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/ thực thi nhiệm vụ Mục II: Tìm hiểu văn bản
* Thời điểm khai thác:
Sử dụng khi bắt đầu bước vào hình thành kiến thức mới của bài học.
* Mục đích của kịch bản:
- Giúp học sinh nhận diện biểu hiện của bạo lực.
•Biết vai trò của sự phản kháng kịp thời đối với những bất trắc mà các chàng trai, cô gái chẳng may gặp phải.
•Biểu hiện của bạo lực đối với người miền núi
•Cách sử dụng các phương pháp hợp lí để tránh bị bạo hành.
* Thời gian của kịch bản: 5 phút.
* Cách tiến hành.
Giáo viên: giao nhiệm vụ xây dựng kịch bản dựa vào mục đích xây dựng kịch bản (nhiệm vụ này đã giao trước 1 tuần), tổ chức hội thi cho 2 đội, mỗi đội có ít nhất 4 thành viên trong đó có 1 người là nhóm trưởng chỉ huy cả nhóm.
Yêu cầu:
+ Nhóm 1: Đóng vai đóng nhân vật Mị và các cô gái bạn Mị đi chơi đêm mùa xuân, người yêu của Mị.
-Trưởng nhóm: chỉ huy hoạt động của cả nhóm, miêu tả vẻ đẹp của Mị và niềm vui được đi chơi xuân
-giới thiệu về các thành viên trong nhóm, và giới thiệu đường đi chơi của Mị và nhóm bạn rất vui vẻ
+ Nhóm 2: đóng vai nhân vật A Sử và những tên tay chân của A Sử. - Trưởng nhóm: chỉ huy hoạt động của cả nhóm:
-> Nói rõ về nguyên nhân sẽ đi bắt cóc Mị, giới thiệu về các thành viên trong nhóm, và giới thiệu đường đi đến nhà Mị để bắt
* Học sinh: diễn trực tiếp tại lớp hoặc quay video làm tư liệu. Lưu ý:
Nếu dịch Cocid19 tạm lắng thì diễn ở lớp, trải nghiệm sáng tạo và mời các bạn lớp khác cùng tham dự, xem kịch và rút ra bài học, kỹ năng…
Kịch bản được xây dựng như sau để nhận diện bạo lực:
CẢNH LỄ HỘI:
Nhóm 1: Vào một ngày mùa xuân miền núi Tây Bắc cao đẹp trời, cuộc chiến giữa ước mơ cuộc sống tươi đẹp và hiện thực phũ phàng của Mị diễn ra.
Mị (Nhảy múa say mê trên nền nhạc dân tộc, thổi kèn là, uốn chiếc lá trên môi thổi dìu dặt) Mị biểu cảm: vui tươi và tràn đầy sức sống…
Có tiếng sáo ai thổi du dương, tiếng cười nói vui vẻ của các cô gái bạn của Mị.
Mị (hát):
À... á. a Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu
Nhóm bạn (đồng thanh nói): Xin chào các bạn chúng tôi bẻ xong ngô rồi, chơ mưa xuống đi vỡ nương thôi! bây giờ chúng tôi đi chơi xuân đây!
Mị: Các bạn ơi! Mình đang rất phấn chấn được đi chơi xuân đây, dù mình không có váy mới. Năm qua mình chăm chỉ vỡ nương giả nợ thay bố. Nhưng không sao, mình mặc váy của mẹ yêu mình để lại cũng được mình vui quá, hạnh phúc quá!
Nhóm 2: Nhân vật A Sử và những người bạn… *A Sử:
- Nào anh em ơi! chúng ta cùng lên đây! Lên đây, nhanh lên anh em! Tất cả mọi người, chúng tôi là A sử và những người bạn, các ngươi có biết ta là ai không? Ta là con trai quan thống lí Pá Tra đấy! Nhà ta giàu nhất làng, thuốc phiện, bạc trắng nhiều, quan Tây còn cho bố ta muối về bán nữa...Ta nghĩ chúng ta đây mới là thành phần trung tâm của Hồng Ngài chứ lị. Ta sẽ đi bắt cái Mị về làm vợ, ngày ngày nó hát cho ta nghe! Lên đường nào, anh em ơi!
*Một người tay chân A Sử:
- Anh A Sử, con Mị nó có người yêu rồi, nó không yêu, không lấy anh đâu! * A Sử:
- Nó sẽ yêu ta, sẽ lấy ta! Nó không chạy ra khỏi nhà ta đâu! Nhân vật Mị xuất hiện trên sân khấu:
25 rồi họ quyến luyến chào tạm biệt nhau, hẹn mùa xuân sau tiếp tục tham gia những đêm tình mùa xuân…
Mị sau đó về nhà. Mị hát:
(Cất tiếng hát véo von):
Ngày Tết thì được vui chơi, được chơi xuân ấy a… ai ơi… Em đã hẹn anh đến bên em rồi, ơi chàng trai của em… là lá la Mùa xuân ơi, em hồi hộp biết bao
Mị: Nhấc vách gỗ bước ra khỏi nhà mình. Bỗng cô thấy có mấy người choàng đến, bịt mắt, cõng Mị đi.
Mị: Ai cứu tôi! Ai cứu tôi với! Có người bắt cóc tôi! Thả tôi ra…! Cứu! Cứu! Hãy cứu tôi với….
Hình ảnh minh họa:“Chống vấn nạn trộm vợ”
2.3.1.2. Nhận diện bạo lực gia đình qua dạy đọc hiểu văn bản: “Chiếc thuyền ngoài xa”(Nguyễn Minh Châu)
- Mục đích là giúp HS: hình thành kỹ năng nhận diện bạo lực gia đình
- Nhận diện các biểu hiện của bạo hành gia đình khi nguyên nhân chính là không có kinh tế
- Tạo nên các kĩ năng cần thiết cho học sinh khi các em sống trong gia đình, cộng đồng và trước khi các em bước vào cuộc sống gia đình.
- Hình thành các NL: Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. Năng lực thuyết trình - Cách phòng ngừa bạo hành gia đình trong tình hình hiện nay
- Thời gian của kịch bản: 5 phút.
- Cách tiến hành.
Giáo viên: Giao nhiệm vụ xây dựng kịch bản (kịch bản được xây dựng trước khi vào bài học khoảng 1 tuần).
Yêu cầu: Lớp chia thành 3 nhóm.
Nhóm 1: Đóng vai người thanh niên hàng chài đi mua bả về đan lưới Nhóm 2: Đóng vai cô gái trên phố ngồi bán bả đan lưới
Nhóm 3: Đóng vai người làm ở tư pháp địa phương
Tình huống:
Người con trai hàng chài tỏ tình với cô gái bán lưới đánh cá ở trên phố huyện.
Nội dung kịch bản như sau:
Anh con trai hàng chài: Răng mà phố ni bán bả đan lưới nhiều rứa O hầy? Rứa O có biết vì răng tôi lại chọn lưới của nhà O không?
Cô gái: Chào anh, anh lại lên mua bả đan lưới cho nhà tôi đó ạ?
Anh con trai hàng chài: Cô chưa trả lời câu hỏi tôi tê?
Cô gái: Thì bả nhà tôi bền, lưới lâu bị rách, đánh được cá nhỏ cá to…
Anh con trai hàng chài: (Cười tủm tỉm): Chỉ đúng một phần…
Cô gái: Rứa còn chi?
Anh con trai hàng chài: Vì tôi thương cô…thương cô như thương cây bàng non… rất thương
Cô gái: Tôi thân hình gầy còi, a xanh xao, mặt lại rỗ do đậu mùa khi nho…ai thương cho nổi…
27 dưới bến thuyền chài với anh nha
Cô gái (rớm nước mắt): Anh…
Ba tuần sau, họ cùng đi đến phòng tư vấn tiền hôn nhân gặp anh tư pháp viên của phố huyện nơi cô gái sống.
Cô gái: Em muốn được tư vấn tiền hôn nhân, anh ạ!
Tư pháp viên: Hai em cần đăng kí tư vấn tiến hôn nhân, kí các điều khoản, cam kết sau khi hai người lấy nhau trên tinh thần tôn trọng, chia sẻ, lắng nghe và…không bạo lực nhé các em!
Cô gái: Em rất mong được sống cùng anh và chúng ta cùng kí các điều khoản tiền hôn nhân, anh có đồng ý không?
Anh con trai hàng chài: Anh hoàn toàn nhất trí! Nếu anh có lúc sắp sai, anh sẽ có cái dây cương này ghì lại.
Cả hai bạn trẻ nhìn nhau cười hạnh phúc! Tư pháp viên căn dặn, giáo dục pháp luật:
Khi xây dựng gia đình, các em cần luôn luôn chia sẻ, tôn trọng nhau tuyệt đối không bạo lực. Các em cần theo dõi các biểu hiện sa sút của tình cảm để kịp thời vun trồng “cây hạnh phúc” các em nhé!
* Thảo luận, đặt câu hỏi sau sân khấu hóa:
Câu 1. (Nhận biết): Khi trai gái tìm hiểu nhau hoặc chuẩn bị xây dựng tương lai cùng nhau thì việc không nhắc gì đến những việc không được làm khi lấy nhau có nên hay không?
Câu 2. (Thông hiểu): Tại sao cần có những cam kết tiền hôn nhân?
Câu 3. (Vận dụng): Có ý kiến cho rằng: “Trong tình yêu nam nữ, khi yêu cầu đối phương không vi phạm nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng thì có thể dẫn đến làm giảm lượng tình cảm với nhau”. Hãy cho biết quan điểm của em?
Câu 5. (Vận dụng cao): Khi quan sát các gia đình có bạo lực các em nhận thấy nguyên nhân nào? Họ thiếu hụt kiến thức nền và kĩ năng nào?
2.4. Phần quan trọng trong GD kỹ năng phòng, chống BLGĐ:
Giáo dục cho học sinh cách ứng phó và hướng giải quyết bạo lực gia đình:
2.4.1. Đặt ra các tình huống gắn với thực tế:
Nếu em rơi vào tình huống như nhân vật Mị thì em sẽ phản ứng như thế nào khi mình bị bắt trộm về làm vợ một người mà mình không yêu? Người mà mình không muốn lấy?
Trong tình huống đó, em sẽ xử lý ra sao?
* Học sinh nêu các cách ứng phó của bản thân mỗi em…
cao khi bị bắt trộm vợ:
+ Phản ứng 1: Cô gái im lặng chấp nhận bị bắt cóc, ngồi im chờ cúng trình con dâu mới, không kêu cứu và không bỏ chạy về nhà mình và lấy chàng trai trộm mình làm chồng (đồng nghĩa với việc “em” bỏ học).
+ Phản ứng 2: Cô kêu cứu và nếu có bị bắt về nhà người con trai rồi, cô cũng không chịu ra cúng ma nhà chàng trai và bỏ về nhà mình
Bởi vì: Theo quan niệm của một số dân tộc thiểu số ở vùng cao thì khi cô không ra cúng hoặc bỏ ra khỏi nhà chàng trai thì việc bắt vợ sẽ không còn ý nghĩa, con ma nhà chồng sẽ không nhận cô nữa).
-> Tức là việc bắt trộm dâu bị “mất thiêng” và hai người không nên vợ chồng được.
2.4.2.Thảo luận, đặt câu hỏi để tìm hiểu kiến thức tác phẩm:
Câu 1. (Nhận biết): Cô Mị có muốn lấy con trai nhà quan thống lí Pá Tra giàu có nhất Hồng Ngài không?
Câu 2. (Thông hiểu): Mị bị bắt cóc về làm vợ A Sử do nguyên nhân gì? Có phải do hai người yêu thương nhau mà nhà gái thách cưới quá cao khiến họ không lấy được nhau nên họ thống nhất “trộm vợ” để hợp thức hóa hôn nhân không?
Câu 3. (Vận dụng): Chứng minh rằng: Trong cuộc sống miền núi cao ở huyện ta hiện nay vẫn còn hủ tục bắt trộm vợ?
Câu 4 (Vận dụng): Nếu em là cô gái Mị thì em sẽ phản ứng ra sao khi mình bị bắt trộm về làm vợ một người mà mình không yêu? Người mà mình không muốn lấy?
Câu 5 (Vận dụng): Tại sao cô Mị lại không muốn lấy A Sử nhưng không phản kháng bỏ về nhà sống và theo quan niệm mê tín của người dân tộc thiểu số thì việc bắt vợ đó sẽ “hết thiêng”?
2.4.3. Hình thành năng lực giải quyết tình huống bạo lực trong thực tế:
Phần vận dụng (Phần 4)
- Tên bài: Đọc văn: “Vợ chồng A Phủ” (Trích - Tô Hoài) Ngữ văn 12. - Thời điểm áp dụng: Mục IV: Vận dụng kiến thức:
- Giáo viên: tổ chức hoạt động vận dụng như sau:
1. Hoạt động 1: Chuẩn bị - GV nêu tình huống
- HS chuẩn bị giải quyết tình huống.
-Yêu cầu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
29 + Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn
+ Năng lực thuyết trình
- GV nêu 2 tình huống:
Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một tình huống.
* Nhóm 1: Tình huống 1: Giả sử em là nhân vật Mị trong câu chuyện, em sẽ làm gì để chống lại sự áp bức, bóc lột và nạn bạo lực gia đình?
* Nhóm 2: Tình huống 2: Nhân vật Mị trong câu chuyện là nạn nhân của giai cấp thống trị độc ác, tàn bạo ở miền núi thời xưa. Ngày nay, nạn bạo hành trong gia đình vẫn đang là vấn đề nhức nhối của xã hội. Em hãy đề xuất những giải pháp thiết thực, có ý nghĩa về vấn đề phòng và chống BLGĐ bằng một đoạn văn ngắn.
Hoạt động 2: HS trải nghiệm, trình bày:
•Nhóm 1: Tình huống 1: HS xử lí tình huống đã được nêu
- Mục đích: Giúp HS thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ của mình, hình thành kĩ năng giao tiếp. Tạo điều kiện phát triển năng lực sáng tạo của HS, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của HS một cách tích cực.
- Yêu cầu: Cách xử lý tình huống phải thể hiện được chính kiến, quan điểm, đúng đắn của bản thân.
- Các bước tiến hành: HS trình bày trực tiếp cách ứng xử tình huống đã được nêu. Nhóm 2: Tình huống 2: HS viết đoạn văn, trình bày trước lớp
- Mục đích: Thể hiện được quan điểm, chính kiến của mình về một vấn đề thiết thực của đời sống. Liên hệ với thực tiễn để tích cực hóa động cơ của người học, tạo điều kiện để phát huy những năng lực then chốt như: Năng lực tư duy; năng lực giải quyết vấn đề; khả năng giao tiếp và cộng tác làm việc.
Yêu cầu: Vận dụng những hiểu biết về xã hội, về bộ môn giáo dục công dân, về luật pháp để đưa ra những quan điểm tiến bộ, tích cực.
* Các bước tiến hành:
- HS chuẩn bị dàn ý để trình bày:
Các em rút ra bài học cho bản thân, giáo dục ý thức, tư tưởng và cách ứng xử phù hợp trước các tình huống bạo lực trong cuộc sống của học sinh
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG KIẾN THỨC TÁC PHẨM VÀO THỰC TẾ: - Mục tiêu: liên hệ tác phẩm với thực tế cuộc sống ngày nay.
- Nội dung: HS trả lời câu hỏi cá nhân, liên hệ tác phẩm với cuộc sống ngày nay.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS bằng lời nói theo phương thức nghị luận.
- Tổ chức thực hiện:
Kĩ thuật động não và phát vấn?
Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về một đôi trai gái người ông ở miền núi cao Tây Bắc cách đây mấy chục năm. Tuy nhiên, nhiều vấn đề đặt ra trong câu chuyện này không phải chỉ là chuyện của ngày hôm qua mà còn là chuyện của hôm nay. Anh/chị suy nghĩ gì về điều này?
Suy nghĩ và trao đổi, trình bày:
→Gợi ý:
- Truyện đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa nhân sinh, nhân bản, vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự cho đến tận hôm nay:
+ Con người cần được sống cho ra sống, không thể sống mà như đã chết được. + Hạnh phúc phải được xây dựng trên cơ sở tình yêu đích thực. Mọi sự áp đặt, ép buộc đều có nguy cơ dẫn đến bi kịch trong cuộc sống gia đình.
+ Cần phải đấu tranh với những hủ tục lạc hậu vẫn còn rơi rớt trong xã hội