THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY. 1. Những kết quả đạt được:
Tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu then chốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vì tiêu thu sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình chu chuyển vốn và để xác định hiệu quả kinh doanh sau một chu kỳ sản xuất. Sản phẩm hàng hoá chỉ được coi là tiêu thụ khi công ty đã nhận được tiền bán hàng do người mua trả hoặc khi sản phẩm hàng hoá đó được người mua chấp nhận thanh toán.
Từ thực tế cho thấy, Công ty khoá Minh Khai làm ăn tương đối có hiệu quả. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, công ty cũng như đa phần các công ty quốc doanh khác trong tình trạng suy thoái do thiết bị công nghệ lạc hậu, nguông nguyên liệu đầu vào thường xuyên không ổn định, thường xuyên phải chống đỡ cạnh tranh với các đối thủ khác và với hàng nhập ngoại. Nhưng công ty khoá Minh Khai đã luôn phấn đấu vượt mọi khó khăn để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạc sản xuất kinh doanh (kế hoạch của công ty đề ra trong năm nay là tăng 10 đến 15% so với năm trưóc). Trong thời gian qua bên cạnh việc nâng cao chất
lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã mặt hàng, Công ty còn rất tích cực trong khâu tổ chức tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy nhanh quá trình sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Đồng thời công ty đã thực hiện đầy đủ và vượt mức chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước. Doanh thu của Công ty trong những năm qua đều tăng dẫn tới mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên đảm bảo ổn định và tăng lên (lương bình quân hiện nay của cán bộ công nhân viên công ty là 576 nghìn đồng/người/tháng).
Sản phẩm của công ty khoá Minh Khai đã được người tiêu dùng biết đến, không phải do quảng cáo mà do chính chất lượng sản phẩm. Đây chính là uy tín sản phẩm của Công ty trong suốt những năm qua. Có được những lợi thế này là nhờ sự sáng tạo và nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên trong công ty.
Tới nay qua 27 năm liên tục xây dựng và phấn đấu, Công ty đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, liên tục trong nhiều năm liền là đơn vị sản xuất giỏi của ngành. Hiện nay sản phẩm của Công ty đủ sức cạnh tranh và tiêu thụ tốt trên thị trường. Năm 1994, Công ty đã có 4 sản phẩm đạt huy chương vàng tại Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt nam, đó là khoá MK10, khoá treo MK10N, bản lề 100 và Cremon MK23A.
2. Giá bán và các chính sách hỗ trợ bán hàng:
Trong những năm qua, Công ty đã áp dụng các biện pháp hạ giá thành sản phẩm như sử dụng hợp lý, tiết kiệm sức lao động, nâng cao năng suất lao động... việc hạ giá thành là mục tiêu phấn đấu của Công ty. Nhờ áp dụng chính sách hạ giá thành hợp lý, linh hoạt mà trong những năm qua sản lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty không ngừng được tăng lên.
Ngoài ra, Công ty còn có hệ thống đại lý tiêu thụ khá phát triển. Số lượng đại lý ngày càng nhiều và ở khắp mọi nơi. nhờ những sản phẩm truyền thống có
uy tín của Công ty trên thị trường mà các sản phẩm khác rất dẽe gây được chú ý của khách hàng, đây là một lợi thế của Công ty.
3. Tồn tại.
Những mặt hạn chế có thể xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên xét dưới góc độ tổng quát thì Công ty khoá Minh Khai còn có những tồn tại sau:
3.1. Nghiên cứu và thiết kế sản phẩm:
Mặc dù trong những năm qua, Công ty đã đưa ra nhiều chủng loại hàng hoá nhưng về số lượng chủng loại còn hạn chế. Việc đầu tư cho công tác nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới của Công ty vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Các sản phẩm của Công ty so với trước kia có phong phú và đa dạng hơn nhưng chủ yếu vẫn là các sản phẩm bình dân chưa có sản phẩm cao cấp. So với sản phẩm của một số Công ty khác thì sản phẩm của Công ty khoá Minh Khai còn nhiều hạn chế cả về mẫu mã lẫn chủng loại khoá.
3.2. Giá cả.
Mặc dù trong những năm qua, Công ty khoá Minh Khai đa áp dụng nhiều biện pháp để hạ giá thành nhưng trên thực tế giá thành của Công ty vẫn cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Sở dĩ giá thành của Công ty cao hơn so với đối thủ cạnh tranh là do chất lượng sản phẩm cao hơn.
Nếu Công ty không tìm các biện pháp để hạ giá thành sản phẩm thì khả năng cạnh tranh của Công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm sẽ bị giảm sút.
Các chính sách hỗ trợ bán hàng của Công ty như: trợ giá vận chuyền, chiết khấu bán hàng cho các đại lý và người bán buôn chưa được áp dụng triệt để. Các chính sách hỗ trợ bán hàng của Công ty đặt ra cứng nhắc, vì vậy ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của Công ty.
3.3. Nghiên cứu thị trường:
Việc tổ chức nghiên cứu thị trường còn hạn chế chưa có một chính sách rõ ràng. mạng lưới của Công ty tuy đã phát triển rộng khắp trong cả nước nhưng mới chỉ có tác dụng một chiều lò giới thiệu và bán sản phẩm của Công ty với người tiêu dùng còn những thông tin phản hồi từ phía khách hàng về sản phẩm của Công ty như kiểu dáng, chất lượng...hầu như không có. Việc nghiên cứu các sản phẩm trên thị trường và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng không được chú trọng.
Vì vậy, Công ty cần tổ chức tốt hơn nữa nghiên cứu thị trường để có thể biết chính xác nhu cầu đích thực của người tiêu dùng để có khả năng tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.
PHẦN III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI
* QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG:
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật không thể tránh khỏi. Mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào nền kinh tế đó đều phải cố gắng phát huy những ưu điểm riêng (thế mạnh của mình), khắc phục những hạn chế để từ đó phát huy sức cạnh tranh. Với quan điểm “cạnh tranh nhưng không đối đầu” Công ty khoá Minh Khai đã và đang áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao sức cạnh tranh của Công ty mình như: đổi mới và hoàn thiện công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và các biện pháp hạ giá thành. Mục tiêu của Công ty là tiêu thụ được nhiều hàng hoá, kinh doanh có lãi, ổn định, nâng cao đời sống của CBCNV toàn Công ty. Việc tổ chức quản lý, sắp xếp lao động đáp ứng yêu cầu quản lý theo cơ chế thị trường, năng động thích nghi với môi trường kinh doanh.
Để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, Công ty khoá Minh Khai phải đề ra biện pháp có tính khả thi để một mặt khắc phục những hạn chế của mình, mặt khắc nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
* MỘT SỐ BIỆN PHÁP:
- Đa dạng hoá sản phẩm
- Nâng cao chất lượng sản phẩm
- Tăng cường Marketing và đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ