3.1 Kết quả đạt được
3.1.1 Kết quả định lượng
Qua hơn một năm thành lập từ 45 thành viên ban đầu, CLB hiện đã có 80 bạn tham gia. CLB đã gặp hái được rất nhiều thành tích đáng khích lệ và tự hào, đó là tinh thần, động lực để các ban chủ nhiệm, các thành viên cần phải cố gắng hơn nữa trong việc trau rồi, tìm hiểu, nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các loại hình nghệ thuật.
Một số thành tích của CLB:
- Đạt giải Nhất tham gia liên hoan tiếng hát học sinh - sinh viên thành phố Vinh năm 2021.
- Được BTV Thành đoàn Vinh khen thưởng đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm học 2020-2021.
- Được Trung tâm văn hóa tỉnh Nghệ An khen thưởng đã có thành tích xuất sắc tham gia liên hoan diễn xướng dân gian văn hóa dân tộc khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên lần thứ 3 năm 2022.
- Được nhà trường khen thưởng có thành tích xuất sắc trong hoạt động phong trào năm học 2020-2021.
- Được BCH Đoàn trường khen thưởng đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động văn nghệ Đoàn trường năm học 2020-2021.
Bảng tổng hợp những thành quả mà CLB đã đạt được trong thời gian qua:
STT NỘI DUNG KẾT QUẢ ĐÃ LÀM ĐƯỢC GHI
CHÚ
1 Loại hình hát dân ca các dân tộc.
- Hát được dân ca Thái: Ru con, đồng giao, lăm, nhuôn, xuối, khắp.
33 - Hát được Cự Xia dân ca H’Mông
- Hát Tơm dân ca Khơ Mú
2
Điệu múa truyền thống dân tộc, diễn xướng, phong tục truyền thống.
- Múa “Mẹ lúa”, “Mừng nhà mới” dân tộc Khơ Mú.
- Múa “Gội xuân”, hội cồng chiêng, khắc luống, lễ hội Xăng Khan, tục làm vía, hội cầu mùa, điệu xòe của dân tộc Thái.
- Múa Khèn của dân tộc H’Mông
- Phục dựng được lễ hội đón tiếng sấm đầu năm của dân tộc Ơ Đu.
- Múa “Đu đu điềng điềng” của dân tộc Thổ 3 Hiện vật, nhạc cụ sưu tập được. - Khèn Mông: 02 cái - Khèn bè: 02 cái
- Sáo mèo, sáo tiêu: 10 cái - Trống, cồng, chiêng: 01 bộ - Xập xèng: 1 bộ
- Đàn ghi ta: 05 cái
4
Số lượng nghệ nhân, khách mời được gặp gỡ, giao lưu.
- Nghệ nhân ưu tú: Đinh Thị Minh Nguyệt
(Biên đạo, hát, tìm hiểu bản sắc dân tộc) - Nghệ nhân: Lô Thị Phượng _ Đoàn
nghệ thuật dân tộc Nghệ An. (Sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc) - Ca sĩ: La Hoàng Quý
(Hát nhạc giân gian, nhạc dân tộc) - MC: Vũ Hồng Sơn
(Kĩ năng đứng trước đám đông) - Biên đạo: Lô Hoài Thu
(Múa các điệu múa dân tộc)
5 Số lượng địa chỉ văn hóa đã tham
34 quan, điền dã. - Tìm hiểu dân tộc Thái ở bản Hòa Lý, Mỹ
Lý, Kỳ Sơn.
- Tìm hiểu dân tộc Mông ở bản Mường Lống 1, Mường Lống, Kỳ Sơn.
- Huyện Konplông, tỉnh Kon Tum.
- Làng văn hóa dân tộc Việt Nam tại Hà Nội.
- Ủy ban dân tộc Trung Ương.
6
Số lượng hội diễn tham gia.
- Khen thưởng học sinh đạt điểm cao kỳ thi TN THPT năm 2020 của Ban dân tộc tỉnh.
- Trao thưởng “Quỹ phát triển tài năng giáo dục” của Công đoàn ngành giáo dục Nghệ An.
- Chương trình kỉ niệm 75 năm ngày truyền thống công tác Dân tộc của Ban dân tộc tỉnh.
- Đại hội đoàn TNCS HCM Biên phòng tỉnh Nghệ An.
- Liên hoan diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên lần thứ III năm 2022.
Cuối năm học CLB sẽ có buổi tổng kết báo cáo thành tích, sự hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc thông qua phiếu khảo sát và thống kê mức độ nhận biết, am hiểu từ đó đánh giá được sự tiến bộ của thành viên khi tham gia CLB.
STT Nội dung Số lượng Tỉ lệ Ghi chú
1 Hát tiếng dân tộc 50 em 7,7 % 2 Múa dân tộc 120 em 18,5% 3 Thổi sáo 20 em 3% 4 Sử dụng cồng chiêng, trống 114 em 17,5% 5 Kịch, MC 28 em 4,3% 6 Vẽ 14 em 2,1%
35 Qua bảng khảo sát ta nhận thấy rằng sự tiến bộ về hiểu biết bản sắc về các nội dung đều tăng, và sẽ tăng dần trong những năm tiếp theo với mong muốn lan tỏa đến học sinh toàn trường về văn hóa, bản sắc dân tộc.
3.1.2 Kết quả định tính
Mỗi học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú là đại diện văn hóa của một vùng quê, một dân tộc. Trường THPT DTNT Nghệ An đã tạo điều kiện để học sinh được thể nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình và tiếp xúc với các giá trị văn hóa của dân tộc khác để dòng chảy văn hóa không ngừng được nuôi dưỡng và lớn mạnh. Nhờ được tiếp xúc thường xuyên với các hoạt động văn hóa và thông qua hoạt động văn hóa mà học sinh nhà trường luôn hiểu biết, gìn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đồng thời còn là người hiểu biết và tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em. Câu lạc bộ Nghệ thuật dân tộc mới được thành lập ở trường THPT DTNT Nghệ An trong thời gian chưa dài nhưng bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể, là sân chơi bổ ích cho các em học sinh để phát triển năng khiếu cá nhân, và nơi kết nối tình đoàn kết giữa các dân tộc trong ngôi nhà nội trú. Đặc biệt thông qua các hoạt động của câu lạc bộ đã góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Hi vọng rằng mô hình câu lạc bộ nghệ thuật dân tộc sẽ được ứng dụng rộng rãi vào các trường THPT nói chung các trường dân tộc nội trú nói riêng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Từ hoạt động của CLB, nhiều học sinh đã trưởng thành hơn, mạnh dạn, tự tin hơn, hỗ trợ cho việc học tập kiến thức và cả kỹ năng. Em Lầu Nguyễn Hương Giang (Phó chủ nhiệm CLB) là cô học trò H’Mông, đến từ xã biên giới Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An. Hương Giang tự nhận mình không có năng khiếu ca múa, nhưng em hoạt ngôn và thích làm MC. Vì vậy, khi gia nhập CLB, Giang đăng ký vai trò người dẫn chương trình trong các hoạt động. “Em mong muốn được giới thiệu với mọi người về những giá trị văn hóa đặc sắc của quê hương và những phong tục truyền thống còn được gìn giữ qua nhiều đời nay”. Hay là em Lo Thị Phượng (Trưởng ban nhảy - múa) cô học trò người dân tộc Ơ đu với niềm đam mê nhảy, múa, đặc biệt là những điệu múa bản sắc của các dân tộc thiểu số, em đã miệt mài tập luyện, tìm tòi và nghiên cứu tính đến thời điểm này em đã thông thạo các điệu múa các dân tộc và biên đạo, tập luyện cho CLB nhiều tiết mục có giá trị nhân văn, bản sắc văn hóa dân tộc sâu sắc.
Chính vì lẽ đó, CLB luôn là địa chỉ tin cậy cho các em học sinh dân tộc thiểu số có năng khiếu về nghệ thuật thể hiện được tài năng của mình, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
36
3.2 Bài học kinh nghiệm
3.2.1 Tạo được sự hứng thú, hứng khởi cho học sinh, phát huy sở trường, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong câu lạc bộ sự gắn kết giữa các thành viên trong câu lạc bộ
Ngày nay, khi thời đại công nghệ số 4.0 ngày càng phát triển, cảm nhận của giới trẻ về nghệ thuật cũng tân tiến và năng động hơn qua những điệu nhảy bắt măt, hiện đại, bài hát sôi động. Để tạo được sự hứng thú trong việc tìm tòi, học hỏi bản sắc văn hóa các dân tộc đối với các bạn trẻ thì hoạt động xuyên suốt của CLB là vừa hướng về bảo tồn các giá trị nghệ thuật truyền thống đậm đà văn hóa bản địa vừa hướng tới nghệ thuật dân gian hiện đại, không áp đặt học sinh rập khuôn theo bản sắc truyền thống mà phải có sự kết hợp, sáng tạo mà không làm mất đi bản sắc văn hóa. Hướng đi của CLB là làm cho nghệ thuật dân gian tuy cũ mà vẫn hấp dẫn, nghệ thuật hiện đại tuy mới mà vẫn giữ được bản sắc, đây mới là chỗ cần tìm đến của các em học sinh nhà trường đối với CLB nghệ thuật dân tộc, cũng là điểm nhấn tốt nhất mà CLB đã và đang làm được tính đến thời điểm hiện tại. Ngoài ra CLB còn tổ chức được nhiều hoạt động mang tính tập thể, vì cộng đồng như: tổ chức sinh nhật cho thành viên, liên hoan các ngày lễ, tết, tặng quà ngày thương binh liệt sĩ, ngày thầy thuốc Việt Nam tạo nên sự đoàn kết, tình cảm, yêu thương giữa các thành viên trong CLB nói riêng và học sinh toàn trường nói chung. Vào ngày nghỉ tết, ban chủ nhiệm CLB cũng đã đến tận nhà các thành viên có hoàn cảnh khó khăn chúc tết, mừng tuổi đầu năm cho thành viên, từ đó mối quan hệ giũa các thành viên, giữa nhà trường và phụ huynh ngày càng gắn kết và tình cảm.
3.2.2 Chủ nhiệm CLB đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của CLB
Để CLB Nghệ thuật dân tộc được duy trì và phát triển đến ngày hôm nay, người đứng đầu, dẫn dắt đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của CLB cụ thể:
+ Là cựu học sinh nhà trường, người con của đồng bào dân tộc thiểu số miền Tây xứ Nghệ nên hiểu, gần gũi với học sinh để chia sẻ những bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Là người trẻ, luôn nhiệt tâm, nhiệt tình trong công việc, đam mê với nghệ thuật, với việc bảo tồn bản sắc, giá trị văn hóa dân tộc.
+ Luôn luôn học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu bản sắc văn hóa các dân tộc, từ đó truyền cảm hứng về niềm tự hào mình là người con dân tộc thiểu số với các em học sinh, nâng cao tinh thần, ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. + Có hướng đi mới năng động, sáng tạo để vừa bảo tồn vừa phát huy được bản sắc văn hóa các dân tộc.
37