- Kết quả định tính:
+ Các lớp được tổ chức theo phương pháp STEM các em rất thích thú, tích cực hăng say trong các hoạt động.
+ Các lớp được tổ chức được nhiều chủ đề STEM các em có kỹ thuyết trình trôi chảy hơn, làm việc nhóm nhanh nhẹn hơn. Hợp tác hiệu quả hơn, phối hợp tốt hơn, mạnh dạn hơn.
- Kết quả định lượng:
Sau khi dạy xong chủ đề: Cấu trúc và chức năng của tế bào, ở mỗi lớp giáo viên tiến hành kiểm tra 15 phút (sử dụng cùng 1 đề) để đánh giá mức độ tiếp thu bài, mức độ ghi nhớ kiến thức của mỗi học sinh (ở các lớp đối chứng và thực nghiệm) và chấm bài theo thang điểm 10. Kết quả được thể hiện thông qua bảng phân phối tần suất điểm như sau.
III.4.1. Bảng phân phối tần suất điểm theo nhóm.
- Trường THPT A chọn 4 lớp: 10A9 (đối chứng – sĩ số 43) và 10A5 (thực nghiệm – sĩ số 41); 10A3 (đối chứng - sĩ số 43) và 10A4 (thực nghiệm - sĩ số 41) 2 chúng tôi trực tiếp giảng dạy.
2 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 SL % SL % SL % SL % 10A9 (đối chứng) 8 18.5 18 42 14 32.5 3 7 10A5 (thực nghiệm) 3 7.5 14 34 16 39 8 19.5 10A3 (đối chứng) 7 16.3 14 32.6 18 41.9 4 9.3 10A4 (thực nghiệm) 2 4.9 12 29.3 21 51.2 6 14.6
- Trường THPT B chọn 2 lớp: 10A7 (đối chứng – sĩ số: 41) và 10A8 (thực nghiệm – sĩ số 40) nhờ cô Phạm Thị Giang giảng dạy.
Điểm Lớp
38
2 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10
SL % SL % SL % SL %
10A7 (đối chứng) 7 17 19 46.3 12 29.4 3 7.3 10A8 (thực nghiệm) 3 7.5 13 32.5 19 47.5 5 12.5 - Trường THPT C chọn 2 lớp: 10A6 (đối chứng – sĩ số 40) và 10A7 (thực nghiệm – sĩ số 39) nhờ cô Nguyễn Thị Thu Hương giảng dạy.
2 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10
SL % SL % SL % SL %
10A6 (đối chứng) 3 7.5 20 50 14 35 3 7.5
10A7 (thực nghiệm) 2 5.1 13 33.3 18 46.2 6 15.4
III.4.2. Biểu đồ phân phối tần suất điểm theo nhóm.
- Trường THPT A:
+ Lớp: 10A9 (đối chứng – sĩ số 43) và 10A5 (thực nghiệm – sĩ số 41); Điểm Lớp 0 10 20 30 40 50 60 2-4 5-6 7-8 9-10 Đ/C T/N Điểm Điểm Lớp %
39 + Lớp 10A3 (đối chứng - sĩ số 43) và 10A4 (thực nghiệm - sĩ số 41):
- Trường THPT B chọn 2 lớp: 10A7 (đối chứng – sĩ số: 41) và 10A8 (thực nghiệm – sĩ số 40) nhờ cô Phạm Thị Giang giảng dạy.
0 10 20 30 40 50 60 2-4 5-6 7-8 9-10 Đ/C T/N 0 10 20 30 40 50 2-4 5-6 7-8 9-10 Đ/C T/N % Điểm Điểm %
40 - Trường THPT C chọn 2 lớp: 10A6 (đối chứng – sĩ số 40) và 10A7 (thực nghiệm – sĩ số 39) nhờ cô Nguyễn Thị Thu Hương giảng dạy.
III.4.3. Nhận xét kết quả thực nghiệm .
Qua bảng phân phối tần suất và biểu đồ phân phối tần suất điểm theo nhóm ta thấy: - Trường THPT A:
+ 2 lớp: 10A9 (đối chứng – sĩ số 43) và 10A5 (thực nghiệm – sĩ số 41) chúng tôi trực tiếp giảng dạy.
Nhóm điểm 2 – 4 lớp đối chứng (18.5%) cao hơn lớp thực nghiệm (7.5%) rất nhiều. Nhóm điểm 7 – 8: Lớp đối chứng (32.5%) thấp hơn lớp thực nghiệm (39%) rất nhiều. Nhóm điểm 9 – 10: Lớp đối chứng (7%) thấp hơn lớp thực nghiệm (19.5%) rất nhiều. + 2 lớp: 10A4 (đối chứng – sĩ số 43) và 10A3 (thực nghiệm – sĩ số 41) chúng tôi trực tiếp giảng dạy.
Nhóm điểm 2 – 4 lớp đối chứng (16.3%) cao hơn lớp thực nghiệm (4.9%) rất nhiều. Nhóm điểm 7 – 8: Lớp đối chứng (41.9%) thấp hơn lớp thực nghiệm (51.2%) rất nhiều.
Nhóm điểm 9 – 10: Lớp đối chứng (9.3%) thấp hơn lớp thực nghiệm (14.6%) rất nhiều.
- Trường THPT B chọn 2 lớp: 10A7 (đối chứng – sĩ số: 41) và 10A8 (thực nghiệm – sĩ số 40) nhờ cô Phạm Thị Giang giảng dạy.
Nhóm điểm 2 – 4 lớp đối chứng (17%) cao hơn lớp thực nghiệm (7.5%) rất nhiều. 0 10 20 30 40 50 60 2-4 5-6 7-8 9-10 Đ/C T/N % Điểm
41 Nhóm điểm 7 – 8: Lớp đối chứng (29.4%) thấp hơn lớp thực nghiệm (47.5%) rất nhiều.
Nhóm điểm 9 – 10: Lớp đối chứng (7.3%) thấp hơn lớp thực nghiệm (12.5%) rất nhiều.
- Trường THPT C chọn 2 lớp: 10A6 (đối chứng – sĩ số 40) và 10A7 (thực nghiệm – sĩ số 39) nhờ cô Nguyễn Thị Thu Hương giảng dạy.
Nhóm điểm 2 – 4: Lớp đối chứng (7.5%) cao hơn lớp thực nghiệm (5.1%) rất nhiều. Nhóm điểm 7 – 8: Lớp đối chứng (35%) thấp hơn lớp thực nghiệm (46.2%) rất nhiều. Nhóm điểm 9 – 10: Lớp đối chứng (7.5%) thấp hơn lớp thực nghiệm (15.4%) rất nhiều.
III.4.4. Khảo sát mức độ hứng thú của học sinh:
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát mức độ hứng thú của học sinh thuộc 2 lớp sau khi dạy học chủ đề cấu trúc và chức năng của tế bào: 1 lớp thực hiện dạy học STEM; 1 lớp dạy học theo phương pháp truyền thống thu được kết quả sau:
Mức độ Lớp Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú Lớp 10A9 (Dạy học truyền thống) 13/43 em chiếm 30.2% 11/43 em chiếm 25.6% 8/43 em chiếm 18.6% 11/43 em chiếm 25.6% Lớp 10A5 (Dạy học STEM) 31/41 em chiếm 75.6% 7/41 em chiếm 17.1% 3/41 em chiếm 7.3% 0/41 em chiếm 0% Qua các kết quả trên ta thấy được đối với chủ đề cấu trúc và chức năng của tế bào, nếu giáo viên tổ chức và thiết kế dạy học theo phương pháp STEM sẽ có hiệu quả hơn phương pháp dạy học truyền thống cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập của học sinh.
42
Phần C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận .
Như vậy đến thời điểm hiện tại khi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này tôi khẳng định rằng việc thiết kế và tổ chức dạy học theo phương pháp STEM trong chủ đề cấu trúc và chức năng của tế bào đã nâng cao được chất lượng giảng dạy của giáo viên và khích lệ được tinh thần học tập của học sinh, hình thành được các năng lực chung và năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học 10 cho học sinh.
Giáo dục STEM là một định hướng giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo hứng thú, động cơ học tập cho học sinh cũng như có giá trị quan trọng trong hình thành và phát triển năng lực cho người học.
Với dạy học STEM học sinh rất hứng thú, từ đó các em có thêm động cơ trong học tập cũng như phát triển được năng lực của bản thân. Tuy nhiên, việc dạy học môn học theo định hướng giáo dục STEM ở các trường THPT nói chung còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng đồng bộ của cả lãnh đạo, giáo viên và học sinh của trường, trong đó đặc biệt là giáo viên trong việc nâng cao sự hiểu biết về giáo dục STEM nói chung và sự đầu tư cả trí lực trong việc thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề theo định hướng giáo dục STEM góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.
2. Kiến nghị .
Chúng tôi mong rằng chương trình thi cử hiện hành sẽ giảm tải những bài toán sinh học nặng về tính toán mà tăng hàm lượng những kiến thức thực tiễn nhiều hơn để các em có thời gian cho các hoạt động trải nghiệm.
Giáo viên khi áp dụng tùy điều kiện thực tế để đạt hiệu quả cao hơn, không ngừng cải tiến, sáng tạo thêm để hoàn thiện hơn nữa khi thực hiện phương pháp dạy học này. Trong đề tài này chúng tôi chỉ mới xây dựng minh họa cho một chủ đề cụ thể. Chúng tôi hy vọng chúng ta sẽ cùng trao đổi kinh nghiệm trong dạy học STEM đối với bộ môn Sinh học nói riêng và dạy học STEM nói chung nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Sinh học. Góp phần nâng cao chất lượng chương trình dạy học Sinh học phổ thông 2018.
Sáng kiến kinh nghiệm này chắc chắn còn thiếu sót, vấn đề đặt ra cũng có rất nhiều điều cần bàn. Mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của đồng nghiệp. Quá trình dạy thể nghiệm có thể không tránh khỏi những hạn chế, rất mong các anh, chị đồng nghiệp góp ý kiến để đề tài hoàn thiện hơn.
43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Sinh học lớp 10 – NXBGD.
2. Hướng dẫn thực hiện một số kế hoạch dạy học chủ đề giáo dục STEM ở trường THCS và THPT – NXB Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh
3. Giáo dục STEM từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo – NXB trẻ. 4. Nghị quyết TW 2 khóa VIII (12/1996).
5. Nghị quyết TW 4 khóa VII (1/1993). 6. Luật giáo dục (12/1998).
7. Sách giáo khoa sinh học 10 cơ bản – NXBGD. 8. Sách giáo viên Sinh học 10 cơ bản – NXBGD. 9. Sách giáo khoa sinh học 10 nâng cao – NXBGD. 10. Sách giáo viên Sinh học 10 nâng cao – NXBGD.
11. Các sách tham khảo nâng cao kiến thức Sinh học 10 – NXBGD.
12. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên (thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10) môn Sinh học – NXBGD.
13. Tài liệu lưu hành nội bộ của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Vụ Giáo Dục phổ thông về: “ Chương trình phát triển giáo dục trung học” 2016.
14. Thông tư 32/2018/TT – BGD ĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
15. CV số: 4612/BGDĐT-GDTrHV/v hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 - 2018).
44
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC STEM (Thực hiện trên google Form - Dành cho giáo viên)
Thông tin cá nhân
- Họ tên GV: (có thể không ghi)……….Số năm công tác:………. - Đơn vị công tác:………....
Hãy hoàn thành phiếu điều tra sau:
1. Thực trạng thiết kế và tổ chức dạy học STEM Sinh học của trường
(Tích vào ô tương ứng – Nếu có) Thường xuyên tổ chức dạy học STEM ở các chủ đề Sinh học. Thỉnh thoảng tổ chức dạy học STEM ở các chủ đề Sinh học. Không hướng tổ chức dạy học STEM ở các chủ đề Sinh học.
2. Vì sao thầy - cô không thực hiện thiết kế và tổ chức các hoạt động trong dạy học STEM ở các chủ đề Sinh học?
A. Ngại khó B. Không quan tâm
3. Theo thầy - cô, có những khó khăn nào sau đây khi thực hiện thiết kế và tổ chức các hoạt động trong dạy học STEM ở trường thầy – cô công tác?
+ Tìm ý tưởng cho bài học/chủ đề STEM
+ Chưa hiểu rõ các bước trong quy trình thiết kế bài dạy + Phải có thời gian nghiên cứu kiến thức liên môn.
+ Khó đưa ra được các tiêu chí đánh giá cụ thể để đánh giá học sinh. + Khó sắp xếp thời gian để triển khai thực hiện.
+ Kiểm tra, đánh giá bằng các hình thức cũ (thi viết, học thuộc, giải bài tập) nên dạy học STEM chưa phù hợp.
+ Sĩ số quá đông gây khó khăn cho việc tổ chức hoạt động nhóm. + Dạy học STEM tốn rất nhiều công sức của giáo viên.
+ Giá thành nhiều loại vật liệu và cơ sở vật chất cần thiết để triển khai dạy học STEM còn cao, khó đưa vào dạy học cho nhiều lớp.
45
Rất mong nhận được sự hợp tác của quý thầy cô. Mọi thông tin chỉ mang tính chất khảo sát, không ảnh hưởng gì đến quý thầy cô. Xin chân thành cảm ơn!
46
Phụ lục 2: Phiếu điều tra sự hứng thú của học sinh đối với hình thức học tập theo dạy học STEM.
Thông tin cá nhân
- Họ tên học sinh: (có thể không điền )………. Lớp ……….…… - Trường:………..……….……....
Hãy hoàn thành phiếu điều tra sau:
Mức độ Sự hứng thú của học sinh đối với hình thức học tập theo dạy học STEM
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
Rất mong nhận được sự hợp tác của các em. Mọi thông tin chỉ mang tính chất khảo sát, không ảnh hưởng gì đến các em. Xin chân thành cảm ơn!
47
Phụ lục 3: Bài kiểm tra đánh giá học sinh.
CÂU HỎI – BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ (10 phút):
Câu 1: Nhân của tế bào nhân thực không có đặc điểm nào sau đây? A. Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép
B. Nhân chứa chất nhiễm sắc gồm ADN liên kết với protein C. Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân D. Nhân chứa nhiều phân tử ADN dạng vòng
Đáp án: D
Câu 2: Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất?
A. Tế bào hồng cầu B. Tế bào bạch cầu C. Tế bào biểu bì D. Tế bào cơ Đáp án: B
Câu 3: Mạng lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây? A. Tham gia vào quá trình tổng hợp lipit
B. Sinh tổng hợp protein
C. Phân hủy các chất độc hại trong tế bào D. Chuyển hóa đường trong tế bào
Đáp án: B
Câu 4: Điều nào sau đây là chức năng chính của ti thể?
A. Chuyển hóa năng lượng trong các hợp chất hữu cơ thành ATP. B. Tổng hợp các chất để cấu tạo nên tế bào và cơ thể
C. Tạo ra nhiều sản phẩm trung gian cung cấp cho quá trình tổng hợp các chất D. Phân hủy các chất độc hại cho tế bào
Đáp án: A
Câu 5: Lục lạp có chức năng nào sau đây?
A. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa năng B. Đóng gói, vận chuyển các sản phẩm hữu cơ ra ngoài tế bào
48 C. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại trong cơ thể
D. Tham gia vào quá trình tổng hợp và vận chuyển lipit Đáp án: A
Câu 6: Trong quá trình phát triển của nòng nọc có giai đoạn đứt đuôi để trở thành ếch. Bào quan chứa enzim phân giải làm nhiệm vụ tiêu hủy tế bào đuôi là
A. lưới nội chất B. bộ máy Gôngi C. lizoxom D. riboxom Đáp án: C
Câu 7: Cho các phát biểu sau về Lizoxom. Phát biểu nào sai? A. Lizoxom được bao bọc bởi lớp màng kép
B. Lizoxom chỉ có ở tế bào động vật C. Lizoxom chứa nhiều enzim thủy phân
D. Lizoxom có chức năng phân hủy tế bào già và tế bào bị tổn thương. Đáp án: A.
Câu 8: Cho các nhận định sau về không bào, nhận định nào sai?
A. Không bào ở tế bào thực vật có chứa các chất dự trữ, sắc tố, ion khoáng và dịch hữu cơ...
B. Không bào được tạo ra từ hệ thống lưới nội chất và bộ máy Gôngi C. Không bào được bao bọc bởi lớp màng kép
D. Không bào tiêu hóa ở động vật nguyên sinh khá phát triển. Đáp án: Đáp án: C
Câu 9: Cho các đặc điểm về thành phần và cấu tạo màng sinh chất (1) Lớp kép photpholipit có các phân tử protein xen giữa
(2) Liên kết với các phân tử protein và lipit còn có các phân tử cacbohidrat
(3) Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên chuyển động quanh vị trí nhất định của màng
(4) Xen giữa các phân tử photpholipit còn có các phân tử colesteron (5) Xen giữa các phân tử photpholipit là các phân tử glicoprotein
49 Có mấy đặc điểm đúng theo mô hình khảm – động của màng sinh chất?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Đáp án: C
Câu 10: Hình dạng của tế bào động vật được duy trì ổn định nhờ cấu trúc A. lưới nội chất
B. khung xương tế bào C. chất nền ngoại bào D. bộ máy Gôngi
50
Phụ lục 4: Một số hình ảnh phiếu đánh giá
51 Phiếu 1. Đánh giá chéo hoạt động của các nhóm.
52 Phiếu 2. Đánh giá chéo sản phẩm của các nhóm.
53 Phiếu 3. Tự đánh giá bản thân.
54 Phiếu 4. Đánh giá các thành viên trong nhóm.
55
Phụ lục 5: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG DẠY HỌC STEM: MÔ HÌNH TẾ BÀO NHÂN THỰC
Chế biến sản phẩm thô (ở nhà) Bố trí nhóm trong tổ chức hoạt động
Thuyết trình kiến thức nền
Thiết kế mô hình Lựa chọn bản thiết kế Vẽ và thuyết trình sơ đồ tư duy
56 Trải nghiệm làm mô hình
57
Phụ lục 5: Một số video học sinh quay trong quá trình thực hiện STEM ( kèm theo trong đĩa mềm )