Đại học Pennsylvania (University of Pennsylvania)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở hoa kỳ (Trang 76 - 80)

Đại học Pennsylvania (tên gọi tắt là Penn hoặc UPenn) là đại học tư thục nằm tại thành phố Philadelphia, thuộc bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Penn là một thành viên của Ivy League với thế mạnh về các ngành khoa học cơ bản, nhân chủng học, luật học, y dược, giáo dục học, kỹ thuật và kinh doanh.

Chín người ký tên Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ và mười một người ký vào Hiến pháp Hoa Kỳ có liên hệ với đại học này. Benjamin Franklin, người sáng lập Penn, ủng hộ một chương trình giáo dục tập trung nhiều vào các giáo dục thực tiễn cho thương mại và quản lý nhà nước cũng như các ngành kinh điển và thần học. Penn là một trong những đại học đầu tiên đi theo một khuôn mẫu đa ngành được phát triển bởi các đại học châu Âu, tập trung nhiều trường (school hoặc faculty) dưới cùng một đại học.

The Princeton Review, một công ty tư vấn tuyển sinh và chuẩn bị các

bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá tại Hoa Kỳ, đã xếp hạng Penn là trường đứng vị trí thứ 6 về mức độ tuyển chọn trong công tác tuyển sinh tại Hoa Kỳ. Năm 2011, trong kỳ tuyển sinh vào mùa thu, Đại học Pennsylvania đã nhận được một con số kỷ lục về số ứng viên dự tuyển là 31,659 ứng viên và chỉ có 12.26% các ứng viên được chấp nhận. The Atlantic, một tạp chí của Hoa kỳ

được thành lập năm 1857 ở Boston, cũng đã xếp hạng Penn là một trong mười trường có mức độ tuyển chọn cao nhất ở Hoa Kỳ. Ở bậc học sau đại học, tỷ lệ tuyển sinh của Penn cũng giống như phần lớn các trường đại học khác thay đổi đáng kể phụ thuộc vào các trường và các chương trình đào tạo. Dựa trên những thống kê về tuyển sinh từ Tin tức Hoa kỳ và Báo cáo thế giới (U.S. News and World Report), các chương trình đào tạo có mức độ tuyển chọn cao nhất của Penn bao gồm trường luật, các trường về chăm sóc sức khoẻ (dược, dược nha, y tá, và thú y), và trường kinh doanh.

Các ứng viên cho các chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ phải có bằng cử nhân (BA) từ một trường hoặc một trường đại học được kiểm định trước khi có quyết định trúng tuyển vào Penn. Các ứng viên cho các chương trình Tiến sĩ vẫn chưa có bằng Thạc sĩ có thể được chấp nhận thẳng vào các chương trình Tiến sĩ và những ứng viên này có thể đạt được bằng Thạc sĩ khoa học trong khoá học của họ.

Những yêu cầu đối với các ứng viên khi nộp đơn đăng ký dự tuyển bao gồm: thông tin về tiểu sử của ứng viên; bản tuyên bố cá nhân; 2 hoặc 3 thư giới thiệu chính thức (một trong số đó phải từ một giảng viên của trường, khoa, người có những hiểu biết về những khả năng học tập của ứng viên); một bảng điểm chính thức đựng trong thư có đóng dấu từ mỗi trường đại học hoặc cao đẳng mà ứng viên đã học; bảng điểm chính thức của bài kiểm tra

GRE (đây là yêu cầu cho tất cả các chương trình đào tạo); cùng với bảng điểm GRE, tất cả các ứng viên quốc tế còn phải đáp ứng các yêu cầu về Tiếng Anh thông qua điểm bài thi TOEFL hoặc IELTS.

Các ứng viên được đánh giá trên toàn bộ hồ sơ, chứ không phải dựa trên những tiêu chuẩn đơn lẻ. Những hồ sơ hoàn thiện sẽ được đánh giá một cách rất nhanh chóng ngay sau khi hết hạn nộp hồ sơ. Ứng viên được chấp nhận là dựa vào sự đánh giá về khả năng của ứng viên có thể hồn thành tốt chương trình sau đại học và dựa trên sự tương thích của mối quan tâm của ứng viên với các chương trình và nghiên cứu của nhà trường. Khi quyết định chấp nhận đã đạt được, các ứng viên sẽ được thông báo trực tiếp thông qua hệ thống dự tuyển trên mạng Internet [43].

3.5. Kết luận chương 3

Tuyển sinh các khoá học sau đại học thường được các trường đại học, các viện đại học tổ chức thành nhiều vịng trong một năm, có thể lên đến 2, 3 vòng trong một năm. Hầu hết các trường yêu cầu các ứng viên nộp hồ sơ dự tuyển online trên internet. Mỗi một vịng tuyển sinh cho các khố sau đại học đều được các trường thông báo cụ thể về tiêu chuẩn tuyển sinh, thời hạn nộp hồ sơ dự tuyển cũng như các lời khuyên cần thiết cho các ứng viên khi nộp hồ sơ dự tuyển, điều này tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho các ứng viên. Các trường đại học và viện đại học thường tổ chức tuyển sinh cho các khoá sau đại học rất sớm so với thời điểm khai giảng của khố học, thơng thường từ 1 đến 2 năm. Điều đó tạo điều kiện cho các ứng viên có đủ thời gian để hồn thiện tất cả những yêu cầu cần thiết của trường mà các ứng viên nộp đơn cũng như điều kiện của chính các ứng viên cho việc theo đuổi một chương trình sau đại học.

Đối với tuyển sinh sau đại học, các trường đại học và các viện đại học đánh giá các ứng viên dựa trên nhiều tiêu chuẩn khác nhau, trong đó đặc biệt chú ý đến thành tích và sự chuẩn bị về học thuật phù hợp, những lý do thuyết phục để theo đuổi các chương trình sau đại học ở các trường đại học và sự liên quan của ứng viên trong các hoạt động ngoại khóa,... Những tiêu chuẩn này được đánh giá bởi kết quả học tập ở bậc đại học hoặc có thể ở bậc sau đại học của các ứng viên và các điểm số bài thi tuyển sinh tiêu chuẩn hoá GRE hoặc GMAT của các ứng viên. Bài thi tuyển sinh tiêu chuẩn hố GRE nhằm mục đích đo lường khả năng lập luận ngôn ngữ, lập luận định lượng và những kỹ năng viết phân tích, nghĩ bình luận của ứng viên sau đại học đã đạt được trong một khoảng thời gian dài. Cũng tương tự vậy, bài thi tuyển sinh tiêu chuẩn hoá GMAT nhằm đánh giá những kỹ năng đọc, ngơn ngữ, định lượng, viết và phân tích của một người theo tiêu chuẩn Tiếng Anh viết.

Trong tuyển sinh sau đại học, phương thức tuyển sinh, tiêu chuẩn tuyển sinh thay đổi rất nhiều tuỳ thuộc vào từng trường khác nhau, từng khoa khác nhau trong trường và tuỳ thuộc từng chương trình đào tạo sau đại học của các trường. Tuy nhiên, nhìn chung mức độ tuyển chọn các ứng viên sau đại học là rất cao, chỉ những ứng viên nào hội đủ những điều kiện tuyển sinh và thực sự xuất sắc mới được chấp nhận vào học các khoá sau đại học tại các đại học và viện đại học ở Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở hoa kỳ (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)