Kết quả sau thực nghiệm một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt:

Một phần của tài liệu SKKN NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO KỸ THUẬT CHUYỀN BÓNG CAO TAY CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 30 - 34)

chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt:

Lớp Điểm Lớp thực nghiệm 10A4 Lớp đối chứng 10A8 Đạt (Đ) 40 97,6% 23 58,9% Chưa Đạt (CĐ) 1 2,4% 16 41,1%

Kết quả kiểm tra ở trên cho thấy kết quả của các em có sự thay đổi rõ rệt giữa hai lớp đối chứng và thực nghiệm tỷ lệ học sinh đạt ở nhóm thực

31

nghiệm lớn hơn nhiều với lớp đối chứng. Các lớp không được áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào trong quá trình học tập thì không có sự chuyển biến và thay đổi về chất lượng và kết quả học tập không cao. Rõ ràng thành tích của lớp thực nghệm tốt hơn hẳn so với lớp đối chứng, chính là do tác động của nội dung bài tập mà tôi đã lựa chọn ở trên nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh trung học phổ thông.

32

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN I. KẾT LUẬN

Để đạt được mục đích giáo dục thể chất trong sự nghiệp giáo dục con người phát triển toàn diện, việc sử dụng những phương pháp giảng dạy nhằm nhanh chóng hoàn thiện kỹ năng vận động, góp phần nâng cao sức khoẻ cho học sinh là rất cần thiết, đặc biệt trong những tiết học có nhiều nội dung lồng ghép với nhiều kỹ thuật khác nhau. Vì vậy, vận dụng “Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh trung học phổ thông ” đã giúp các em nhanh chóng nhận thức được tính chất và yêu cầu động tác sớm hơn từ đó hoàn thiện được kỹ năng, kỹ xảo vận động. Bên cạch đó còn giúp cho giáo viên tích lũy thêm những phương pháp dạy học tích cực, biết vận dụng các phương pháp vào bài giảng một cách khoa học. Sẽ dẫn tới những tiết học thực sự sinh động sôi nổi, học sinh trở nên hứng thú hăng say học tập tích cực thêm mà không bị nhàm chán. Do đó, theo chúng tôi có thể áp dụng phương pháp này vào từng tiết dạy để giảng dạy cho học sinh. Những kinh nghiệm được trình bày trên đây là xuất phát từ thực tiễn mà bản thân tôi đã đúc rút trong quá trình giảng dạy. Bản thân chúng tôi công tác chưa lâu nên chắc chắn kinh nghiệm còn hạn chế và thiếu sót. Rất mong được sự quan tâm và đóng góp ý kiến chân thành từ các đồng chí, đồng nghiệp để tôi có thêm những kinh nghiệm quý báu. Ngày càng hoàn thiện hơn trong quá trình giảng dạy, đem lại kết quả cao hơn. Giáo dục thể chất là môn học rất có ý nghĩa, mang tính giáo dục cao, không chỉ tạo ra những con người khỏe mạnh về thể chất, mà thông qua đó còn giáo dục về đạo đức, ý chí, tính kiên trì, lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết. Vì vậy để đạt được ý nghĩa ấy của môn thể dục thì giáo viên phải có phương pháp để cho những giờ dạy đạt kết quả cao, giáo viên phải luôn bám sát từng khâu lên lớp, giảng dạy cần phải lựa chọn những phương pháp và hình thức đa dạng, hấp dẫn, tạo không khí sôi nổi, thoải mái, vui vẻ, lối cuốn học sinh, tạo sự hưng phấn khi tập luyện, làm cho học sinh hứng thú say mê trong khi học, hiểu được ý nghĩa của việc tập luyện.

II. KIẾN NGHỊ

Trên đây là nội dung đề tài của chúng tôi mặc dù đã được đầu tư nghiên cứu, song thời gian nghiên cứu chưa được nhiều, điều kiện phục vụ nghiên cứu có hạn. Hơn nữa điều kiện về sân bãi và dụng cụ tập luyện phục vụ cho việc học tập đang còn hạn chế, tài liệu nghiên cứu không được nhiều chắc rằng còn nhiều thiếu sót mong được các anh chị đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện thêm để có được những phương pháp dạy học hay để áp dụng vào giảng dạy gây sự kích thích, đam mê và hứng thú học tập cho học sinh, để đạt hiệu quả cao hơn và được nhân rộng nhiều hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ dạy và học môn thể dục.

33

Đề nghị Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện tổ chức nhiều hội khoẻ cấp trường, để các em có điều kiện giao lưu và học hỏi từ đó nâng cao về kỹ thuật bóng chuyền đã được học, cũng như trong vui chơi, giải trí.

Trên đây là một số kinh nghiệm tích luỹ được của bản thân chúng tôi trong quá trình giảng dạy, tuy chưa được đầy đủ song cũng là một phần đóng góp nhỏ cho công tác giáo dục thể chất, rất mong được sự góp ý, bổ sung của các đồng chí đồng nghiệp.

34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trong quá trình nghiên cứu và làm đề tài này tôi đã đọc và tham khảo một số tài liệu sau:

1. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn Thể dục - NXB Giáo dục 7 -2007. dục 7 -2007.

2. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 10 môn Thể dục -NXB Giáo dục 7 - 2006. -NXB Giáo dục 7 - 2006.

4. Sách giáo viên Thể dục 10-NXB Giáo dục 6 - 2006.

6. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Thể dục trung học phổ thông - NXB Giáo dục Việt Nam 2009. thông - NXB Giáo dục Việt Nam 2009.

7. Lí luận và phương pháp giáo dục thể chất.

8. Sinh lí học của BS Nguyễn Xuân Điền.

9. Báo giáo dục sức khoẻ và thể chất trong trường học.

10. 101 Bài luyện tập môn Bóng chuyền - NXB Trẻ 12 - 2005.

11. Tôi yêu thể thao Bóng chuyền - NXB Mỹ thuật 3 - 2009.

12. Cùng một số tài liệu khác có liên quan.

13. Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, y tế trường hoc-NXB TDTT Hà Nội năm 2006. TDTT Hà Nội năm 2006.

Một phần của tài liệu SKKN NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO KỸ THUẬT CHUYỀN BÓNG CAO TAY CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 30 - 34)