PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua trực tiếp giảng dạy bản thân tôi có nhận xét về tình hình học tập của lớp TN và lớp ĐC như sau:
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Lịch sử ở trường THPT là môi trường thuận lợi để học sinh bộc lộ khả năng, sở trường, tích cực, chủ động và snasg tạo trong quá trình chiếm lĩnh tri thứ. Vận dụng linh hoạt các hình thức trải nghiệm trong dạy học để hạn chế tối đa cách dạy học thụ động “thầy đọc, trò chép”; tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức đã học để khám phá kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào tìm hiểu thực tiễn cuộc sống. Qua đó, rèn kĩ năng, phát triển năng lực và phẩm chất người học.
- Việc định hướng bảo tồn và phát triển nghề nghiệp cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm nghề truyền thống và làng nghề truyền thống trong chương trình dạy học môn Lịch sử ở các trường Phổ thông nói chung, trường Phổ thông Dân tộc nội trú nói riêng là rất cần thiết nhằm giáo dục cho HS về nghề truyền thống của dân tộc, những phẩm chất và năng lực cần có của một người thợ, cách thức và biện pháp để duy trì, bảo tồn và phát triển nghề nghiệp truyền thống. Từ đó giáo dục ý thức, trách nhiệm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc cho các em. Từ đó các em HS hứng thú tham gia vào giờ học môn Lịch sử, bài giảng sẽ đạt kết quả cao. Đồng thời góp phần thực hiện mục tốt mục tiêu phân luồng trong giáo dục nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh, góp phần làm tốt công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông.
- Thông qua bài dạy TN bằng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, trong đó sử dụng phương pháp thuyết trình thông qua trình chiếu Powerpoint là một phương pháp rất tích cực. Việc này phát huy được năng lực của học sinh, đòi hỏi các em phải thực hiện trải nghiệm thực tế, quan sát, nghiên cứu, chuẩn bị bài trước, làm bài thuyết trình cũng như trả lời linh hoạt các câu hỏi chất vấn của các bạn trong lớp. Các em phải thực hiện nhiều lần để trình bày một vấn đề, khi trải nghiệm thực tế là một lần, tìm kiếm thông tin là học lần thứ hai, khi viết là học lần thứ ba, khi trình bày trên lớp đồng nghĩa với việc học lần thứ tư và trả lời chất vấn là học lại lần thứ năm. Vậy rõ ràng việc trải qua hoạt động thực tiễn, học sinh được hiểu sâu về kiến thức, liên hệ kiến thức thực tiễn với sách giáo khoa,liên hệ kiến thức lịch sử dân tộc với kiến thức lịch sử địa phương. Việc quan sát, khảo nghiệm thực tế, việc hoàn thành bài tập, thu thập thông tin, xử lí thông tin cho sản phẩm học tập của mình, lắng nghe và tranh luận bài thuyết trình của bạn cũng tạo cho các em tập trung và không khí học tập sôi nổi, sinh động hơn.
- Qua giảng dạy, tôi thấy rằng ở các lớp TN khi GV tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo về làng nghề và nghề truyền thống đã giúp các em hình thành những kiến thức sâu sắc về nghề nghiệp mang bản sắc văn hóa dân tộc của mình. Từ đó khơi dậy cho các em lòng tự hào mình là người dân tộc thiểu số, các em có trách
nhiệm trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, bước đầu có hiểu biết về cách thức sản xuất, phát triển nghề, làm giàu từ nghề, có ý thức về vai trò kinh tế và giá trị văn hóa của nghề truyền thống, của văn hóa dân tộc thiểu số trong sự phát triển bền vững của nền văn hóa, nền kinh tế và an ninh quốc phòng của quốc gia. Bài giảng đã đạt kết quả cao và HS thấy hứng thú, say mê học tập.
2. Kiến nghị
- Đối với HS:
+ HS cần thấy được tầm quan trọng của hoạt động định hướng nghề nghiệp trong chương trình học tập ở trường THPT.
+ HS cần xác định mục đích học tập đúng đắn, ý thức học tập cao.
+ HS phải rèn luyện tính tổ chức, kỉ luật và tính tự giác cao trong học tập, biết tiếp nhận và xử lí thông tin, chuẩn bị tốt các nhiệm vụ GV yêu cầu.
+ HS phải có phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả. Ngoài việc tìm hiểu kiến thức sách giáo khoa phải tự tìm tòi, nghiên cứu những tài liệu liên quan tới nội dung bài học.
- Đối với nhà trường và GV:
+ GV cần có nhận thức đầy đủ và đúng đắn tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc giáo dục định hướng bảo tồn và phát triển nghề nghiệp cho các em HS nói chung và HS người dân tộc thiểu số nói riêng.
+ Để tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Lịch sử nhằm góp phần giáo dục hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, đặc biệt là việc gìn giữ và phát triển nghề truyền thống, đòi hỏi Gv phải không ngừng trao dồi về chuyên môn sâu, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học. Nắm vững nội dung chương trình dạy học, chọn lựa kiến thức phù hợp để tổ chức dạy học phủ hợp nội dung, mục đích giáo dục và đối tượng học sinh.
+ Gv cần nổ lực học tập nghiên cứu, tìm hiểu các di sản văn hóa dân tộc, đặc biệt là di sản văn hóa địa phương làm nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giúp cho học sinh hứng thú học tập và hiểu bài hơn. Sắp tới đây, khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành thì sự bổ sung này là hết sức cần thiết.
+ GV phải được đào tạo đúng chuyên môn, có hiểu biết rộng, biết lựa chọn và khai thác chuẩn thông tin, biết vận dụng các khoa học có liên quan vào giảng dạy làm cho bài giảng thêm phong phú và hấp dẫn.
+ Gv dạy HS dân tộc thiểu số phải hiểu tâm lí, sinh lí của HS người dân tộc thiểu số, phải có vốn hiểu biết biết về phong tục tập quán, tiếng nói chữ viết của HS dân tộc
+ Các nhà trường cần chú trọng đến các kiến thức về lịch sử, văn hóa dân tộc, đưa di sản văn hóa vào nhà trường để tiến hành giảng dạy.
+ Trong trường phổ thông dân tộc nội trú nhất thiết phải có GV và cán bộ quản lí là người đồng bào dân tộc thiểu số, để hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc giảng dạy, giáo dục, quản lí HS ở trường được thực hiện có hiệu quả hơn.
- Đối với các cấp lãnh đạo:
+ Cần thiết phải đưa giáo dục chữ viết, tiếng nói của các dân tộc thiểu số vào trường học để dạy cho HS dân tộc thiểu số.
+ Cần khuyến khích việc sưu tầm, nghiên cứu và phổ cập vốn văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số đưa vào chương trình giáo dục ở các cấp học phổ thông.
+ Cần có giải pháp đưa vốn văn hóa dân tộc gắn với sự phát triển sinh kế của đồng bào để việc bảo tồn và phát triển văn hóa được bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD-ĐT (2018a). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
2. Bộ GD-ĐT (2018b). Chương trình giáo dục phổ thông - Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
3. Bộ GD-ĐT (2019). Công văn số số 1676/BGDĐT ngày 19/4/2019 về việc hướng dẫn triển khai Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông giai đoạn 2018-2025”.
4. Nguyễn Thị Kim Nhung, Lương Thị Thành Vinh (2018). Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông tại
Nghệ An. Tạp chí Giáo dục, số 431, tr 27-31; 53.
5. Trần Văn Bính (2006), Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá
trình công nghiệp, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Thành Duy (2006), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam
mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
PHỤ LỤC 1:
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA SỰ HIỂU BIẾT VỀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PTDTNT THPT SỐ 2 NGHỆ AN
Để tìm hiểu sự hiểu biết của HS về nghề truyền thống nhằm thúc đẩy việc dạy học giáo dục giữ gìn và phát triển nghề truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc cho HS, nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho các em, xin em hãy vui lòng cho ý kiến vào các ô sau đây:
Mỗi nội dung chỉ được đánh 1 dấu X vào 1 ô
STT Nghề truyền thống dân tộc
thiểu số ở Nghệ An Biết rõ Biết ít Không biết
1 Dệt thổ cẩm 2 Đan lát
3 Sản xuất rượu men lá 4 Sản xuất rượu cần 5 Sản xuất hương trầm 6 Y học dân gian
Lưu ý:
- Biết rõ là biết làm, biết sử dụng, biết bảo tồn và phát huy. (Ví dụ: về nghề dệt thổ cẩm: biết rõ là biết làm thành thạo một sản phẩm).
- Biết ít là biết sử dụng mà không biết làm, không biết nguyên liệu, vật dụng để làm nên sản phẩm.
PHỤ LỤC 2
BÀI KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG
A - Phần trắc nghiệm (6 điểm) I - Chọn phương án đúng (4 điểm)
Câu 1: Quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc được Đảng ta quán triệt trong Hội nghị lần thứ mấy BCHTW Đảng khóa VIII
A. Hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khóa VIII B. Hội nghị lần thứ 3 BCHTW Đảng khóa VIII C. Hội nghị lần thứ 4 BCHTW Đảng khóa VIII D. Hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng khóa VIII
Câu 2: Cộng đồng dân tộc thiểu số ở Nghệ An có số đông là
A. Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu. B. Thái, Thổ, Đan Lai, Mông, Khơ Mú. C. Thái, Thổ, Nùng, Mường, Ơ Đu. D. Thái, Thổ, Mông, Ơ Đu.
Câu 3: Các dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở khu vực nào
A. Đồng bằng. B. Ven biển. C. Miền núi, vùng sâu, biên giới D. Hải đảo Câu 4: Diện tích vùng miền Tây Nghệ An chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích tự nhiên toàn tỉnh Nghệ An?
A. 73%. B. 75%. C. 80%. D. 83%. Câu 5: Làng nghề dệt thổ cẩm Hoa Tiến thuộc địa phương nào sau đây? A. Quỳ Châu. B. Quỳ Hợp. C. Quế Phong. D. Kì Sơn. Câu 6: Để đan một vật dụng bằng tre nứa, công việc đầu tiên của người thợ thủ công là gì?
A. Trồng tre nứa. B. Vót tre. C. Ngâm tre. D. Đan tre.
Câu 7: Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ an chủ yếu làm ra sản phẩm
A. vải, áo quần. khăn, chăn thổ cẩm. B. váy thổ cẩm, khăn phiêu. C. chỉ dệt vải thổ cẩm. D. khăn quàng, túi xách thổ cẩm. Câu 8: Trách nhiệm của thanh niên HS dân tộc ít người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là gì?
B. Sống hòa nhập, hợp tác.
C. Bảo tồn, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp D. Cả a, b, c đều đúng.
II - Điền từ thích hợp vào chỗ trống (2 điểm)
Câu 1: Việt Nam xây dựng nền văn hóa...đậm đà... Câu 2: Bản sắc văn hóa dân tộc là tất cả những giá trị...và... Câu 3: Lễ hội Xăng Khan ở miền Tây Nghệ An là lễ hội của đồng bào dân tộc ...
Câu 4: Hủ tục là phong tục, tập quán,..., không còn phù hợp với quan niệm về ...của xã hội hiện đại.
B. Phần tự luận (4 điểm)
Câu 1: Hãy giới thiệu về một số nghề truyền thống và làng nghề truyền thống của địa phương em sinh sống?
Câu 2: Vì sao mỗi HS người dân tộc thiểu số phải có trách nhiệm giữ gìn và phát huy nghề truyền thống của dân tộc mình?
PHỤ LỤC 3
MỘT SỐ BẢNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG, PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH VỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
3.1. BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
NHÓM……….. STT HỌ VÀ TÊN SẢN PHẨM THỜI GIAN
NỘP
NGUỒN
TÀI LIỆU GHI CHÚ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Nhóm trưởng
3.2. BẢNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRẢI NGHIỆM Hôm nay ngày:………
Nhóm:………..
Nhận nhiệm vụ tìm hiểu:………..
Thời gian từ ngày:……….đến ngày:……… THỜI GIAN CÔNG VIỆC Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ghi chú
Trải nghiệm, tham quan x
Tìm kiếm, thu thập thông tin x
Phân tích, xử lí thông tin x
Viết bài x
Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện
Giới thiệu sản phẩm
3.3. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG SẢN PHẨM
Ngày/tháng/ năm Nội dung thảo luận Công việc cần đạt
Phân công nhiệm vụ Bầu trưởng nhóm, thư kí
Thảo luận các ý tưởng trình bày sản phẩm
Chọn ý tưởng hay nhất
Xử lí các tài liệu đã sưu tầm và phân công thu thập thêm thông tin còn thiếu
Tiếp tục hoàn thành sản phẩm
Tiếp tục xử lí thông tin và thiết kế sản phẩm
Thiết kế bài thuyết trình
Sắp xếp, trình bày và hoàn thiện sản phẩm
Sản phẩm được hoàn thành
Gửi sản phẩm giáo viên duyệt Báo cáo sản phẩm đã hoàn thiện
PHỤ LỤC 4
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TỪ SẢN PHẨM THU HOẠCH TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH
4.1. Ảnh về nghề nhuộm, dệt của người Thái
Người Thái Quỳ Châu phơi khô sản phẩm sau khi nhuộm
Phơi khô sản phẩm sau khi nhuộm
Sản phẩm dệt của người Thái huyện Quỳ Châu
4.2. Ảnh về nghề đan lát
Phụ nữ vót nan trước khi đan các sản phẩm
PHỤ LỤC 5
Giáo án thực nghiệm
Lịch sử địa phương: Trải nghiệm nghề truyên thống và làng nghề truyền
thống của đồng bào dân tộc Thái, Thổ, Khơ Mú, H’Mông ở miền Tây Nghệ An.-
Lớp 10 – Tiết 48
A. Mục tiêu của trải nghiệm:
1. Về kiến thức: Học sinh biết được: Một nghề truyền thống, lịch sử của làng nghề truyền thống ở địa phương; Biết cách làm ra một sản phẩm của nghề truyền thống ở địa phương mình; Các yêu cầu về năng lực, phẩm chất của người thợ; Biết được giá trị văn hóa và giá trị kinh tế của nghề truyền thống mang lại cho người sản xuất và sự phát triển kinh tế của địa phương.
2. Về kĩ năng: Học sinh sẽ phát triển kĩ năng phân tích, thu thập và xử lí thông tin và trình bày một cách sáng tạo; Biết tìm kiếm thông tin qua các nguồn tư liệu khác nhau như ảnh chụp, sách báo, mạng; Kĩ năng giao tiếp với bạn bè, thầy cô, làm việc hợp tác và tổ chức có hiệu quả. Học sinh sẽ học hỏi được sự lắng nghe, sự quan tâm chia sẻ tới những người xung quanh.
3. Về thái độ; Học sinh hứng thú, say mê học tập môn Lịch sử; học sinh tự mình trải nghiệm để thấy được giá trị lao động, từ đó biết trân trọng những giá trị cuộc sống; Học sinh có thể định hướng được nghề nghiệp và biện pháp bảo tồn, phát triển nghề truyền thống và làng nghề truyền thống hiện nay.
4. Về năng lực: Học sinh được tham gia các hoạt động sáng tạo, qua đó nuôi dưỡng năng lực, phát huy tiềm năng của học sinh theo hướng sáng tạo. Đồng thời học sinh được nuôi dưỡng năng lực hợp tác, đoàn kết trong học tập và xây dựng