Một số ý kiến tham vấn

Một phần của tài liệu SKKN một số KINH NGHIỆM về CÔNG tác PHÁT TRIỂN ĐẢNG TRONG học SINH tại TRƯỜNG THPT PHAN THÚC TRỰC (Trang 27 - 28)

Từ thực tiễn làm công tác phát triển Đảng trong học sinh trong những năm qua, chúng tơi có một số ý kiến sau:

- Phát triển Đảng viên là cả một quá trình theo dõi, thẩm định, bồi dưỡng. Mỗi cấp ủy Đảng phải làm tốt công tác tạo nguồn, có kế hoạch cụ thể cho từng năm học, từng nhiệm kỳ, gắn với trách nhiệm của từng đảng viên cụ thể, không dừng lại ở nghị quyết chung chung mà không ai chịu trách nhiệm cả. Thực tiễn cho thấy, nơi nào cấp ủy Đảng, người đứng đầu quan tâm và quyết tâm thực hiện thì việc kết nạp

đảng viên là học sinh THPT thì nơi đó sẽ được triển khai hiệu quả, mang lại động lực thực sự cả trong tổ chức dạy học và xây dựng tổ chức đảng lớn mạnh.

- Chỉ đạo sâu sát tổ chức Đoàn thanh niên trong việc giáo dục, bồi dưỡng đồn viên của mình, chú ý các nhân tố trong nguồn đối tượng, tạo vị trí, cơ hội cho các em thể hiện năng lực, phẩm chất bản thân. Đa dạng hóa hoạt động của Đồn, thơng qua các hoạt động thực tiễn để lựa chọn nguồn phát triển Đảng, tăng cường công tác bồi dưỡng, tuyên truyền lý luận chính trị, đẩy mạnh hoạt động cơng tác đồn trong các trường THPT theo hướng tăng hoạt động cống hiến, giúp ích cho xã hội, nhân dân trong vùng thay vì các hoạt động phong trào nhỏ lẻ, đơn điệu như hiện nay. Việc tổ chức các hoạt động đồn sơi nổi, sinh động, hấp dẫn, giàu ý nghĩa và rộng khắp sẽ thu hút, tập hợp được thanh niên, qua đó để thanh niên trong các trường THPT thể hiện sức trẻ, tinh thần cống hiến và thêm yêu quê hương, đất nước, khơi dậy lý tưởng, khát vọng cống hiến trong học sinh vì lý tưởng cộng sản. - Cấp ủy Đảng cấp trên nên có những buổi tập huấn nghiệp vụ phát triển Đảng trong học sinh bởi một số nơi cịn có sự lúng túng trong quy trình bồi dưỡng, kết nạp. Phải xem nhiệm vụ phát triển đảng viên trong nhà trường phổ thông là một nhiệm vụ chính trị thường xuyên và đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua các chi bộ, đảng bộ. Phịng Chính trị tư tưởng của Sở GD&ĐT và Ban tổ chức Huyện ủy cần có chuyên đề tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác này để đơn vị làm tốt có thể chia sẻ, đơn vị làm chưa tốt thì học hỏi.

- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh để làm tốt công tác bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu SKKN một số KINH NGHIỆM về CÔNG tác PHÁT TRIỂN ĐẢNG TRONG học SINH tại TRƯỜNG THPT PHAN THÚC TRỰC (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)