III. Một số giải pháp đã được sử dụng để giải quyết vấn đề
2. Tổ chức các hoạt động dạy học cho khâu trước kết nối
2.2. Các công cụ, kỹ thuật sử dụng cho khâu dạy học trước kết nối
Để chuẩn bị cho khâu dạy học trước kết nối GV cần lên ý tưởng, kế hoạch về các hoạt động dự định sẽ tổ chức từ đó lựa chọn công cụ, phương pháp dạy học cũng như kỹ thuật sử dụng phù hợp.
Đối với chương halogen tôi thường sử dụng cụ thể như sau: - Công cụ thường sử dụng:
+ Tài liệu bao gồm: Video chứa nội dung về nguyên tố halogen, hợp chất của các halogen cần tìm hiểu trước bài học, đoạn thông tin mang nội dung…
+ Phần mềm: Padlet, menti.com, Google form… - Phương pháp sử dụng: Dạy học giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật sử dụng: Khai thác video, khai thác đoạn thông tin, kỹ thuật giao nhiệm vụ.
Đây được xem là các công cụ, kỹ thuật phổ biến và có nhiều hiệu quả đối với nội dung trước kết nối. Thông qua các tư liệu được cung cấp HS tiến hành tìm hiểu về nội dung của bài học theo nhiều hình thức khác nhau nhằm PTNL tự học của HS. Các tư liệu được cung cấp có thể đưa ra dưới dạng hình ảnh, bài báo hay video chứa thông tin. Tuy nhiên cần lưu ý rằng thông tin đưa ra phải có nội dung chính xác, cô đọng và gần với nội dung bài học, tránh đưa các video, thông tin quá dài khiến HS không xác định được nội dung trong tâm hay khó tìm được nội dung cần nhấn mạnh.
Để đánh giá hoặc ghi nhận quá trình, kết quả tìm hiểu của HS GV sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá bằng cách làm bài trên các công cụ đánh giá như Google form hay các công cụ dạng bảng trống để HS có thể điền thông tin về quá trình tìm hiểu của cá nhân như Padlet, menti.com….
Việc kiểm tra, đánh giá là cần thiết để có thể phát huy được tính chủ động, đảm bảo tất cả HS đều đã chuẩn bị bài cho khâu trước kết nối.
Đối với phương án sử dụng bài giảng E-learning cho giai đoạn trước kết nối trực tiếp (đối với học trực tuyến) hoặc trước tiết học trên lớp ( đối với học trực tiếp):
Quy trình học khóa học trực tuyến của HS trải qua 6 bước như sau:
Bước 1: HS xem phần giới thiệu chung chủ đề để hiểu rõ mục đích, yêu cầu của bài học từ phương pháp học tập và có kế hoạch học tập để đảm bảo yêu cầu.
Bước 2: HS chọn bài học cần nghiên cứu theo nhiệm vụ GV chuyển giao trên nhóm padlet.
22
Bước 3: HS tiến hành học qua bài giảng trực tuyến được thiết kế trên iSpring Suite 10 có tích hợp cả lời giảng của GV, hình ảnh, video clip thí nghiệm vào bài học.
Ví dụ: Hình ảnh Bài 25. Flo- Brom- Iot:
Bước 4: Sau khi học bài mới, HS làm bài tập củng cố từng phần, bài kiểm tra TNKQ trực tuyến (20 phút) và HS biết kết quả bài làm ngay sau khi nộp bài kiểm tra.
GV dựa vào kết quả bài kiểm tra 20 phút của HS sau khi học trực tuyến sẽ xác định được tỉ lệ HS đạt các mức điểm nào để từ đó xác định nội dung sẽ tiến hành trên lớp. Trong quá trình HS học trực tuyến nội dung nào chưa hiểu, HS có thể gửi phản hồi đến GV và bạn học qua chức năng “chat” hoặc “tin nhắn” của lớp học trực tuyến Google Classroom, qua zalo hoặc mesenger,..
23 .
- Bước 5: Cuối mỗi chương có mục hướng dẫn giải bài tập của chương và các bài tập trắc nghiệm để HS tự luyện tập.
- Bước 6: Sau khi học xong các bài học của chương, HS làm bài tập củng cố từng phần, kiểm tra cuối phần, cuối chương. Kết quả bài làm của HS được lưu trong hồ sơ học tập.