THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

Một phần của tài liệu SKKN xây DỰNG CHỦ đề dạy học PHẦN CHUYỂN hóa vật CHẤT và NĂNG LƢỢNG ở THỰC vật – SINH học 11 THEO mô HÌNH dạy học kết hợp (BLENDED LEARNING) (Trang 44 - 48)

3.1. Mục đích thực nghiệm

Mục đích của TNSP nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài bằng việc kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng mơ hình DHKH trong dạy học nội dung phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật ở các trường THPT.

3.2. Nội dung thực nghiệm

Bảng 3.1. Các chủ đề thực nghiệm

STT Chƣơng Tên chủ đề

1 Chuyển hóa vật chất và năng lượng

( Phần A. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật)

Chủ đề 1. Trao đổi nước ở thực vật

2 Chủ đề 2. Trao đổi khoáng và Nito ở thực vật 3 Chủ đề 3. Hô hấp ở thực vật 4 Chủ đề 4. Quang hợp ở thực vật 3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm 3.3.1. Đối tƣợng thực nghiệm - Chọn trường, lớp thực nghiệm.

Đối tượng TN sư phạm là HS lớp 11 của 2 trường THPT ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Các trường TN có điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tương đối đồng đều so với các trường khác trong cùng địa phương, các trường đều áp dụng học chương trình Sinh học 11 cơ bản.

44 Trong mỗi trường đều có lớp TN và lớp ĐC, các lớp TN và ĐC tương đương nhau về sĩ số. Chọn các lớp HS có trình độ tương đương dựa trên việc phân tích kết quả điểm mơn sinh học từ GV bộ môn cung cấp.

Bảng 3.2. Danh sách các lớp thực nghiệm, đối chứng

TT Tên trƣờng

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Tên lớp Sỹ số Tên lớp Sỹ số

1 THPT Phan Thúc Trực 11A 42 11A2 41 2 THPT Nam Yên Thành 11A1 38 11A2 39

- Chọn GV thực nghiệm

Chúng tôi chọn GV dạy TN là những GV có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy với thâm niên đứng lớp từ 5 năm trở lên và có hứng thú với PPDH đề tài đề xuất. Chúng tôi tiến hành gặp gỡ, trao đổi và thống nhất với GV dạy TN về mục đích, nội dung và các yêu cầu khác của TN sư phạm. Trên cơ sở đồng thuận chúng tôi tiến hành chuyển giao giáo án day học theo hướng nghiên cứu của đề tài.

3.3.2. Bố trí thực nghiệm

Lớp TN và lớp ĐC ở mỗi trường cùng một GV giảng dạy, tiến hành song song theo kế hoạch dạy học của nhà trường cùng nội dung chương trình, chất lượng đầu vào tương đương nhau, được đánh giá bởi cùng một đề kiểm tra, thực hiện cùng thời điểm và sử dụng cùng tiêu chí đánh giá.

Trong đó, q trình dạy học ở lớp TN có vận dụng DHKH và được tổ chức theo kế hoạch trong đề tài. Lớp ĐC tổ chức dạy học bình thường theo PPDH truyền thống.

3.3.3. Chọn thời gian thực nghiệm

Quá trình thực nghiệm được tiến hành từ tháng 9/2021 đến tháng 4/2022.

3.3.4. Phƣơng án thực nghiệm

Để đánh giá hiệu quả và chất lượng lĩnh hội kiến thức, các lớp TN được dạy theo tư tưởng giả thuyết khoa học của đề tài (Dạy học theo mơ hình DHKH). Còn các lớp ĐC dạy theo đề cương chi tiết và SGK hiện hành một cách bình thường, nghĩa là khơng có các tác động sư phạm như lớp TN, không sử dụng mơ hình DHKH.

Chúng tơi tiến hành 4 đề kiểm tra 15 phút trong TN gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở cuối mỗi chương trong thực nghiệm, trên tổng số 2 lớp TN (thuộc 2 trường) với số lượng 80 HS & và 2 lớp ĐC với số lượng 80 HS để đánh

45 giá sự hình thành các khái niệm sinh học cấp độ sinh lý cơ thể thực vật. Kết quả thu được 984 bài, trong đó có 320 bài TN và 320 bài ĐC.

Sau thực nghiệm 4 chủ đề, kiểm tra 45 phút gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan và 2 câu hỏi tự luận được thực hiện trên tổng số 2 lớp TN với số lượng 80 HS & và 2 lớp ĐC với số lượng 80 HS để đánh giá độ bền kiến thức về các khái niệm sinh học cấp độ sinh lý cơ thể thực vật. Kết quả thu được 160 bài, trong đó có 80 bài TN và 80 bài ĐC (Chỉ tính điểm của 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, còn 2 câu hỏi tự luận sẽ được tổng kết kết quả và nhận xét ở trên lớp học giáp mặt).

3.4. Kết quả thực nghiệm

3.4.1. Phân tích kết quả học tập của học sinh qua các bài kiểm tra 3.4.1.1. Phân tích định lƣợng

 Phân tích định lượng các bài kiểm tra trong thực nghiệm

Sau khi tổng hợp kết quả điểm qua 4 đề kiểm tra trong thực nghiệm ta thu được:

Bảng 3.3. Tần suất điểm các bài kiểm tra trong thực nghiệm

Phương án n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 320 0 0 2,96 5,52 9,47 17,36 30,57 21,50 12,62 0 ĐC 320 0 0 4,19 9,64 16,35 28,72 19,92 13,63 7,55 0

46

Hình 3.1. Đồ thị tần suất điểm các bài kiểm tra trong thực nghiệm

Nhận xét: Từ số liệu bảng 3.5 cho thấy, điểm các bài kiểm tra lớp TN cao

hơn tập trung hơn so với ĐC.

 Phân tích định lượng các bài kiểm tra sau thực nghiệm

Sau thực nghiệm 30 ngày, chúng tôi kiểm tra 45 phút trên tất cả các lớp TN & ĐC (thu được 160 bài) để đánh giá độ bền kiến thức.

Bảng 3.4. Tần suất điểm các bài kiểm tra sau thực nghiệm

Phương án N 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 160 0 0 1,78 5,33 11,2 14,8 37,3 17,8 11,8 0 ĐC 160 0 0,63 2,52 8,18 14,5 40,3 17 9,43 7,55 0

Hình 3.2. Đồ thị tần suất điểm các bài kiểm tra sau thực nghiệm

Nhận xét: Từ số liệu bảng 3.6 cho thấy, điểm các bài kiểm tra lớp TN cao

hơn tập trung hơn so với ĐC.

3.4.1.2. Phân tích định tính

 Đánh giá hiệu quả sử dụng mơ hình DHKH

Thơng qua việc phân tích kết quả các bài kiểm tra trong thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng các khả năng hiểu bài và vận dụng kiến thức của HS khi học bằng mơ hình DHKH (lớp TN) tốt hơn khi học bằng các phương pháp thông thường của GV không sử dụng mô hình DHKH (lớp ĐC). HS ghi nhớ, phân tích, giải thích, huy động được kiến thức sinh lý cơ thể thực vật.

Nội dung các chủ đề được diễn đạt bằng nhiều kênh thông tin khác nhau điều này trong thực tế đã làm cho HS các lớp TN tiếp thu nội dung kiến thức tốt hơn các lớp ĐC.

47 Với sự hỗ trợ của CNTT được thể hiện trong xây dựng và sử dụng "tổ hợp đa phương tiện" theo hướng tích hợp truyền thơng đa phương tiện thì kiến thức được khắc sâu và mở rộng, nên HS học theo mơ hình DHKH đạt kết quả tốt hơn. Ngồi ra, thơng qua quan sát và trao đổi với HS, chúng tôi nhận thấy: Khi học tập với mơ hình DHKH HS lớp TN có thái độ hứng thú, tích cực và chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức thông qua hệ thống PTDH phong phú mặc dù những lần đầu làm quen với bài giảng loại này có nhiều bỡ ngỡ; song đa số HS đã thích ứng nhanh với mơ hình này. Hơn nữa, HS các lớp TN do được tiếp cận với nhiều kênh thơng tin hơn, được làm việc theo quy trình đã thiết kế sẵn nên cùng một nội dung thì số lần tác động lên các giác quan là nhiều hơn HS học theo SGK nên độ bền kiến thức có phần cao hơn so với HS học theo SGK.

Một phần của tài liệu SKKN xây DỰNG CHỦ đề dạy học PHẦN CHUYỂN hóa vật CHẤT và NĂNG LƢỢNG ở THỰC vật – SINH học 11 THEO mô HÌNH dạy học kết hợp (BLENDED LEARNING) (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)