Việt Nam cần đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động của TTCK Việt Nam.
3.1. Về các qui định liên quan đến CtyCP:
Một công ty đáp ứng đủ tiêu chuẩn nên cho phép niêm yết CP trên cả hai TTGDCK. Bởi vì cả hai trung tâm này đang được nâng cấp, đều cùng tiêu chuẩn
quản lý giám sát như nhau. Đồng thời trong tương lai gần hai trung tâm này được kết nối với nhau, tức là kết nối giữa hai thị trường, bao gồm cả hợp nhất hệ thống báo cáo giao dịch và yết giá giao dịch.
Một trong số các điều kiện niêm yết của CtyCP trên TTGDCK là không có nợ quá hạn, nên chuyển thành quy định nợ quá hạn chưa được dự phòng. Bởi vì phần đông các công ty, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty cho thuê tài chính cổ phần,... đều có nợ quá hạn. Vấn đề là nợ quá hạn đó đã trích lập dự phòng rủi ro theo quy định và theo thông lệ quốc tế hay chưa.
Quy định các thành viên hội đồng quản trị phải giữ 50% số CP ít nhất là 2 năm sau khi CP của công ty niêm yết mới được chuyển nhượng. Quy định này nên mở rộng ra cả các cổ đông lớn, cổ đông chiến lược. Đồng thời quy định này cũng nên áp dụng thống nhất với các thành viên trong ban đại diện quỹ đầu tư thay cho dự thảo là phải giữ 100%.
Điều kiện về vốn là phải có 30 tỷ đồng mới được thành lập công ty quản lý quỹ là quá cao. Bởi đây là loại hình doanh nghiệp có hàm lượng chất xám cao, đòi hỏi trình độ tri thức cao, nếu quy định điều kiện phải có số vốn lớn sẽ làm nản lòng các doanh nhân tham gia loại hình doanh nghiệp này.
Việc chào bán CK ra nước ngoài đồng thời với việc chào bán CK ở Việt Nam, cần áp dụng quy định tương tự đối với việc niêm yết CK ở nước ngoài. Vấn đề này cần để cho các tổ chức phát hành và tổ chức tư vấn chủ động quyết định. Cũng theo đó, thông tin UBCKNN yêu cầu đối với tổ chức niêm yết ở nước ngoài không nên cao hơn các quy định trong Luật CK mà tổ chức đó đang niêm yết tại Việt Nam.
Việc phát hành thêm CP để trả cổ tức hay phát hành thêm CP thưởng cho cổ đông nên đưa vào loại hình chào bán ra công chúng, bởi vì đã là công ty đại chúng thì việc phát hành thêm CP đều do đại chúng nắm giữ.
3.2. Về mô hình tổ chức và bộ máy quản lý
Cùng với việc chuẩn bị cơ sở vật chất- kỹ thuật, khuôn khổ pháp lý, qui tắc để nâng cấp TTGDCK Tp HCM thành SGDCK đồng thời tiến hành đánh giá hoạt động của TTGDCK Hà nội để chuẩn bị chuyển đổi sang mô hình thị trường phi tập trung. Bên cạnh đó chuyển toàn bộ hoạt động giao dịch TP sang giao dịch trên TTGDCK Hà nội. Xây dựng và ban hành các quy định để điều chỉnh hoạt động giao dịch các loại CK chưa niêm yết- một bộ phận khá lớn trên thị trường hiện tại với các công ty CK.
Nhanh chóng đưa Trung tâm lưu ký CK đi vào hoạt động nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hỗ trợ TTCK. Đây là cơ sở để nâng cao chất lượng hoạt động lưu ký, thanh toán chuyển tiền, thanh toán bù trừ. Phát triển mạng lưới thành viên lưu ký (công ty CK, ngân hàng lưu ký) cung cấp các dịch vụ lưu ký chứng khóan đảm bảo an toàn tài sản, thực hiện các quyền cho các nhà đầu tư.
Sớm nghiên cứu trình Chính phủ để hoàn chỉnh Luật CK nhằm tạo khung pháp lý cho hoạt động của Trung tâm GDCK, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước..
Trước mắt cần tập trung chỉnh sửa các Nghị định 48/NĐ-CP ngày 11/07/1998, cụ thể như sau:
- Phạm vi điều chỉnh của Nghị định không những đối với thị trường tập trung mà còn phải được mở rộng cho cả thị trường phi tập trung (OTC). Nghĩa là Nghị định không chỉ áp dụng riêng cho các CK niêm yết trên thị trường CK tập trung mà còn áp dụng cho các CK phát hành ra công chúng chưa được niêm yết.
- Cần quy định việc phát hành CK riêng lẻ trong pháp luật về CK và thị trường CK. Luật Doanh nghiệp và Nghị định 48/CP cũng chỉ qui định điều chỉnh việc phát hành CK ra công chúng, chứ chưa quy định điều chỉnh việc phát hành CK riêng lẻ.
- Cần quy định thoáng hơn về việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường CK Việt Nam. Chẳng hạn như ở Malaysia cho phép nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ tối đa 30% số CP đăng ký lưu hành trên SGDCK, Indonesia và Thái lan là 49%.
- Thực tế đã xẩy ra một số tranh chấp khi giao dịch trên thị trường CK. Tuy nhiên, các quy định về tranh chấp chưa được chế định. Hơn nữa, thủ tục giải quyết tranh chấp phải đơn giản và đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, Các văn bản pháp luật về CK cần phải có những quy định về tranh chấp và giải quyết tranh chấp.
Tạo một môi trường pháp lý thuận lợi chính là điều kiện tiên quyết thu hút các nhà đầu tư ngoài cũng như đông đảo các nhà đầu tư trong nước. Mà cầu về CK tăng thì sẽ thúc đẩy cung CK tăng theo. Chính phủ nên nới rộng tỷ lệ vốn điều lệ của các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam tăng lên 49% phù hợp với Luật Đầu tư nước ngoài. Cụ thể, Quyết định số 139/QĐ-TTg ngày 10/6/1999 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt Nam có qui định:”Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 20% tổng số CP đang lưu hành của một tổ chức phát hành”. Trong khi đó, Quyết định số 145/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/6/1999 ban hành về qui chế bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài lại có qui định:” Tổng giá trị cổ phần bán cho các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của công ty”.
Ngoài ra, Nhà nước cần có những quy định hướng dẫn việc chuyển lợi nhuận từ việc kinh doanh CK của các nhà đầu tư nước ngoài về nước.
Thu hút các nhà đầu tư tham gia TTCK bằng việc nâng cao các chuẩn mực về công bố thông tin; giám sát, thanh tra và xử lý các vi phạm; Mở rộng mô hình các quĩ đầu tư tập thể; Thành lập tổ chức định mức tín nhiệm; Nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài; Quảng bá hình ảnh TTCK Việt Nam ra thị trường thế giới; Tuyên truyền, phổ cập sâu rộng kiến thức về CK và TTCK; Ban hành đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động thị trường CK theo hướng bao quát, toàn diện và phù hợp với thực tiễn thị trường, trong đó nhanh chóng nâng cấp Nghị định 144/2003/NĐ-CP thành Luật về CK và TTCK. Ngoài ra, để tăng số lượng các nhà đầu tư.
Đồng thời với việc hoàn thiện khung pháp lý tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư thì chúng ta cũng nên tăng cường công tác giáo dục phổ cập về CK và
TTCK cho các doanh nghiệp và mọi người. Đầu tiên nên bắt đầu từ sinh viên-bộ phận chiếm đa số có tư duy năng động bởi vì TTCK thật sự là một lĩnh vực mới mẻ và mang đầy tính rủi ro.
KẾT LUẬN:
TTCK một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam đã trải qua 6 năm chính thức đi vào hoạt động bao thăng trầm. Đây là một lĩnh vực mang đầy sự rủi ro, nhưng cũng đầy hấp dẫn cho những người thích mạo hiểm. Nghiên cứu về lĩnh vực này là một điều rất cần thiết không chỉ đối với sinh viên kinh tế nói riêng mà còn đối với tất cả mọi người bởi lẽ đó chính là những người quyết định tới sự phát triển của TTCK Việt Nam, để đưa TTCK Việt Nam có thể ngang tầm với TTCK của các nước phát triển. Chính vì thế em đã chọn đề tài này, và thấy đề tài thực sự hấp dẫn. Trong đề án này em đã đưa ra được những nội dung cơ bản nhất về TTCK đồng thời cũng đã nêu lên được thực trạng và giải pháp để phát triển hàng hóa cho TTCK Việt Nam. Tuy nhiên đây là môt lĩnh vực mới mẻ và do kiến thức còn hạn chế nên thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Rất mong được sự góp ý của giáo viên hướng dẫn và của mọi người để bài viết của em ngày một hoàn thiện hơn.
Trong quá trình làm đề án em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của cô giáo Đoàn Phương Thảo. Em xin chân thành cảm ơn.