Kết quả thực hiện quy trình đỡ lợn đẻ tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn bảy tuân, huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 44 - 45)

Bảng 4.9. Kết quả thực hiện quy trình đỡ lợn đẻ tại trại

Tháng theo dõi Số nái theo dõi (con) Số nái đẻ thường (con) Tỷ lệ (%) Số nái đẻ khó phải can thiệp (con) Tỷ lệ (%) Biểu hiện đẻ khó 6 46 45 97,83 1 2,17 + Nái rặn nhiều lần, thời gian lâu mà không đẻ được

+ Mệt mỏi khó chịu, nước ối tiết nhiều

Có lẫn máu (màu hồng nhạt)

7 39 38 97,44 1 2,56

Tổng 85 83 97,65 2 2,35

Qua bảng 4.9. Cho biết tổng số lượng lợn đẻ mỗi tháng, số con đẻ bình thường và số con đẻ phải can thiệp của trại. Tỉ lệ lợn nái đẻ phải can thiệp từ 2,17 - 2,56 %, trung bình là 0,39 %. Cao nhất là tháng 7, với tỷ lệ là 2,56 % và thấp nhất là tháng 6 với tỷ lệ 2,17 %. Lợn nái đẻ khó phải can thiệp là do lợn đẻ ở những lứa đầu, do lợn ăn nhiều vào kì cuối của thai kì làm thai quá to, do ngơi thai khơng thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của con mẹ không tốt. Số lợn nái đẻ phải can thiệp với tỉ lệ thấp là do trong q trình chăm sóc đã thực hiện đúng qui trình về thức ăn cho lợn nái mang thai. Tỉ lệ đẻ khó cao nhất chỉ 2,56 % cho thấy sự chăm sóc thực hiện tốt quy trình kỹ thuật cho lợn nái sinh sản.

Trong đỡ đẻ em rút được kinh nghiệm là cần chuẩn bị tốt ô úm, vệ sinh sàn, vùng mông và âm hộ con nái trước khi đẻ. Khi lợn đẻ phải chú ý từng con

một để nhận biết con nào đẻ khó, con nào đẻ dễ, chú ý thời gian đẻ của mỗi con để biết nhanh hay chậm. Nếu con mẹ đẻ khó cần can thiệp sớm bằng cách dùng oxytocin để kích thích co bóp cơ trơn tử cung, xoa bầu vú. Nếu thai quá to, con mẹ rặn đẻ khơng được phải nhanh chóng can thiệp đưa con con ra ngoài để tránh ngạt, làm chết những con còn lại trong tử cung. Khi can thiệp phải chú ý khử trùng tay vệ sinh vùng mông, âm hộ, phải tiến hành nhẹ nhàng tránh gây đứt nhau, xây sát niêm mạc tử cung con nái. Những người trực tiếp đỡ đẻ và can thiệp đẻ khó phải cắt móng tay, nếu để móng tay dài có thể làm tổn thương lợn con mới sinh, khi can thiệp đẻ khó có thể làm xây sát niêm mạc tử cung lợn nái.

4.6. Kết quả thực hiện các thao tác trên lợn con tại cơ sở

Trong quá trình thực tập em đã được làm và thực hiện các thao tác cơ bản trên lợn con được thể hiện qua bảng 4.10:

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn bảy tuân, huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)