trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi.
Pháp luật hiện hành về bảo hiểm tiền gửi không quy định cơ quan nào hay tổ chức nào sẽ có trách nhiệm xem xét, giải quyết khi xảy ra các tranh chấp về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo hiểm tiền gửi. Trên thực tế, không phải hoạt động nào cũng sẽ diễn ra suôn sẻ, do đó pháp luật điều chỉnh ở bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào cũng đều phải dự đoán tất cả các tình huống mà trên thực tế có thể phát sinh. Trong bảo hiểm tiền gửi có thể có những tranh chấp xảy ra giữa bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi ... nếu pháp luật về bảo hiểm tiền gửi không quy định cơ quan nào sẽ có
trách nhiệm giải quyết các tranh chấp thì đây sẽ là một thiếu sót rất lớn trong quá trình lập pháp về bảo hiểm tiền gửi. Do đó, cần bổ sung vào Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 về bảo hiểm tiền gửi các quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi trong đó cần xác định rõ tổ chức nào có trách nhiệm xem xét, giải quyết khi xảy ra tranh chấp về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo hiểm tiền gửi. Đồng thời cần phân loại rõ các loại tranh chấp và thủ tục giải quyết các loại tranh chấp này, cụ thể là các tranh chấp về quan hệ hành chính thì sẽ được giải quyết theo thủ tục hànhchính, còn các tranh chấp về quan hệ dân sự sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Kết luận
Hoàn thiện các văn bản pháp luật và thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là một hướng đi đúng đắn, góp phần khắc phục rủi ro trong hoạt động Ngân hàng và duy trì sự phát triển ổn định của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, góp phần cơ bản tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng hơn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Trên cơ sở đó, tạo hành lang pháp lý ổn định nhằm khai thác tốt nguồn vốn không chỉ từ nội lực trong nước mà còn kêu gọi được các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư vào Việt Nam; tạo tâm lý và lòng tin cho người gửi tiền và hệ thống ngân hàng, giúp cho việc huy động vốn dài hạn vào hệ thống ngân hàng, để có nguồn vốn ổn định trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn, góp phần thực hiện tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế.
Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi là pháp luật điều chỉnh một hoạt động rất mới đối với Việt Nam. Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi cho phù hợp với hoàn cảnh ở Việt Nam không phải đơn giản do chưa có một khuôn mẫu chuẩn mực cụ thể nào của Thế giới cho việc vận dụng có hiệu quả vào các nước. Bởi vậy những vấn đề khiếm khuyết của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi
hiện nay là không thể tránh. Hy vọng rằng, sự tham khảo kinh nghiệm ban hành pháp luật và thực tiễn áp dụng của các nước sẽ hỗ trợ cho Việt Nam hoàn thiện Pháp luật đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mở cửa và hội nhập quốc tế.
Với thực trạng pháp luật về bảo hiểm tiền gửi được nêu tại chương 2, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi đã trở thành nhu cầu tất yêu khách quan và bức xúc đối với việc phòng ngừa và chống các rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm tiền gửi đồng bộ, thống nhất trong tổng thể pháp luật quy định về biện pháp bảo đảm cho sự phát triển an toàn, lành mạnh đối với thị trường tài chính, đồng thời tạo sự ổn định, an toàn cho hoạt động ngân hàng là mục tiêu đề ra của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới đất nước.
Tài liệu tham khảo
1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX- Đảng cộng sản Việt Nam 2001, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.197.
2. Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995. 3. Luật các tổ chức tín dụng năm 1997; Luật sửa đổi bổ sung một số điều
Luật các tổ chức tín dụng năm 2004. 4. Luật phá sản 2004.
5. Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi.
6. Quyết định 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tướng Chính Phủ về thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
7. Quyết định 75/2000/QĐ-TTg ngày 28/06/2000 của Thủ tướng Chính Phủ về ban hành Điều lệ tổ chức hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. 8. Quyết định 145/2000/QĐ-TTg ngày 19/12/2000 của Thủ tướng Chính
Phủ về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
9. Quyết định 1077/2001/QĐ-NHNN ngày 27/08/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc sửa đổi Thông tư số 03/2000/QĐ-NHNN ngày 16/03/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi.
10. Quyết định 215/1998/QĐ-NHNN ngày 26/03/1998 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành Quy chế kiểm soát Tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam.
11. Quyết định 1071/2002/QĐ-NHNN ngày 2/10/2002 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và Tổ chức tín dụng
12. Quyết định 1248/2002/QĐ-NHNN ngày 21/11/2002 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và Tổ chức tín dụng, ban hành kèm theo Quyết định số 215/1998/QĐ-NHNN ngày 26/03/1998 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành Quy chế kiểm soát Tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam.
13. Quyết định 615/2003/QĐ-NHNN ngày 16/06/2003 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành Quy chế thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân và việc thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
14. Quyết định số 497/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành hệ thống tài khoản kế toán của các Tổ chức tín dụng.
15. Thông tư 03/2000/QĐ-NHNN ngày 16/03/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi.
16. Thông tư số 12/2003/QĐ-NHNN ngày 13/12/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 03/2000/QĐ-NHNN ngày 16/03/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi.
17. Từ đIển thương mại Oxford (Oxford Dictionary of Bussiness English) NXB của Trường Đại học Oxford xuất bản năm 1996.
18. Nghị định 109/2005/ NĐ-CP ngày 24/08/2005 về việc sửa đổi một số đIều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi.
19. Tạp chí Ngân hàng số 3 năm 2006. tr58, Quy định mới về bảo hiểm tiền gửi phù hợp với thực tiễn Việt Nam và tiến dần tới thông lệ quốc tế (Doãn Mậu Kế).
20. Tạp chí Ngân hàng số 4 năm 2006, tr 59 ( Tăng cường bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền).
21. Tác giả Laven L, 2002 Cơ chế vận hành bảo hiểm tiền gửi, WB; Báo cáo thường niên của hoạt động bảo hiểm tiền gửi của Philipin 2002.
22. 5 năm xây dựng và trưởng thành 6/2005.
23. Tác giả Gillian G.H. Garcia 2000, Bảo hiểm tiền gửi thực tế và những định chế phù hợp, Chuyên gia tư vấn của quỹ tiền tệ quốc tế IMF, tr3.
24. Tác giả Choi J.B (2000)- Cơ cấu của những hệ thống bảo hiểm tiền gửi ở Châu Á.
25. Báo cáo thường niên của hoạt động bảo hiểm tiền gửi của Philipin 2002.
26. Tác giả Garci G.G.H (2001) Để có một hệ thống bảo hiểm tiền gửi ngân hàng hoạt động có hiệu quả tr.10.
27. Tác giả Kuritzkes A. (2002). bảo hiểm tiền gửi và quản lý rủi ro của hệ thống ngân hàng Mỹ, tr.59.
28. Tác giả Gillian G.H. Garcia (2000). Bảo hiểm tiền gửi thực tế và những chế định phù hợp, Chuyên gia tư vấn của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF.
29. Kunt D.A and Sobaci.T (2000). Khảo sát hoạt động bảo hiểm tiền gửi của một số nước trên Thế Giới, do ngân hàng thế giới tổ chức (WB).
30. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2004). báo cáo kết quả 3 năm hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
31. Tác giả Carl Johan Lindgren và Gilian Garcia. Quỹ tiền tệ quốc tế (1996). Bảo hiểm tiền gửi và quản lý khủng hoảng.
32. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (1999). Đề án thành lập Công ty Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
33. Trường đại học tài chính kế toán Hà Nội (1999). Giáo trình bảo hiểm, Nhà xuất bản tài chính .
34. Tạp chí Ngân hàng số 1+2 năm 2006, tr 97.