Một số giải pháp trong công tác xây dựng đội ngũ nhằm nâng cao chất

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP TRONG CÔNG tác xây DỰNG đội NGŨ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục ở TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 25)

3 .Tính mới và kết quả dự kiến đạt được

4. Một số giải pháp trong công tác xây dựng đội ngũ nhằm nâng cao chất

lượng giáo dục ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giai đoạn hiện nay

4.1. Đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ quản lý của cấp ủy, ban giám hiệu nhà trường

Một trong những nội dung quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là sự nêu gương của các cán bộ lãnh đạo, quản lý trước giáo viên, học sinh và nhân dân. Trước hết phải chú ý xây dựng văn hóa chính trị từ trong Cấp ủy, Ban giám hiệu và người đứng đầu trong các tổ chức. Hành động của người đứng đầu, của cán bộ lãnh đạo, quản lý sẽ trở thành mẫu hình để giáo viên và học sinh noi theo. Nêu gương cũng phù hợp với truyền thống văn hóa phương Đông nói chung, truyền thông văn hóa Việt Nam nói riêng. Nêu gương phải thực sự trở thành một nội dung quan trọng trong phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, ban giám hiệu.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 khóa XII đã ban hành Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng cũng nhấn mạnh sự cần thiết phài: “Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, trước hết là các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Đảng viên phải tự giác nêu gương để khẳng định vị trí lãnh đạo, vai trò tiên phong, gương mẫu, tạo sự lan tỏa, thúc đẩy các phong hào cách mạng”. Để thực hiện chủ trương này cần phải nâng cao nhận thức về trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý, để mọi người đều thấy rằng

nêu gương là trách nhiệm, bổn phận và đạo lý của người cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảng viên. Phải làm cho mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý , đảng viên thay rõ bổn phận, trách nhiệm của mình, luôn vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức; đấu tranh có hiệu quả với mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu, cơ hội, cục bộ, bè phái, mất đoàn kết nội bộ. Nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng suốt đời, thường xuyên “tự soi”, “tự sửa” và nêu cao danh dự, lòng tự trọng của người đảng viên.

Bên cạnh đó, cần triển khai đồng bộ Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch 03-KH/TW của Ban Bí thư về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tiếp tục công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, chống “lợi ích nhóm”, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, nói không đi đôi với làm trong cán bộ, giáo viên nhà trường.

Mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý và giáo viên thực hiện tốt “ mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo ”. Giáo viên luôn là yếu tố then chốt của mọi nền giáo dục, mọi cơ sở giáo dục. “Không thầy đố mày làm nên”, vị trí của người thầy chưa bao giờ mất đi ý nghĩa và vai trò của nó dù công nghệ thông tin có phát triển hiện đại đến đâu, con người có nhiều phương tiện hiện đại và tiện ích cho học tập, song không bao giờ tất cả những thứ đó có thể

thay thế người thầy. Người Mỹ cũng có câu nói “Nếu bạn giáo dục một cậu bé,

bạn được một cá nhân. Nếu bạn giáo dục một cô gái, bạn giáo dục được cả gia

đình và nếu bạn là một giáo viên, bạn giáo dục cả cộng đồng”. Bởi vậy, đội ngũ

cán bộ lãnh đạo, quản lý và giáo viên là nguồn lực quyết định đến sự phát triển của nhà trường, là chủ thể chịu trách nhiệm tạo ra sản phẩm người học là “những con người như thế nào” của một nhà trường. Mỗi giáo viên của nhà trường phải là tấm gương tốt cho học sinh noi theo, phải xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy và trò một cách đúng mực, nghiêm túc, thân mật, giản dị và chân thành. Người giáo viên phải xác định đúng vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với việc dạy chữ và dạy người, có ý thức trau dồi chuyên môn, làm cho học sinh thấy được

cái hay, cái đẹp trong kiến thức được lĩnh hội, truyền cho các em niềm say mê về nghề nghiệp, phát huy tính tích cực, tự giác làm cho các em trân trọng, yêu quý nghề của mình lựa chọn.

4.2. Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên đảm bảo yêu cầu cả về số lượng và chất lượng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, tâm huyết, năng động, sáng tạo, có khả năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục một cách hiệu quả, được tín nhiệm cao trong đơn vị, đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghệ 4.0 . Cụ thể:

- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường: 100% có trình độ chuyên

môn từ Thạc sĩ trở lên; 100% được đánh giá từ mức khá trở lên theo chuẩn Hiệu trưởng; 50% là cán bộ quản lý cốt cán của Tỉnh.

- Đối với đội ngũ giáo viên nhà trường: Đủ số lượng giáo viên theo môn

học/hoạt động giáo dục để thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; trên 70% giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn, tiến hành roát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, xây dựng đề án việc làm theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII nhằm đảm bảo số lượng, cân đối về cơ cấu và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực làm việc như 100% giáo viên đạt trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam, có ít nhất 30% đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1), 100% giáo viên giảng dạy tiếng Anh đạt trình độ bậc 4 (B2), 50% giáo viên có trình độ đảm nhận giảng dạy các môn Toán học, Tin học. Vật lý, Hóa học, Sinh học bằng tiếng Anh; 100% cán bộ quản lý, giáo viên biết ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác quản lý, hoạt động day-học đạt chuẩn kĩ năng sử dụng Công nghệ thông tin cơ bản, 30% giáo viên đạt chuẩn kĩ năng sử dụng Công nghệ thông tin nâng cao, riêng giáo viên giảng dạy Tin học đạt 100%.

4.3 Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

- Cùng với lý luận Mác-Lênin, cần trang bị các tri thức về chính trị học và khoa học lãnh đạo, quản lý hiện đại; truyền bá các giá trị văn hóa chính trị truyền thống của dân tộc, giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý; nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng phù họp với điều kiện mới và truyền thống văn hóa của dân tộc để làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng và rèn luyện, tự điều chỉnh hành vi ứng xử của bản thân trong công việc hàng ngày.

- Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên nhà trường tham gia các lớp tập huấn ngắn, dài hạn tại các cơ sở giáo dục có uy tín; cử giáo viên giảng dạy các môn ngoại ngữ đi tập huấn, đào tại tại các nước bản địa và các nước sử dụng ngôn ngữ đó tương ứng.

- Tham mưu cho ngành, tỉnh xây dựng quy chế tuyển dụng phù hợp với đặc thù của trường tiên tiến, có chính sách đặc thù, chế độ thu hút, đãi ngộ người tài nhằm thu hút các giáo viên giỏi tại các đơn vị giáo dục trong toàn tỉnh, các sinh viên giỏi về công tác tại Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng; xây dựng chiến lược bồi dưỡng đội ngũ, đảm bảo tính kế thừa, tiếp nối giữa các thế hệ nhằm giảm thiểu tối đa sự khủng hoảng nhân sự do các yếu tố khách quan và chủ quan. - Liên kết, cộng sự với đội ngũ các chuyên gia chất lượng cao trong và ngoài nước tham gia giảng dạy và hỗ trợ chuyên môn ở các nội dung chương trình chuyên, chương trình nâng cao, chương trình quốc tế; phối hợp và kết hợp với các cá nhân, tổ chức văn hóa có uy tín như các nghệ nhân, nghệ sỹ tiêu biểu , các lĩnh vực truyền thông, hội họa, âm nhạc, dân gian… hay các doanh nhân để hỗ trợ các hoạt động trải nghiệm dạy học gắn với đời sống xã hội, nhu cầu sản suất.

- Thành lập các hội đồng tư vấn bao gồm các cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường, các chuyên gia trong và ngoài ngành giáo dục có kỹ năng tư vấn

giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về tâm lý, nghề nghiệp tương lai, sức khỏa giới tính, phương pháp học và tự học để không ngừng phát triển và hoàn thiện phẩm chất, năng lực bản thân.

4.4 Không ngừng đổi mới công tác quản lý, phương pháp giảng dạy và kiểm

tra đánh giá

4.4.1. Công tác quản lý của lãnh đạo nhà trường

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng trường theo qui định của điều lệ THPT. Ban lãnh đạo có sự phân công, phân nhiệm vụ cụ thể, hợp lý; phát huy tinh thần trách nhiệm, tự chủ và sự sáng tạo của từng thành viên; đoàn kết nhất trí cao, có tinh thần cộng sự trên nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Lãnh đạo nhà trường phải căn cứ vào hướng dẫn của ngành, của Tỉnh, Điều lệ trường THPT và các chủ trương của cấp trên, Nghị quyết của Chi bộ, để xây dựng kế hoạch một cách chủ động, phù hợp với từng giai đoạn, nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

4.4.2.. Công tác quản lý của tổ - nhóm chuyên môn

- Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Động viên, tạo điều kiện nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, sự tự chủ và năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ tổ, nhóm chuyên môn.

- Tổ trưởng, tổ phó chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục của từng môn học, hoạt động giáo dục theo Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từng năm học, trong đó tập trung vào các nội dung:

+ Rà soát nội dung sách giáo khoa, tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần thiết; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục; bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu. Kết quả rà soát, điều chỉnh, bổ sung được thống nhất

trong tổ-nhóm chuyên môn, thể hiện bằng văn bản, có sự đối chiếu hàng năm sau khi đã đánh giá, rút kinh nghiệm và được sự đồng ý của Hiệu trưởng.

+ Sắp xếp các nội dung dạy học trong từng môn học thành các chủ đề nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.

+ Các tổ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá cho từng môn, lớp, thống nhất khung thời gian có số lần kiểm tra thường xuyên tối thiểu, hình thức cho các bài kiểm tra định kỳ. Tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng phụ trách môn phải chịu trách nhiệm về chất lượng tất cả các đề thi, các đề thi phải đảm báo bám sát ma trận, mục tiêu, tính chất của kỳ thi.

4.4.3. Đổi mới phương pháp giảng dạy

- Thay thế cho phương pháp giảng dạy truyền thống trước đây, người cán bộ quản lý phải tăng cường chỉ đạo và mỗi giáo viên của nhà trường phải không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, phải dạy cho học sinh biết tư duy, biết phương pháp học tập, xây dựng ý thức tự học, tạo nhu cầu học tập từ bản thân các em.

- Dạy cho học sinh theo hướng phát huy và bồi đắp năng lực của các em, khích lệ tư duy sáng tạo, học sinh chủ động lĩnh hội, hứng thú làm chủ kiến thức, có ý thức trau dồi ngoại ngữ và kỹ năng sống.

- Giáo viên phân loại học sinh để xây dựng chương trình, đưa ra phương pháp phù hợp với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu (đối với môn chuyên) và đào tạo đại trà nhằm phát triển tối đa năng lực của từng học sinh một cách toàn diện nhất.

- Giáo viên phát hiện năng khiếu của học sinh thông qua các giờ học chính khóa, truyền cảm hứng và khích lệ, trao đổi, tư vấn; đồng thời phối hợp với phụ huynh để các em tham gia các lớp tập huấn, các câu lạc bộ của nhà trường, tập dượt nghiên cứu khoa học nhằm phát triển tối đa năng khiếu, tài năng của các em.

- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, tổ chức ôn tập, hoàn thiện kỹ năng và phương pháp làm bài, viết tiểu luận, làm bài tập lớn…

- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tham quan các di tích lịch sử, cơ sở sản xuất công nghệ cao, các điển hình tiên tiên tiến, làng nghề tiêu biểu…

- Xây dựng và sử dụng, khai thác thư viện, thư viện điện tử; củng cố thói quen đọc sách, tìm hiểu kiến thức thông qua trường học kết nối, các kênh truyền hình giáo dục…

- Xây dựng và hoàn thiện các diễn đàn mạng của nhà trường để cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trao đổi, thảo luận các vấn đề về kiến thức, kĩ năng sống, văn hóa học đường hay các ý tưởng phù hợp với nhu cầu tiếp nhận kiến thức và xu thế hòa nhập giáo dục tiên tiến trong khu vực và quốc tế, công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu đặc biệt.

- Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn như tăng cường thảo luận, xây dựng bài dạy theo yêu cầu đổi mới lấy người học làm trung tâm, tổ chức hội thảo, chuyên đề dạy học môn chuyên, liên môn, tích hợp, bồi dưỡng giáo viên, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; thảo luận, trao đổi sáng kiến kinh nghiệm, sáng tạo trong dạy học.

- Tăng cường công tác kết nối, giao lưu học hỏi chuyên môn cụm trường, khu vực. Khuyến khích giáo viên, cá bộ quản lý viết sáng kiến kinh nghiệm, viết bài cho các hội thảo, nghiên cứu khao học, cộng tác viên cho các tạp chí chuyên ngành có uy tín, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào quản lý và giảng dạy, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà dịch covid-19 vẫn còn.

4.4.4 Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá

- Đánh giá hoạt động, sự tiến bộ và kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục theo từng môn học và hoạt động giáo dục, đánh giá theo yêu cầu của các môn chuyên. Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực chung, sự hình thành và phát triển phẩm chất

của học sinh như tình yêu gia đình, bạn bè, quê hương, đất nước, sự tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm, tư chủ hay tính kỉ luật, trung thực.

- Tăng cường các hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực, tư duy của học sinh; chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả các học sinh theo 04 mức độ yêu cầu là: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

- Kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học giáo dục và đánh giá cuối kì, cuối năm học; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và nhận xét góp ý lẫn nhau của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh, đánh giá của cộng đồng.

- Chấm bài kiểm tra cho học sinh phải có nhận xét, hướng dẫn, sửa sai.

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP TRONG CÔNG tác xây DỰNG đội NGŨ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục ở TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)