THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu SKKN PHÁT TRIỂN NĂNG lực số CHO học SINH THÔNG QUA dạy học CHỦ đề bảo vệ cây TRỒNG và môi TRƯỜNG (Trang 31 - 35)

32 - Kiểm nghiệm tính khả thi và đánh giá hiệu quả của đề tài khi áp dụng vào quá trình giảng dạy ở trường THPT.

- Khẳng định hướng đi đúng đắn của đề tài.

2. Đối tượng, thời gian thực nghiệm.

Tôi lựa chọn cặp TN, ĐC tương đương nhau về số lượng và chất lượng học tập. Lớp TN là lớp 10C4 sĩ số 43, lớp ĐC là lớp 10C7 sĩ số 44 cả 2 lớp đều thuộc trường THPT Anh Sơn 3, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

3. Nội dung thực nghiệm

Tôi đã dựa vào điểm tuyển sinh đầu vào năm lớp 10 chọn ra 2 lớp có chất lượng học và số lượng HS tương đương nhau, sau đó chọn 1 lớp TN, 1 lớp ĐC.

Tôi đã áp dụng đề tài này cho lớp TN, cịn lớp ĐC tơi vẫn dạy theo giáo án không áp dụng chuyển đổi số. Trong q trình áp dụng đề tài tơi tổ chức cho HS quan sát, đánh giá, tự đánh giá, tôi đánh giá học sinh qua các phiếu đánh giá, qua quan sát, qua phỏng vấn…để đánh giá sự phát triển NL số của các em.

Tôi biên soạn đề kiểm tra, tổ chức kiểm tra, đánh giá qua quan sát sau khi tổ chức dạy học để đánh giá chất lượng học tập của lớp TN và ĐC.

GV chuyển link vào nhóm Zalo lớp, hướng dẫn học sinh sử dụng , yêu cầu HS truy cập Link Azota https://azota.vn/de-thi/dak6ij làm bài tập luyện tập theo thời gian quy định trong đề.

Tiến hành xử lí kết quả học tập của học sinh lớp TN, lớp ĐC để rút ra kết luận cần thiết.

4. Kết quả thực nghiệm

Qua việc trao đổi, thăm dị ý kiến các em HS tơi thấy các em rất hứng thú với cách dạy học áp dụng chuyển đổi số. Qua đó, hình thành cho các em các kỹ năng có bản.

Ý kiến một số em:

Em Nguyễn Thị Phương - HS lớp 10C4 có ý kiến “ Thơng qua cách học này, em thấy việc làm việc nhóm hiệu quả, mỗi bạn có thể khai thác được các tài liệu từ internet. Chúng em đã tự tạo ra được các sản phẩm số và đăng lên Youtube. Em rất thích.”.

Em Trần Thị Thu Hương - HS lớp 10C4 phát biểu: “ Sau những tiết học như thế này chúng em nắm kiến thức tốt hơn vì được tự mình khám phá, tìm hiểu. Chúng em u thích mơn học hơn. Đồng thời, thơng qua hoạt đông học tập chúng em đã thiết kế được các bài báo cáo, sản phẩm của các nhóm. Chúng em cũng biết vận dụng công nghệ thông tin, mạng internet để tìm kiếm và xử lý tài liệu học tập.”.

33 Sau khi thực hiện dạy học ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng chúng tôi đã cho học sinh làm một bài kiểm tra khảo sát chất lượng về các nội dung liên quan đến kiến thức chủ đề "Bảo vệ cây trồng và mơi trường" với hình thức trắc nghiệm khách quan (Phụ lục). Kết quả như sau:

Nội

dung Đối tượng Sĩ số Loại giỏi

(8→10) Loại khá (6.5→7.5) Loại TB (5→6) Loại yếu (0→5) 10C4 Thực nghiệm 43 26 15 2 0 Tỷ lệ 100% 60,1% 34,9% 5% 0% 10C7 Đối chứng 44 17 12 14 1 Tỷ lệ 100% 38,6% 27,3% 31,8% 2,3% Nhận xét:

- Thống kê trên cho thấy việc thử nghiệm thu được kết quả tương đối tốt với 100% bài kiểm tra của các lớp thực nghiệm có kết quả ≥ 5 điểm. Kết quả trên cho phép khẳng định rằng:

+ Dạy học chuyển đổi cho kết quả trung bình tương đối tốt, điều này phần nào chứng tỏ khả năng lớn để có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy.

+ Với hình thức tổ chức dạy học mới này, học sinh đã chủ động tích lũy kiến thức, tham gia thu thập thông tin, tư liệu qua hoạt động trải nghiệm tại gia đình và địa phương, phối hợp với nhau trong hoạt động nhóm để tạo ra các sản phẩm, do đó kiến thức sẽ được ghi nhớ tốt, đồng thời phát triển kỹ năng tìm kiếm tài liệu và khai thác tốt hơn các nguồn thông tin.

+ Vận dung dạy học chuyển đổi số khuyến khích học sinh tự học, tự tích lũy kiến thức và phát huy kỹ năng trình bày ý kiến cũng như kỹ năng trình bày vấn đề trước đám đông. Kỹ năng sử dụng công nghệ thơng tin của học sinh đã được nâng lên, hình thức bài báo cáo đã được các nhóm đầu tư rất cơng phu như việc sử dụng các hiệu ứng của Powerpoint với các nội dung lý thuyết, các hình ảnh.

- Sự chênh lệch ở tỷ lệ học sinh đạt điểm >8 ở 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng (nhóm thực nghiệm có tỷ lệ cao hơn hẳn nhóm đối chứng) cho thấy hiệu quả mà hình thức học tập mới mang lại, giúp các học sinh khá hiểu sâu sắc kiến thức bài học thông qua việc tự nghiên cứu tìm hiểu của các em.

- Tuy nhiên, trong thực tế không phải tất cả các học sinh trong nhóm đều có đóng góp như nhau trong nhiệm vụ của nhóm, điều này khiến các học sinh thu được những kiến thức chưa đồng đều sau hoạt động học tập.

34 Trong quá trình xây dựng và thực hiện đề tài tôi nhận thấy đề tài đã góp phần tạo cơ hội cho các em được thỏa sức sáng tạo (trong việc phân nhóm, xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm, phân cơng cơng việc cho các thành viên trong nhóm, trải nghiệm thực tế, tìm kiếm và xử lý thông tin, soạn bài báo cáo, tạo sản phẩm số) và hợp tác với nhau để thực hiện các nhiệm vụ của nhóm ở các thời điểm trước, trong và sau quá trình học tập chủ đề. Tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, tạo ra các sản phẩm học tập phong phú. Đặc biệt các em hình thành được các phẩm chất và năng lực cốt lõi của người học sinh, trong đó các năng lực số được hình thành.

6. Bài học kinh nghiệm

- GV cần có kế hoạch tổ chức, chia nhóm một cách khoa học và giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm, phải kiểm tra thường xun cơng tác chuẩn bị, cơng tác thực hiện của nhóm để đơn đốc các nhóm hồn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Giáo viên gợi ý sản phẩm cần đạt để HS hoàn thành theo nhiệm vụ.

- Để tạo sự hào hứng và ghi nhận sự đóng góp của các em một cách chính xác, giáo viên phải đánh giá toàn diện và khách quan, đánh giá cả quá trình, cả nội dung lẫn hình thức, cả ý thức và thái độ; đồng thời, có các biện pháp động viên kịp thời cho các em có ý tưởng sáng tạo.

- Để tổ chức thành cơng dạy học chuyển đổi số cần có sự chuẩn bị về cơ sở vật chất của nhà trường, sự nổ lực của mỗi bản thân GV và sự sáng tạo, tìm tịi của mỗi HS. Vì vậy, cơng tác chuẩn bị của GV trực tiếp tổ chức là yếu tố quan trọng quyết định thành công.

35

Một phần của tài liệu SKKN PHÁT TRIỂN NĂNG lực số CHO học SINH THÔNG QUA dạy học CHỦ đề bảo vệ cây TRỒNG và môi TRƯỜNG (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)