Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.4. Kết quả và xử lí kết quả thực nghiệm
3.4.3. Thực trạng HS sau khi tham gia học tập chủ đề STEM
Sau quá trình thực nghiệm, để thấy được hiệu quả của việc tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM, chúng tôi đã thiết kế 01 phiếu điều tra (Xem Phụ lục 1.2) và tiến hành điều tra 40 HS lớp TN. Phiếu hỏi gồm 9 câu hỏi nhằm xác định thái độ hứng thú học tập của HS khi được học theo định hướng giáo dục STEM qua chủ đề “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV” (Sinh học 10). Kết quả khảo sát được thể hiện trong Hình 3.4 sau đây:
Hình 3.4. Kết quả khảo sát thái độ hứng thú học tập của HS sau khi được học theo định hướng giáo dục STEM
Từ hình 3.4 cho thấy trên 68% HS rất đồng ý hoặc đồng ý rằng dạy học theo định hướng giáo dục STEM giúp HS làm quen với các hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học, nâng cao kĩ năng giao tiếp và hợp tác với đồng đội, các em được thực hành nhiều hơn, hiểu bài và biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, các em được phát triển tư duy giải quyết vấn đề và sáng tạo. Và thông qua các hoạt
động học tập STEM, các em thấy yêu thích học môn Sinh học hơn và muốn tiếp tục được học môn Sinh học theo định hướng giáo dục STEM.
Kết luận chương 3
Thông qua kết quả thực nghiệm sư phạm cho chúng ta thấy việc tổ chức dạy học chủ đề STEM môn Sinh học nói chung và trong dạy học chủ đề “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV” (Sinh học 10) nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển NL cho HS. Việc vận dụng dạy học STEM vào dạy học Sinh học không những góp phần phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức, nâng cao ý thức chủ động sáng tạo trong học tập mà còn tác động tích cực đến khả năng hình thành các NL cho HS , đặc biệt là NL NCKH, giúp học sinh biết sử dụng hệ thống lí thuyết, phương pháp nghiên cứu thích hợp để xem xét và giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học.
Từ kết quả thực nghiệm sư phạm có thể khẳng định giả thuyết khoa học mà đề tài đề ra là đúng đắn, hiệu quả và có tính khả khả thi cao, đồng thời đã phát triển được NL của HS phù hợp với môi trường học tập.