Thực nghiệm qua khảo sát trải nghiệm sáng tạo

Một phần của tài liệu SKKN vận dụng văn bản chiếc thuyền ngoài xa vào hoạt động hỗ trợ, tư vấn tâm lí học đường cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông (Trang 26 - 47)

2. Khả năng vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa vào hoạt động hỗ trợ, tư

2.4. Kết quả thực nghiệm

2.4.2. Thực nghiệm qua khảo sát trải nghiệm sáng tạo

Trong quá trình tiến hành thực nghiệm, điều chúng tôi mong muốn nhất là học sinh cởi mở hơn, có thể chia sẻ những khó khăn, trở ngại tâm lí mà mình đang gặp phải trong học tập, giao tiếp, gia đình…hoặc thể nghiệm khả năng của mình trong sáng tạo văn chương. Để tiện cho học sinh trong quá trình chia sẻ, chúng tôi đưa ra hai định hướng để các em có thể lựa chọn.

1. Hộp thư tâm tình/Nhật kí tuổi 18/Tôi nghĩ 2. Viết tiếp đoạn kết truyện Chiếc thuyền ngoài xa

Khảo sát trên tổng số 45 học sinh, chúng tôi nhận được 10 bài viết (23,2%) dạng nhật kí, viết thư. Trong 10 bài viết ấy, có 2 bài chia sẻ cảm xúc đối với những người

26 bạn gặp khó khăn trong cuộc sống, 8 bài giãi bày những vướng mắc tâm lí của riêng mình. Điều này cũng có nghĩa là rất ít các em may mắn có được cuộc sống gia đình ấm êm hoặc tâm lí vững vàng, cách suy nghĩ sáng suốt đối với các vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Viết ra được những chia sẻ đó có nghĩa là các em đã tìm được một cách để giải tỏa. Chúng tôi đặc biệt ấn tượng với nội dung của một bài viết (xin không trích dẫn ra đây để đảm bảo tính bảo mật và tôn trọng quyền riêng tư của tác giả). Em đã chia sẻ bản thân là một đứa trẻ mồ côi sống với ông bà ngoại đã già yếu. Ngoài việc học, em còn đi rửa bát thuê cho các quán cơm vào lúc rảnh rỗi để phụ giúp ông bà trang trải cuộc sống. Em học khá tốt các môn toán, hóa, sinh. Em mơ ước sẽ thi Đại học Y Hà Nội để trở thành bác sĩ. Nhưng rồi, em đã lựa chọn chuyển sang lớp 12D1 vào năm lớp 12. Bước ngoặt đột ngột khiến bạn bè ngỡ ngàng, thầy cô nuối tiếc là kết quả của một quá trình đấu tranh và lựa chọn của em. Biết rằng ông bà đã già, không đủ sức để nuôi mình 6 năm trời học đại học, em đã chọn thi vào khoa Tâm lí của Đại học khoa học xã hội nhân văn quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Em viết rằng, học xong khoa này, em sẽ tìm cách thi, học tiếp để trở thành bác sĩ tâm lí. Không có bất cứ một tư vấn, hỗ trợ nào cho học sinh này, em đã tự trưởng thành và có những lựa chọn mà bản thân chúng tôi cũng chưa kịp hình dung. Là người tư vấn hỗ trợ, thật vui mừng và xúc động. Tuy nhiên, còn rất nhiều những học sinh lớp 12 không thể tự giải quyết những vấn đề của mình. Vì vậy, công việc tư vấn, hỗ trợ cần phải tiếp tục, và cần thực hiện có hiệu quả hơn nữa.

Chỉ có 2 (4,6%) trong số 45 học sinh lựa chọn kể chuyện. Đây là những học sinh thực sự có đam mê với công việc sáng tạo. Yêu thích công việc này cũng đồng nghĩa với cái em sẽ có sự trải nghiệm nhiều hơn trong cuộc sống. Câu chuyện tương lai của gia đình Phác dưới góc nhìn của học sinh khá thú vị, xin chia sẻ ở đây và không bình luận gì thêm.

Đề bài: Viết tiếp đoạn kết truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”

Câu chuyện thứ nhất

Những tấm ảnh tôi mang về sau chuyến đi thực tế đáng nhớ ấy khiến trưởng phòng rất hài lòng. Một trong số đó đã được chọn đưa vào bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển năm ấy.

Bức ảnh không chỉ gây ấn tượng mạnh trong phạm vi khuôn khổ bộ lịch. Mà mãi mãi về sau nó được treo ở rất nhiều nơi khác. Một cảnh “đắt” trời cho, ví như một bức tàu của một danh họa thời cổ. Ánh hồng hồng của mặt trời chiếu vào bầu trời sương mù trắng như sữa, hài hòa đường nét đèn ánh sáng. Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh cái phút giây đó – tôi bối rối, choáng ngợp trước vẻ đẹp toàn bích. Bởi chính bức ảnh bắt chụp được khoảnh khắc đắt giá trọn vẹn nên những người sành nghệ thuật lại yêu thích hơn cả. Đang sống sống lại những phút giây hạnh phúc tràn ngập tâm hồn thì dòng hồi tưởng của tôi khững lại, nỗi buồn man mác chen chúc chiếm chỗ hồi ức về cái tuyệt đỉnh của ngoại cảnh. Bức ảnh đen trắng thôi nhưng càng ngắm nghía càng gợi suy tư, bóng dáng người đàn bà hang chài năm ấy vấn

27

vương đâu đây… Kể ra cũng lâu lắm rồi tôi chưa về thăm Đẩu, chưa về lại cái vùng biển từng là chiến trường cũ, không biết là gia đình hàng chài đó bây giờ ra sao. Những kỉ niệm quá khứ ùa về dồn dập trỗi dậy sự tò mò trong tôi về hiện thực làng chài ven biển bây giờ ra sao. Không chần chừ, tôi thu dọn hành lí và trở về thăm mảnh đất kí ức sau 15 năm. Tất cả đều được tôi quyết định rất nhanh chóng để thỏa cái tò mò đang hừng hực bên trong.

Sau một hành trình dài, chiếc xe ô tô lưu chuyển đã dừng bánh. Tôi bước xuống, cái mặn chát của biển cả phả vào mặt liền. Đúng là nó rồi… cái cảm giác chân thực khi đứng bên bờ biển bấy lâu rồi tôi nhớ đến. Đẩu ra đón tôi, tay bắt mặt mừng, ríu rít hỏi han sức khỏe ông bạn già sau bao ngày xa cách. Ông bạn mời tôi về nhà chơi, nghỉ ngơi tại đó tròn mấy ngày ở đây. Chúng tôi cùng đi về sắp xếp hành lí rồi sau đó Đẩu đưa tôi đi tham quan cảnh vật và con người nơi đây đã thay đổi như thế nào sau một khoảng thời gian dài.

Chân trần bước đi trên cát biển, tôi muốn sống dậy một thời kí ức đi săn ảnh khổ cực, chán nản… vậy mà đáng nhớ lắm. Chiếc xe tăng hỏng vẫn nằm đó như một chứng tích lịch sử, tôi ngồi xuống, tự mình vào chiếc xe tăng rồi nhìn xa xa ra bờ biển: có một chiếc thuyền hướng thẳng vào chỗ tôi ngồi. Sau 15 năm, tôi bắt gặp chính xác khoảnh khắc mà từng xuất hiện trước đây, cũng bên chiếc xe tăng, cũng ngắm biển và cũng nhìn thấy một con thuyền. Tim bỗng đập nhanh, dòng hồi tưởng về ngày đó hiện về… tôi sợ…sợ lắm sẽ có một vụ đánh đập xảy ra tiếp. Hai tay vô thức đưa lên dụi mắt nhiều lần để nhìn rõ hơn. Thật may, cũng trên chiếc thuyền nhưng nó không nặng bầu không khí u ám mà thay vào đó là tiếng cười trẻ thơ rộn ràng. Đẩu thấy tôi có vẻ chăm chú nhìn, tiếp lời:

- Ông có thấy quen không?

- Quen cái gì?

- Có biết ai đang ngồi bên lũ trẻ không?

- Ừ thì cha lũ trẻ, một người đàn ông làm nghề đánh cá chứ gì?

- Phải đấy! Cái thằng Phác ngỗ ngược năm xưa đấy, bây giờ đứa trẻ ấy làm cha của những đứa trẻ rồi…

Tôi sốc đến nỗi hai con mắt tròn xoe, miệng không khép lại. Đôi chân bỗng nhiên đứng, chạy đến phía con thuyền để hỏi thăm đôi câu:

- Phác! Thằng Phác đúng không! Bác Phùng đây!!!

- Bác Phùng nào đây ạ?

- Hồi xưa, bác có về đây chụp ảnh lịch mày còn nhớ không? Bác còn nằm với mày trên rừng đấy!

- Ôi trời, lâu quá rồi bác ơi… - Thằng bé mừng rỡ nhận ra tôi rồi.

Hai bác cháu gặp nhau thân thiết chuyện trò, không hề có khoảng cách xa lạ ngăn cản cuộc hội thoại. Thật không ngờ cái đứa trẻ ngỗ ngược, cộc cằn, dám nhảy xổ vào để cứu mẹ nó bây giờ lại lớn lên với dáng vẻ đầy trưởng thành đến thế.

28

Trên bãi cát rộng lớn mênh mông, tiếng sóng vỗ về từng đợt vào mạn thuyền, gió mát từng cơn, tôi và thằng bé trò chuyện mê say, “hợp cạ” lắm:

- Thế cha mẹ mày dạo này thế nào rồi?

Thằng bé điềm đạm mỉm cười trả lời khác xa những gì cộc cằn mà tôi nghĩ về nó.

- Cháu bây giờ đã lớn và lập gia đình, các anh chị em cũng trưởng thành hết nên bây giờ tất cả cùng xây cho ông bà căn chòi trên bờ để sống tuổi già rồi. Chưa kịp để phải hỏi tiếp, Phác tiếp lời:

- Cha cháu bây giờ cũng đằm tính rồi, ông ấy không còn nổi nóng đánh vợ con như hồi trước nữa. Hồi xưa nóng tính, cáu bẳn hành hung vợ con có lẽ cũng do áp lực cơm áo gạo tiền, một thân gánh gần chục miếng ăn không thể giải tỏa. Bây giờ khỏe rồi, không phải đi đánh cá nữa, cuộc sống ổn định hơn, mẹ cháu không phải khổ như xưa… nhưng đôi lúc nghĩ lại vẫn thương bà ấy lắm - Giọng Phác hơi nghèn nghẹn.

Thằng Phác bây giờ nó nói chuyện rất trưởng thành, chững chạc. Từng câu từng chữ nó nói thể hiện sự thấu đáo hết thảy mọi sự. Nó lớn lên với ngoại hình rất giống cha nó, quả nhiên đúng như lời người đàn bà nói về con mình; cái thằng con từ tính khí đến mặt mũi giống như lột ra từ cái lão đàn ông hành hạ bà. Tôi cứ nghĩ lớn lên nó sẽ cũng giống như cha nó, sẽ trở thành một người đàn ông mang tính khí thô lỗ, cộc cằn, thích đánh đập. Ngỡ tưởng nó sẽ là một thằng “Chí Phèo con”, là sao y bản chính của cha. Bởi suốt một tuổi thơ dài dằng dặc đến thế, Phác phải chứng kiến cảnh bạo hành, cảnh cha đánh mẹ. Điều đó đã vẽ lên những gam màu xám xịt lên bức tranh tuổi thơ đáng lẽ ra phải tươi sáng sắc màu, nhộn nhịp, rộn ràng như bao đứa trẻ khác. Hành động đã tác động tiêu cực cho đến khi dần định hình và hình thành nhân cách của thằng bé. Tôi nghĩ, không ít thì nhiều, chắc chắn thằng Phác sẽ bị ám ảnh và làm theo những gì đã bị ảnh hưởng sâu sắc từ người đàn ông cơ đấy.

Trong vô vàn dòng suy tư tuôn trào tuôn chảy trong từng mạch nghĩ, tôi vẫn mạnh dạn hỏi nó một câu hỏi có đôi chút vô duyên.

- Thế mày bây giờ có đánh vợ con mày không?

- Sao lại đánh được hả bác? Tôi thở phào nhẹ nhõm.

- Bác ạ, cháu sinh ra trong một gia đình từ nhỏ đã chứng kiến cảnh cha đánh mẹ. Hơn ai hết, cháu là người thấu rõ sự khổ đau mà những đứa con phải chịu, những đớn đau thể xác và tâm hồn mà người bị hứng chịu trực tiếp là người vợ đã hứng lấy. Những điều đó sẽ là vết thẹo tâm hồn hằn sâu trong trái tim không bao giờ quên được. Hối ấy, cháu có đánh trả, phải chăng đó là bồng bột. Với suy nghĩ non dại của một đứa trẻ mới lớn, cháu chỉ biết dung bạo lực để chống bạo lực, học theo hành động của cha để chống đối cha. Sau này lớn hơn, bác Đẩu có kể cháu nghe về những lời bộc bạch của mẹ ở tòa án, cháu ngộ ra nhiều điều, Bây giờ có gia

29

đình, cháu luôn mong vợ con được sống trong hạnh phúc, Dù có thiếu thốn vật chất, cháu cũng sẽ cố gắng vun vén để những đứa con không thiếu thốn tình cảm, sẽ không bao giờ để con phải chịu những gì cháu phải chịu thuở bé.

Tôi khoác lấy vai thằng Phác, vỗ vai cảm phục, nó thực sự là một người đàn ông trưởng thành rồi, quả nhiên, cố nhân không nói sai. Câu nói của người xưa hiện lên trong trí óc tôi “Không được nhìn mặt mà bắt hình dong”. Những đứa bé sinh ra trong nghịch cảnh lại quá hiểu chuyện…

Sau ba ngày vui chơi ở vùng biển làng chài, tôi phải chia tay mọi người để trở về. Nhưng không quên bắt lấy mấy “pô” ảnh làm giàu thêm mảnh trời ký ức”. Không biết bao giờ mới có dịp quay trở lại nơi đây, tôi hít một hơi sâu, hít lấy hít để sự mặn mòi của biển cả như hít lấy thức quà đem về thành phố … xe lăn bánh ra ga tàu…

Câu chuyện thứ hai

Hôm nay, tôi được mời đến ăn tiệc tân gia của trưởng phòng. Như một phép lịch sự tối thiểu, tôi đã đi tìm mua một cái bình gốm rất đẹp để làm quà, và hầu hết mọi người đến tham gia cũng đều đem theo quà đến. Một trong số họ đã mang theo một bức ảnh treo tường khá to, không phải là một bức ảnh sặc sỡ màu mè mà chỉ đơn giản 2 màu đen trắng. Khách khứa trong nhà nom có vẻ thích thú, nhưng tôi chỉ cần nhìn từ xa cũng đã có thể nhận ra bức ảnh quen thuộc ấy. Đó chính là bức ảnh tôi chụp 10 năm về trước, bức ảnh đã thay đổi cuộc đời tôi.

Chuyến xe đến vùng biển này vẫn vắng người như vậy. Tôi xuất phát từ tờ mờ sáng, một phần là vì muốn được chiêm ngưỡng cảnh bình minh trên dọc đường, và cũng mong sẽ đến nơi trước khi hoàng hôn xuống. Lần này, tôi đi đến vùng biển này không phải để làm nhiệm vụ, cũng không phải đi thăm Đẩu. Đẩu bây giờ đã thôi làm chánh án, cũng không còn sống ở nơi đây nữa. Từ khi gặp lại bức ảnh hôm ấy, có một nỗi mơ hồ cứ dấy lên trong tâm hồn tôi. Người đàn bà ấy, con thuyền ấy… không biết giờ này ra sao…Để thỏa nỗi lòng, tôi quyết định đi tìm gặp, và cũng mang theo chiếc Pra-ti-ca mà tôi yêu thích.

Sau một đêm nghỉ lại ở phòng trọ, tôi bắt đầu đi tìm gia đình hàng chài. Trời lúc bấy giờ đầy mù từ ngoài biển bay vào, lại lác đác mấy hạt mưa. Khung cảnh vẫn y hệt 10 năm về trước. Đứng trước cái gió mang mùi hương nồng mặn thổi vào từ biển cả, tôi phóng tầm mắt ra xa mong tìm được bóng dáng chiếc thuyền lưới vó. Và rồi sau một khoảng thời gian chờ đợi, chiếc thuyền ấy cũng đã xuất hiện, phóng về phía tôi đang đứng. Tôi chợt thấy nôn nao, lo sợ rằng sẽ một lần nữa phải chứng kiến cái cảnh bạo lực tàn nhẫn ấy… Nhưng rồi khi thuyền cập bờ, chỉ có bóng dáng một người đàn bà bước ra khỏi đó. Tôi nhận ra mụ, người đàn bà năm xưa, và dường như mụ cũng nhận ra tôi. Mụ hô to một tiếng dõng dạc: “Chú!”

Tôi mời mụ đi ăn một bữa cơm. Vì không thấy lão đàn ông và đàn con của mụ đâu nên tôi bèn hỏi mới biết được nay lão ấy đưa đàn con đi thăm nhà một người họ

30

hàng bên nội. Không hiểu sao tôi thấy nhẹ nhõm, chắc vì không cần phải đối mặt với lão ta. Người đàn bà lúc này đang cắm cúi ăn, chắc mụ đang rất đói. Tôi nhìn kĩ mụ, hình như đã gầy hơn rất nhiều, cũng đã già đi, gương mặt phờ phạc lại thêm phần tiều tụy. Tôi không nhịn được mà bật hỏi:

- Thế… giờ lão chồng chị có còn đánh đập chị nữa không?

- Vẫn thế chú ạ - Mụ ngừng ăn, trong ánh mắt chứa chút gì đó chua chát - Chỉ là ít đi, nhưng tôi cũng quen rồi.

Tôi rất ngạc nhiên trước người đàn bà này, 10 năm, mụ ấy vẫn chọn cách nhẫn nhịn. Nhưng tôi không hỏi, chỉ lắng nghe người đàn bà nói:

- Từ lúc chú đi, lão đã nhiều lần bị gọi lên răn đe, cảnh cáo, cũng có khi bị nhốt lại đến vài ngày. Nhưng vẫn thế, chú à. Lão đánh tôi ít hơn, tôi cũng thấy mừng. Chắc do lão đã yếu đi phần nào…

Rồi người đàn bà kể về cuộc sống của mình, về những trận đòn roi, về những đứa con, và cuối cùng cũng nhắc đến thằng Phác. Mụ kể:

- Thằng Phác con tôi, chú nhớ không, thằng con mà tôi thương nhất. Giờ nó đã lớn thành một chàng thanh niên to cao, khỏe mạnh. Nó đẹp trai lắm chú à – mụ trông có vẻ tự hào – nhiều người khen nó lắm đấy. Chỉ có điều…

- Điều gì vậy chị? – Tôi hỏi.

- Quả thực nó rất giống bố nó. Để tôi kể chú nghe. Có lần, cũng lâu lắm rồi, nó thấy lão đánh tôi, nó xông vào đánh lão một trận nhừ tử, đến tôi cũng không can được mà phải nhờ cán bộ đến can. Từ đó lão chồng tôi có vẻ dè chừng thằng Phác

Một phần của tài liệu SKKN vận dụng văn bản chiếc thuyền ngoài xa vào hoạt động hỗ trợ, tư vấn tâm lí học đường cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông (Trang 26 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)